Tháp nhu cầu maslow

Tháp nhu cầu maslow là gì – Ứng dụng trong marketing kinh doanh của doanh nghiệp
Mô hình tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống, nhất là marketing.Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về mô hình này, cũng như công dụng của nó mang lại. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp tường tận tháp nhu cầu Maslow là gì, ứng dụng của nó trong marketing hay kinh doanh. Hãy tham khảo ngay để biết thêm các thông tin hữu ích nhé.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow được biết đến là mô hình nghiên cứu về tâm lý và động cơ của con người khá phổ biến. Nó được đặt tên theo nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow. Ông cũng là người đặt nền móng và phát triển mô hình này.

Nội dung của tháp nhu cầu Maslow tập trung vào 5 tầng xây dựng nên mô hình kim tự tháp. 5 tầng này tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người. Mỗi tầng sẽ phản ứng mức độ phức tạp riêng. Càng lên cao mức độ nhu cầu càng cao, kích thước của tầng tháp cũng thu nhỏ hơn.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Nhờ việc nghiên cứu sâu và phản ánh những nhu cầu của con người, tháp Maslow được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: marketing, kinh doanh, quản trị nhân sự hay cả mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống.

Giải mã tháp nhu cầu Maslow
5 tầng của tháp nhu cầu Maslow tương ứng với 5 mức độ nhu cầu của con người, bao gồm:

Nhu cầu cơ bản (tầng 1)
Nhu cầu cơ bản hay còn được gọi là basic need. Đây là những nhu cầu mạnh mẽ nhất, thiết yếu trong cuộc sống của con người. Ai cũng có những nhu cầu này để có thể tồn tại. Nó được đặt ở tầng cuối cùng của tháp bởi một khi không có những nhu cầu cơ bản này thì cũng không thể có những tầng hay nhu cầu tiếp theo cao hơn.

Ví dụ cho bạn dễ dàng hiểu thêm về basic need đó chính là: ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ, tình dục,…

Nhu cầu an toàn (tầng 2)
Nó hay còn được biết tới là safety needs là nhu cầu an toàn/được bảo vệ. Ở mức độ thứ 2 này, con người không chỉ có những nhu cầu cơ bản là ăn mà mong được ăn sạch. Bên cạnh đó, người ta cũng mong muốn được sống khỏe, trong môi trường an toàn, được bảo vệ.

Nhu cầu xã hội (tầng 3)
Ở mức độ nhu cầu (social needs) này, con người không chỉ mong muốn được bảo vệ mà còn muốn kết nối với xã hội. Họ có mong muốn gắn bó với một cộng đồng, tổ chức và được yêu thương. Với nhu cầu này, con người xây dựng các mối quan hệ như: gia đình, bạn bè rộng hơn nữa là đồng nghiệp, các hội nhóm,…

Nhu cầu về được kính trọng (tầng 4)
Nó còn được gọi là esteem needs, tồn tại dưới 2 hình thái đó chính là:

– Nhu cầu được người khác quý trọng.

– Nhu cầu được chính bản thân công nhận.

Trong 1 cộng đồng, khi hình thành các mối liên kết xã hội, con người có nhu cầu được người khác tôn trọng và công nhận vị thế, năng lực. Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu công nhận năng lực của bản thân để tự tin hơn. Nhu cầu này chính là nguồn gốc sâu xa thúc đẩy con người cố gắng trong công việc, năng nổ trong các hoạt động hội nhóm.

Giải mã tháp nhu cầu Maslow

Giải mã tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu thể hiện mình (tầng 5)
Hay còn được biết đến là self-actualizing needs, nhu cầu này nằm ở tầng thứ 5, là tầng cao nhất và cũng khó đạt được nhất. Sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu của 4 tầng dưới, ở tầng 5 này, con người muốn được là chính mình, khát khao thể hiện thế mạnh, xuất phát từ mong muốn phát triển của mỗi người.

Những người có nhu cầu này muốn được xã hội ghi nhận bằng những nỗ lực của họ, cống hiến và đem đến giá trị to lớn cho cộng đồng.

Đó chính là lý do, tầng thứ 5 của tháp nhu cầu Maslow nằm ở vị trí cao nhất và khó đạt được. Nó thường xuất hiện ở những người thành công và có địa vị trong xã hội. Họ đủ khả năng, tiềm lực để làm công việc mình thích, thỏa mãn đam mê thuần túy chứ không phải để kiếm sống.

Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong Marketing
Rất nhiều công ty ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing, bởi nó là công cũ hỗ trợ đắc lực nếu doanh nghiệp muốn nghiên cứu hành vi, nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, marketing chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển những trải nghiệm của khách hàng. Do đó, trước khi xây dựng một chiến lược marketing, tối ưu hóa việc tiếp cận, tạo ấn tượng và thúc đẩy khách mua hàng, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng.

Hay nói cách khác, người làm marketing phải hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu là gì, họ có những đặc điểm, hành vi mua sắm ra sao. Từ đó, tìm được insight khách hàng là những tâm tư, tình cảm, nỗi đau,… bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Những nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng thích hoặc không thích điều gì và điều chỉnh chiến lược marketing sao cho phù hợp.

Những nội dung trong tháp nhu cầu Maslow giúp người làm marketing giải mã được những vấn đề sau đây:

– Định vị được khách hàng mục tiêu đang thuộc phân khúc nào

Thị trường lớn với nhiều nhóm khách hàng khác nhau sẽ khiến doanh nghiệp loay hoay không biết đối tượng khách hàng nào và dẫn tới việc đi chệch hướng trong khi chuyển tải các thông điệp truyền thông.

Tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp bạn biết được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới thuộc phân khúc nào. Từ đó, mới thực hiện được các bước tiếp theo trong chiến lược marketing.

– Giúp hỗ trợ chuyển tải thông điệp đúng đắn

Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow giúp người làm marketing nghiên cứu chuyên sâu về hành vi của khách hàng. Họ thuộc phân khúc khách hàng này sẽ có những yếu tố nào ảnh hưởng, tác động và thúc đẩy hành vi mua hàng như: giá, hiệu năng sản phẩm, sở thích cá nhân, nghề nghiệp, địa vị xã hội,…

Khi bạn đã xác định và phân tích rõ những yếu tố này thì sẽ dễ dàng trong việc mang đến một thông điệp truyền thông phù hợp và “chạm” đúng cảm xúc của khách hàng.

Ví dụ như bạn làm marketing cho nhãn hàng thời trang bình dân, hướng tới đối tượng là học sinh, sinh viên. Thì thay về lựa chọn yếu tố chất lượng vải, kỹ thuật may yêu cầu quá cao thì bạn nên chú trọng đến giá rẻ, mẫu mã đa dạng. Bởi nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn nằm ở tầng 1,2 là nhu cầu sinh lý, an toàn nên họ quan tâm khi mua quần áo ở vấn đề giá cả vừa phải, nhiều kiểu dáng và tạo sự thoải mái.

Trường hợp bạn kinh doanh mặt hàng thời trang bình dân hướng tới đối tượng là khách hàng có địa vị xã hội và có kinh tế. Thì đây là một lỗ hổng trong cả marketing và kinh doanh. Bởi khách hàng ở đối tượng này họ có nhu cầu ở tầng 4 thậm chí là 5. Họ cần được kính trọng và muốn thể hiện bản thân mình. Vì vậy, họ thường lựa chọn những mặt hàng thời trang có thương hiệu, thể hiện đẳng cấp và sự sang trọng.

Một ví dụ nữa về ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong marketing là hãng máy bay Vietjet lựa chọn khách hàng mục tiêu thuộc phân khúc bình dân nên họ sử dụng thông điệp truyền thông là: Ai cũng có thể bay và định vị là hãng máy bay giá rẻ.

Bên cạnh đó, hãng máy bay Vietnam Airlines hướng vào phân khúc khách hàng cấp cao nên tập trung vào việc xây dựng chất lượng dịch vụ, an toàn cho hành khách với thông điệp: Bay an toàn cùng Vietnam Airlines.

Ngoài ra, tháp nhu cầu Maslow còn được ứng dụng trong quản trị nhân sự, giáo dục, trong dịch vụ du lịch hay cả trong tình yêu.

Đánh giá post