3c marketing là gì mô hình 3c trong marketing quan trọng như thế nào
Nếu bạn đang nghiên cứu về vấn đề hoạch định chiến lược thì không thể bỏ qua mô hình 3C Marketing. Vậy 3C marketing là gì và nó có vai trò quan trọng ra sao mà được ưa chuộng tới vậy? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
3C marketing là gì?
Mô hình 3C được biết đến là một trong những chiến lược marketing phổ biến, giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững và tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy mô hình 3C marketing bao gồm những yếu tố gì?
3C marketing là gì?
3C marketing là gì?
3C là viết gọn của 3 chữ cái đầu trong các yếu tố tạo nên mô hình bền vững này bao gồm:
– Customer: Khách hàng.
– Company: Công ty.
– Competitor: Đối thủ.
Đây là các yếu tố có liên kết với nhau, thúc đẩy và phụ thuộc vào nhau. Tức là một trong những yếu tố này thay đổi đều sẽ gây ra ảnh hưởng đến với những yếu tố khác.
Phân tích mô hình 3C trong marketing
Ý nghĩa của mô hình 3C trong marketing chính doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh cần phải tập trung vào 3 yếu tố đã kể trên.
Customer (khách hàng)
Đây được coi là yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng. Khách hàng với quyết định mua hàng của họ sẽ ảnh hưởng đến các chiến dịch nói riêng và sự vận hành của nói chung của toàn bộ doanh nghiệp.
Hay nói cách khác mang đến trải nghiệm hài lòng cho khách hàng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể mãi chạy theo lưng khách hàng để làm thỏa mãn các nhu cầu. Thay vào đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để giải thích tại sao khách hàng lại có những nhu cầu này, hành vi kia. Từ đó, “đón đầu” được những tâm tư, tình cảm bên trong mà đôi khi người tiêu dùng còn chưa hiểu rõ. Cuối cùng doanh nghiệp có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm cuối cùng của khách hàng.
Để mang đến những trải nghiệm hài lòng cho khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi về 2 vấn đề:
– Những thông tin bên ngoài như: khách hàng mục tiêu là ai, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, mức thu nhập,…
– Những thông tin nội tại bên trong như: lối sống, nỗi đau, vấn đề gì cần được giải quyết, dùng sản phẩm hay dịch vụ nào của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của họ,…
Việc càng hiểu rõ cả 2 vấn đề trên càng giúp doanh nghiệp thành công. Bởi “Bán cái khách hàng cần” là yếu tố đảm bảo doanh số cho doanh nghiệp.
Company (Công ty)
Yếu tố thứ 2 trong mô hình 3C marketing chính là doanh nghiệp. Việc tìm hiểu nội tại của công ty để hiểu rõ ràng về doanh nghiệp của bạn cũng là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến các chiến lược từ kinh doanh cho đến marketing, truyền thông.
Việc tìm hiểu nội tại của doanh nghiệp giúp bạn tìm ra được các vấn đề như: điểm yếu và những thách thức, điểm mạnh và cơ hội của công ty. Từ đó, các chiến lược sẽ tập trung phát triển các ưu điểm và hạn chế, loại bỏ nhược điểm.
Đặc biệt, phải biết điểm khác biệt của mình ở đâu và làm nổi bật đặc điểm đó để khách hàng được biết. Hãy tìm hiểu để biết rõ vị thế của mình trên thị trường.
Phân tích mô hình 3C marketing
Phân tích mô hình 3C marketing
Competitors (Đối thủ cạnh tranh trên thị trường)
Muốn doanh nghiệp khác biệt và nổi bật trên thị trường thì cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh trên thị trường là ai. Bởi họ cũng có chung đối tượng khách hàng, cung cấp cùng dịch vụ, sản phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm của họ có khả năng sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nay mai.
Nói về yếu tố Competitor trong mô hình 3C marketing thì có 3 loại như sau:
– Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Họ có cùng khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường, loại sản phẩm cũng như các chiến lược phát triển giống với công ty của bạn. Họ là những đối thủ công ty bạn cần vượt qua. Ví dụ như sữa cho trẻ em Milo và Ovaltine.
– Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Họ là những doanh nghiệp có cùng lĩnh vực hoạt động với công ty của bạn nhưng không có loại sản phẩm và chiến lược kinh doanh.
– Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Họ là những doanh nghiệp có thể cạnh tranh với công ty của bạn trong tương lai gần.
Hãy tìm hiểu thật kỹ nhất là các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó có những giải pháp phù hợp để tạo ra những đột phá cho doanh nghiệp.
Để tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp cần tập trung vào những yếu tố như:
– Khác biệt, độc đáo về hình ảnh thương hiệu
Giữa muôn vàn thương hiệu cùng 1 chủng loại sản phẩm trên thị trường, thương hiệu nào nổi bật nhất thì thắng. Hãy tạo nên sự khác biệt đến từ hình ảnh thương hiệu cho đến mẫu mã sản phẩm, cách giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
– Tối ưu chi phí và nhân sự
Bài toán chi phí luôn là mối bận tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Tối ưu các chi phí cố định sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn về giá cả. Tinh giản và sử dụng hiệu quả nhân sự, cơ sở vật chất và tiền bạc không thiếu nhưng cũng không lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn.