4 bài học từ những chiến dịch marketing thất bại

Top 4 bài học từ những chiến dịch marketing thất bại của các thương hiệu lớn
Một chiến dịch marketing thành công có thể đưa một thương hiệu đến đỉnh vinh quang nhưng đôi khi nó lại vô tình trở thành một “dấu vết” mà doanh nghiệp đó không bao giờ muốn nhắc lại. “Thành công đi lên từ thất bại” không có gì tốt hơn để phát triển là bạn học hỏi từ những sai sót của người khác để bản thân tự rút ra bài học cho riêng mình. Dưới đây là những chiến lược marketing thất bại đến từ những thương hiệu lớn trên thế giới mà các bạn nên tham khảo.
Coca Cola thay đổi công thức

Năm 1975, Pepsi – đối thủ mạnh nhất của Coke đã triển khai chiến dịch quảng cáo “Pepsi Challenge”. Trong đó, khách hàng tham gia được yêu cầu bịt mắt để thực hiện bài kiểm tra vị giác, họ sẽ nếm thử một cốc chứa Coke và cốc kia là Pepsi. Kết quả tỷ lệ lớn những người thử nghiệm đều thích Pepsi ngay từ ngụm đầu tiên. Bắt chước thành công đó, Coca-Cola đã thực hiện kế hoạch tương tự, tuy nhiên họ đã thất bại thảm hại.

Do đó, Coke đã quyết định cho ra đời New Coke, một phiên bản mới ngọt ngào hơn, sau khi trải qua hơn 200.000 cuộc thử nghiệm mùi vị và nhận được những đánh giá tốt.

Tuy nhiên, sai lầm của hãng là thay vì bán song song New Coke và Classic Coke, họ lại quyết định ngừng bán Classic Coke.

Vấn đề gì đã xảy ra sau đó?

Khi khách hàng cũ mua lon hoặc chai New Coke, họ đã bị bất ngờ bởi vị ngọt của nó. Thời điểm đó, trong 1 ngày, Coca Cola đã nhận được hơn 8.000 cuộc gọi phàn nàn và thư bày tỏ sự giận dữ.

Sai lầm của Coca Cola ở chỗ đã quá mạo hiểm khi sản xuất 1 sản phẩm mới và xóa bỏ hương vị truyền thống vốn có trong khi công thức của họ đã thành công cách đây rất lâu.

Bài học rút ra:

Khi bạn có một sản phẩm thành công cần thận trọng với những thay đổi. Thử nghiệm sản phẩm mới là điều bình thường, nhưng không cần phải bỏ sản phẩm cốt lõi đã tạo nên thành công của doanh nghiệp.

Cogate – Bữa ăn đông lạnh

Để tận dụng thương hiệu Cogate, hãng đã quyết định dùng thương hiệu này cho dòng sản phẩm thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn với tên gọi là Colgate’s Kitchen Entrees.

Đây là một sai lầm vì trong tiềm thức của khách hàng, Colgate là một thương hiệu đánh răng. Colgate đã phải gánh chịu hậu tổn thất nặng nề khi sản phẩm mới không được người tiêu dùng đón nhận.

Bài học rút ra:

Bạn nên tập trung vào một sản phẩm chủ chốt và hoàn thiện nó. Nếu công ty của bạn phát triển sản phẩm theo một hướng hoàn toàn mới, hãy suy nghĩ đến việc tách biệt thương hiệu và thực hiện các chiến dịch marketing cho các sản phẩm khác nhau.

American Airlines – Vé máy bay hạng nhất trọn đời

Năm 1981, hãng hàng không American Airlines đã phát hành tấm vé AAirpass – vé bay trọn đời dành cho khoang hạng nhất chỉ tốn có 250.000 USD (tương đương 560.000 USD ~ 13.3 tỷ vnd với tỷ giá năm 2019). Đặc biệt hơn, chỉ với phụ phí 150.000 USD, hành khách sở hữu AAirpass sẽ có thể mời bất kỳ ai lên khoang hạng nhất với mình.

Vấn đề gì đã xảy ra sau đó?

Tính đến năm 2007, những người đã mua AAirpass sử dụng những tấm vé này nhiều hơn giá trị của đó. Có một số người sở hữu AAirpass đã thực hiện 1.000 chuyến bay mỗi năm, có người còn thực hiện 10.000 chuyến bay trong 25 năm, khiến AAirpass thất thu hàng triệu USD.

Tiếp đó, hãng đã mở một cuộc khảo sát và bắt đầu thu hồi lại các tấm vé này từ những hành khách sử dụng thường xuyên. Điều đó gây ra nhiều vụ kiện và khiến công chúng mất lòng tin vào thương hiệu.

Bài học rút ra:

Một chiến dịch marketing nếu không suy nghĩ theo tầm dài hạn sẽ thất bại.
Nếu bạn đang cần 1 chiến dịch khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của mình nhiều hơn, thì cần đặt ra những ranh giới hợp lý để cả hai bên đều cùng hưởng lợi.

Sony – Quảng cáo trắng đen

Trong một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng vào năm 2006, Sony đã kỷ niệm việc phát hành thiết bị PSP màu trắng mới của họ bằng những biển quảng cáo khổng lồ với chủ đề chính: một phụ nữ da trắng đánh bại một phụ nữ da đen, tượng trưng cho sự thống trị của mẫu PSP màu trắng mới so với bảng màu đen.

Mặc dù Sony không có ý định phân biệt chủng tộc, nhưng thực tế là rất nhiều người cảm thấy bị xúc phạm khi xem biển quảng cáo này. Chiến dịch quảng cáo này ngày càng tồi tệ hơn khi thay vì chỉ đơn giản là xin lỗi và thay bằng một chiến dịch khác, Sony đã trả lời công chúng và bảo vệ các quảng cáo của mình bằng lời giải thích “hình ảnh này được chụp thật đẹp”.

Vào năm 2017, sự xuất hiện của một tweet trên mạng xã hội 1 lần nữa lại làm dậy sóng truyền thông.

Bài học rút ra:

Hãy nhớ rằng khi bạn thể hiện cá tính và sự sáng tạo về mặt thẩm mỹ trong các chiến dịch marketing, công chúng có thể diễn giải thông điệp của bạn theo cách khác. Nếu gặp phải chỉ trích tiêu cực từ công chúng, hãy nhanh chóng đáp lại bằng sự khiêm tốn và thấu hiểu.

Trên đây là Top 4 bài học từ những chiến dịch marketing thất bại của các thương hiệu lớn. Nếu bạn muốn xem thêm các thông tin hot nhất trong ngành marketing, hãy nhớ theo dõi website Thai Thu Marketing thường xuyên nhé!

Đánh giá post