Hầu như doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu chiến lược Marketing sắc bén trong kinh doanh. Nếu có một sản phẩm, dịch vụ tốt vẫn chưa đủ bạn phải có một chiến lược Marketing hiệu quả. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng hơn.
chiến lược marketing
Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Nội Dung Chính [Ẩn]
Chiến lược Marketing là gì?
Vai trò của các chiến lược MKT
Các loại chiến lược Mar phổ biến
Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Làm sao để tạo chiến lược Mar đỉnh cao
Chiến lược Marketing hiệu quả 2021
Dịch vụ tham khảo:
1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
CHIẾN LƯỢC MARKETING LÀ GÌ?
Chiến lược Marketing là một hoạt động tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận người dùng một cách khéo léo, nhanh chóng và hiệu quả. Cùng với đó là chuyển đổi thành khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Chiến lược Marketing thu hút khách hàng quan tâm hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp với nhau.
Chiến lược doanh nghiệp cần có đầy đủ những yếu tố sau:
• Khẳng định giá trị doanh nghiệp mang lại
• Thông điệp muốn truyền tải
• Thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu, thị trường,..
• Các phương pháp sẽ được triển khai thực tế
Dù bạn là doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ thì cũng phải vạch ra chiến lược Marketing một cách khả thi, rõ ràng.
Có lẽ, đến đây, bạn đã hiểu rõ được khái niệm chiến lược MKT rồi phải không? Sẽ không quá khó để doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hiệu quả đúng không nào?
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất
2. Dịch vụ Business Coaching
3. Dịch vụ marketing tổng thể
4. Chiến lược marketing tổng thể
định nghĩa chiến lược marketing
Định nghĩa về chiến lược Marketing
VAI TRÒ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC MKT
Nhiều người đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một thương hiệu mới nhưng lại không có khách hàng. Cũng vì thế, chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của những chiến lược Marketing. Vì vậy, nó có những vai trò sau:
• Kim chỉ nam xác định đúng hướng đi cho doanh nghiệp
• Xác định ai là khách hàng trọng tâm cần hướng đến
• Tiếp cận được khách hàng một cách nhanh chóng
• Xây dựng hình ảnh thương hiệu thành công
• Tăng doanh thu, lợi luận cho doanh nghiệp, có vị thế cạnh tranh vững chắc.
chiến lược marketing giúp phát triển doanh nghiệp bền vững
Chiến lược Mar giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc
CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC MAR PHỔ BIẾN
Chiến lược Mar được chia làm hai loại chính là theo các yếu tố Marketing Mix và theo phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.
1. Chiến lược Marketing Mix
Chiến lược Marketing Mix có mô hình 4P đối với sản phẩm hàng hóa, bao gồm các chiến lược nhỏ trong mỗi P mà bạn có thể lựa chọn. Cụ thể như sau:
• Chiến lược sản phẩm (Product)
• Chiến lược giá (Price)
• Chiến lược phân phối (Place)
• Chiến lược chiêu thị (Promotion)
Nếu là dịch vụ chiến lược Mar Mix có mô hình 7P, thêm 3 P nữa như sau:
• Chiến lược con người (People)
• Chiến lược quy trình (Process)
• Chiến lược cơ sở vật chất ( Physical Evidence)
Nếu không nắm rõ các P trong chiến lược chiêu thị thì bạn đã bỏ qua các yếu tố đem đến thành công cho doanh nghiệp.
chiến lược marketing 7P
Chiến lược Marketing Mix 7P cho dịch vụ
2. Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu
Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu được chia ra các chiến lược nhỏ sau:
• Chiến lược Mar không phân biệt: Xem tất cả khách hàng đều là khách hàng doanh nghiệp.
• Chiến lược Mar phân biệt: Xác định phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu rõ ràng.
• Chiến lược Mar tập trung: Lựa chọn phân đoạn thị trường mục tiêu tốt nhất.
CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ
Để xây dựng các loại chiến lược Mar một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu và vẽ ra một bản kế hoạch chi tiết. Và sau đó xây dựng chi tiết qua từng bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu Marketing
Chiến lược Marketing bao gồm những mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đề ra như:
• Định vị thương hiệu ( độ nhận diện, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ khách hàng,..)
• Doanh số bán hàng doanh nghiệp
• Phát triển sản phẩm mới
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng mà doanh nghiệp đang nhắm đến, tạo thói quen cho người tiêu dùng. Cần vẽ ra chân dung khách hàng lý tưởng như:
• Vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân
• Trình độ học vấn, công việc, mức thu nhập
• Mối quan tâm khi mua hàng, động lực khi mua hàng,..
• Từ đó, tìm ra đúng insight khách hàng.
chiến lược marketing xác định khách hàng mục tiêu
Xây dựng chiến lược mục tiêu giúp xác định mục tiêu
Bước 3: Nghiên cứu, phân tích thị trường
Tiếp theo trong xây dựng chiến lược Marketing đó chính là nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã khoanh vùng trước đó.
Trong đó:
• Phân tích, nghiên cứu khách hàng doanh nghiệp hướng đến
• Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
• Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ cho phân tích như SWOT, Ansoff, Porter 5 Forces, Open Site Explorer,..
• Xác định phân khúc theo nhu cầu hoặc theo phân khúc hàng vi khách hàng.
chiến lược marketing phân tích thị trường
Nghiên cứu thị trường
Bước 4: Xây dựng chiến lược MKT tổng thể
Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm là hàng hóa thì vẽ ra chiến lược Marketing tổng thể 4P ( Product, price, place, promotion). Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ thì phác họa chiến lược theo mô hình 7P ( Product, price, place, promotion, people, process, physical evidence).
Bước 5: Thực hiện triển khai chiến lược
Sau khi lên bảng kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp thực hiện triển khai chiến lược Marketing. Cụ thể, thực hiện triển khai:
• Kế hoạch bán hàng
• Kế hoạch dự trù bán hàng
• Kế hoạch truyền thông
• Kế hoạch quản lý kênh phân phối
• Kế hoạch sản xuất và cung cấp
• Kế hoạch tiếp cận khách hàng, định vị thương hiệu
Bước 6: Đánh giá, theo dõi thực hiện
Không có bản kế hoạch nào triển khai mà không gặp trục trặc. Vì thế, doanh nghiệp cần giao nhiệm vụ giám sát chiến lược Mar thường xuyên cho các trưởng phòng nắm giữ. Mục đích đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và điều chỉnh những sai sót kịp thời. Người giám sát cần xem xét:
• Có đạt được mục tiêu chưa
• Đo lường mức độ hài lòng khách hàng
• Mức độ nhận diện thương hiệu ra sao
đánh giá đo lường chiến lược marketing
Đánh giá chiến lược
LÀM SAO ĐỂ TẠO CHIẾN LƯỢC MAR ĐỈNH CAO
Làm thế nào để tạo ra một chiến thuật Marketing đỉnh cao? Không quá khó để làm được điều đó vì đã có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công vượt ngoài mong đợi với từng chiến lược. Doanh nghiệp cần xác định giá trị và lợi ích cho người tiêu dùng cũng như tạo ra những độc đáo mới lạ khắc sau trong tâm trí khách hàng.
Doanh nghiệp cần nắm bắt được các yếu tố dễ tiếp cận và thu hút người khác đến với doanh nghiệp bạn. Bên cạnh đó, không ngừng tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để học hỏi những điểm mạnh của họ để phát triển chiến lược mình tốt hơn. Đồng thời, biến những khuyết điểm đối thủ thành điểm vượt trội của đơn vị lôi cuốn khách hàng về với mình.
Tiến hành nghiên cứu xong, doanh nghiệp cần hoạch định Marketing chiến lược với 5 yếu tố không thể thiếu
Sản phẩm (Product)
Phải hiểu được sản phẩm chính doanh nghiệp bạn. Bán gì? Sản phẩm mang lại lợi ích gì? Sản phẩm có vượt qua ngoài mong đợi của khách hàng không? Có điểm gì nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Giá ( Price)
Sản phẩm, dịch vụ của bạn có giá là bao nhiêu? So với đối thủ cạnh canh giá như vậy là hợp lý để thu hút khách hàng mua chưa?. Tuy nhiên trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp vẫn có thể xem xét điều chỉnh giá phù hợp.
Kênh phân phối ( Place)
Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm bạn ở đâu? Mua trực tiếp tại nơi sản xuất hay mua tại các cửa hàng? Hay mua qua các kênh trung gian phân phối như trung tâm thương mại hay các trang thương mại điện tử như lazada, tiki, shopee,…
Promotion ( Chiến lược chiêu thị)
Chiêu thị đúng đối tượng mục giúp cho việc xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần xác định kênh truyền thông nào có tác động mạnh đến nhận thức, hành vi mua khách hàng. Từ đó, tập trung chiến lược để phát triển mạnh hơn, đồng thời tìm cách khắc phục những kênh yếu kém.
Hiện nay một số kênh truyền thông được đánh giá là thu hút khách hàng đó là Social Media Marketing bao gồm facebook, zalo, instagram, youtube,…
Con người ( People)
Con người là một yếu tố chủ chốt đưa sản phẩm đến với khách hàng. Trong dịch vụ, yếu tố con người vô cùng quan trọng cung cấp cấp dịch vụ đến và làm cho khách hàng cảm nhận được những giá trị đó. Mỗi người mỗi bộ phận đều đóng một vai trò khác nhau trong các khâu cung cấp dịch vụ đến cho tất cả mọi người. Vì vậy, doanh nhiệp cần tập trung đào tạo nguồn lực nhân viên hùng mạnh, có kỹ năng, thái độ tốt đối với mọi khách hàng và trong mọi tình huống.
chiến lược marketing đỉnh cao cho sản phẩm
Tạo chiến thuật Marketing đỉnh cao đầu tư chiến lược 4P
CHIẾN LƯỢC MKT HIỆU QUẢ 2021
Hiện nay có các chiến lược Marketing hiệu quả nào được áp dụng phổ biến? Chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp top 4 chiến lược như sau
1. Chiến lược Marketing Social Media
Hiện nay, Việt Nam có hơn 75% người dùng facebook, 90 triệu tài khoản Zalo và những con số khủng lượt sử dụng Instagram và youtube hằng ngày. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để doanh nghiệp triển khai chiến lược Marketing Social Media.
Sự hiện diện Social Media giúp cho nhiều doanh nghiệp trở nên nổi bật một cách nhanh chóng hơn. Các nhà kinh doanh dễ dàng xây dựng bản sắc thương hiệu và sự tin tưởng đến với khách hàng. Social Media tăng khả năng tương tác, trao đổi trực tiếp và giải đáp thắc mắc cho mọi người. Nhờ có sự tương tác hai bên mà chiến lược này được hầu hết các doanh nghiệp ưu tiên phát triển hàng đầu. Nhờ có Social Media đã tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Ví dụ: Starbucks là minh chứng cho việc tận dụng tốt chiến thuật Marketing cho thương hiệu khi khai thác những gì mà khách hàng mong muốn thông qua Social Media như facebook, instagram vô cùng thành công.
Một trong những lý do tạo nên điều tuyệt vời đó cho Starbuck là:
• Kết nối được nhiều nền tảng Social Media
• Chia sẻ nhiều kiến thức hay và giá trị cuộc sống
• Tiếp xúc, tương tác với khách hàng
• Tổ chức sự kiện thu hút giới trẻ
• Sử dụng hình ảnh, âm thanh sống động
chiến lược marketing social media
Chiến lược Marketing Social Media Starbucks
2. Chiến lược nhất quán thương hiệu
Chiến lược nhất quán thương hiệu được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Thông điệp truyền tải doanh nghiệp xây dựng phải được thống nhất với các chiến lược truyền thông được đề ra. Nhất quán thương hiệu tạo ra điểm nhấn về logo hay màu sắc giữa các dòng sản phẩm, giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệ doanh nghiệp bạn.
Ưu điểm chiến lược này là:
• Thể hiện sự chuyên nghiệp, nhất quán
• Thông điệp rõ ràng, thông suốt
• Xây dựng lòng tin và sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng
• Có sự định hướng rõ ràng trong nội bộ
• Mang lại sự tiện lợi và đơn giản
Chiến lược nhất quán thương hiệu cực kỳ phù hợp cho các công ty định hướng và phát triển đường dài.
Ví dụ: Coca Cola đã áp dụng chiến lược Marketing nhất quán một cách dễ dàng. Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận khắp nơi tạo nên bản sắc thương hiệu đặc sắc.
chiến lược marketing nhất quán thương hiệu
Chiến lược Marketing nhất quán thương hiệu CocaCola
3. Chiến lược Mar tạo ra tin đồn
Tin đồn là một trong các chiến lược Marketing tạo ra được hiệu ứng tốt trong thời đại mạng xã hội phát triển như vũ bão hiện nay.
Chiến lược Mar tạo ra tin đồn không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí để quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Tin đồn tác động mạnh vào cảm xúc của khách hàng và đơn giản hóa những vấn đề phức tạp. Tin đồn được lan truyền từ miệng người này sang người khác và chia sẻ những thông tin lan rộng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chiến lược này như con dao hai lưỡi nên doanh nghiệp cần hết sức thận trọng khi triển khai nó.
Ví dụ: Công ty Apple sử dụng chiến lược Marketing tin đồn để quảng bá cho thương hiệu mình khiến nhiều sốt sắn và mong đợi sự xuất hiện của Apple.
4. Chiến lược Marketing tạo niềm tin
Các chiến lược Marketing hiệu quả tạo niềm tin cho khách hàng đang được các doanh nghiệp đầu tư thời gian, công sức và nguồn nhân lực để thực hiện nó. Đánh mất niềm tin thì dễ chứ để tạo dựng được niềm tin thì vô cùng khó khăn. Chỉ cần xây tạo dựng được lòng tin vững chắc cho khách hàng thì bạn đã thành công hơn 90% rồi đó. Vậy làm cách nào để tạo niềm tin một cách hiệu quả? Bạn thực hiện như sau:
• Xây dựng lòng tin lâu dài từ các chiến dịch quảng cáo
• Phải tạo ra một sản phẩm tuyệt vời phục vụ lợi ích thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
• Thông điệp rõ ràng và truyền cảm
• Nhất quán trong mọi vấn đề
• Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
• Xử lý tình huống một cách nhanh nhẹn
chiến lược marketing tạo niềm tin
Chiến lược Marketing tạo niềm tin của Colgate
Chiến lược này được thực hiện một cách hiệu quả thông qua giáo dục khách hàng bằng những kiến thức và minh chứng lợi ích cốt lõi mà sản phẩm mang lại.
Ví dụ: Colgate đã chọn cách tiếp cận khách hàng bằng cách giáo dục người tiêu dùng thay thế để những lợi ích vượt trội của nó. Chiến lược giúp thương hiệu không chỉ bán các loại kem đánh răng mà còn trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu và đáng tin cậy nhất thế giới.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Chiến dịch digital marketing hiệu quả
2. Tìm hiểu mô hình aida trong marketing
3. Giải pháp marketing online
4. Chiến lược b2b là gì?
5. Ma trận sbu là gì?
5. Chiến lược Marketing nổi tiếng 3 không
Xây dựng chiến lược Marketing 3 không, nghe tên chiến lược thôi mà đã thấy hơi lạ rồi. Chiến lược nổi tiếng 3 không là gì? Đó chính là “ Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh”.
Nếu sử dụng chiến lược này đảm bảo doanh nghiệp bạn phải có vị thế trên thị trường, độc đáo, tuyệt đối khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Channel kết hợp sử dụng chiến lược nổi tiếng 3 không đã đưa Channel trở thành thương hiệu thời trang nổi tiếng và xa xỉ uy tín đẳng cấp nhất thế giới.
6. Chiến lược Marketing AIDA
AIDA được xem là mô hình truyền thông Marketing vô cùng hiệu quả. Vì thế nó cũng được áp dụng rộng rãi cho các Marketing chiến lược AIDA cho các doanh nghiệp. AIDA là từ viết tắt viết tắt 4 giai đoạn Attention, Interest, Desire và Action.
• Attention: Gây sự chú ý đến với khách hàng thông qua các công cụ truyền thông trên mạng xã hội. Đồng thời có sự kết hợp KOL nhằm tăng sự thu hút của giới trẻ.
• Interest: Kích thích sự thích thú khách hàng thông qua cách mà doanh nghiệp tiếp cận với họ.
• Desert: Qua hai giai đoạn bên trên, giai đoạn tiếp theo là tạo ra mong muốn sở hữu một loại hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách tăng cường những trải nghiệm thực tế.
• Action: Mục đích cuối cùng là khiến khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp. Cần có sự hỗ trợ các câu khẩu hiệu như:
Kêu gọi khách hàng hàng động không cần nhiều nhưng đảm bảo rõ ràng, rành mạch
Có kèm từ ngữ kích thích hành động
Hình ảnh kêu gọi phải thiết kế đẹp mắt, cuốn hút
Ví dụ: Bitis Hunter đã áp dụng chiến lược Marketing AIDA và mang lại hiệu quả vô cùng thành công. Bitis Hunter đã mời KOL lan truyền thông điệp, thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng giới trẻ. Cùng các bài Pr trên các trang báo.
chiến lược marketing bitis hunter
Chiến lược AIDA của Bitis Hunter
KẾT LUẬN
Chiến lược Marketing được xem là một loại vũ khí vô cùng lợi hại để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và khẳng định vị thế mình so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hiệu quả. Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều giá trị bổ ích cho bạn.