Business intelligence analyst

Business intelligence analyst là gì: Mô hình – ví dụ – vai trò trong marketing
Business Intelligence là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định hiệu quả trong đường hướng phát triển kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết Business Intelligence là gì và những thông tin liên quan đến khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.

Business Intelligence là gì?
Business Intelligence (BI) được biết tới là tập hợp bao gồm các yếu tố để kiểm soát toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp, có thể kể đến như: quy trình, thiết bị, phần mềm công nghệ,…

Nhờ việc kiểm soát data này, doanh nghiệp có thể nghiên cứu để đưa ra những ý tưởng, đề xuất những giải pháp hiệu quả, cải thiện và tăng trưởng doanh số.

Với hệ thống Business Intelligence, người làm chiến lược có thể bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty ở quá khứ và hiện tại. Đồng thời với những cơ sở sẵn có, họ có thể đưa ra định hướng cho tương lai.

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence là gì?

Mô hình Business Intelligence bao gồm rất nhiều thành phần. Bởi kho dữ liệu Business Intelligence là rất lớn và được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là kho dữ liệu thô. Vì vậy nếu muốn vận dụng cần khai hoang, phân dòng, cụm, phân tích và dự báo. Về cơ bản thì Business Intelligence được chia thành Data Warehouse và Data Mining.

– Data Warehouse hay còn gọi là kho dữ liệu, lưu giữ và cất trữ toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp.

– Data Mining hay còn gọi là khai phá dữ liệu là các kỹ thuật thực hiện quá trình khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức.

Cả 2 thành phần này trong mô hình Business Intelligence đều có mối quan hệ mật thích, hỗ trợ cho nhau.

Có thể nói, ngành nghề nào cũng cần đến Business Intelligence. Tuy nhiên, ví dụ riêng các doanh nghiệp hàng hóa tiêu dùng hoặc F&B thì hệ thống BI là cần thiết hơn cả. Bởi các ngành này đều có đặc điểm là chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Nó rất cần các dữ liệu về phản ứng khách hàng để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Vai trò của Business Intelligence
Vai trò của Business Intelligence mang lại cho doanh nghiệp trong việc định hướng hay có những chuyển đổi, sửa chữa trong kinh doanh rất quan trọng.

Business Intelligence giúp sàng lọc dữ liệu thô
Việc sở hữu khối lượng dữ liệu khổng lồ vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại là thách thức cho bất cứ công ty nào, nhất là trong thời đại khi công nghiệp 4.0 đang bùng nổ.

Nguồn dữ liệu quý giá như đánh giá của khách hàng, phản ứng, thói quen,… sẽ giúp doanh nghiệp “đón đầu” được nhu cầu và áp dụng trong chiến lược marketing và kinh doanh. Kết quả là sản phẩm sẽ thu hút hơn trong tương lai, góp phần thúc đẩy doanh thu.

Tuy nhiên, để chắt lọc được những dữ liệu quý giá thì phải biết sàng lọc dữ liệu. Kho dữ liệu lớn và ở dạng thô sẽ là một khó khăn cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, Business Intelligence chính là giải pháp.

Nó sở hữu những kỹ thuật tiên tiến, phần mềm chuyên dụng dùng để xử lý kho dữ liệu thô như: phân loại, lọc dữ liệu theo nhu cầu của người sử dụng.

Hỗ trợ tạo các báo cáo trực quan từ số liệu có sẵn
Từ những dữ liệu mà Business Intelligence sàng lọc, hệ thống còn cho phép tạo báo cáo trực quan. Các công cụ như: bảng biểu, các dạng dashboards, visual media,… của Business Intelligence sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quan sát và phân tích những con số. Trong các cuộc họp, đây là vai trò vô cùng hữu ích của Business Intelligence.

Vai trò của Business Intelligence

Vai trò của Business Intelligence

Giúp đưa ra các quyết định một cách khoa học
Thay vì đưa ra các quyết định mang tính chiến lược một cách cảm tính thì những phân tích, đánh giá từ Business Intelligence sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thể dựa vào cơ sở khoa học để đánh giá. Từ đó, tăng tỷ lệ thành công cao hơn.

Business Intelligence có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như sau:

– Xác định được cách thức để thúc đẩy doanh thu.

– Theo dõi hiệu suất kinh doanh của công ty.

– Phân tích, đánh giá các thông tin về khách hàng nhất là hành vi mua sắm.

– So sánh với các đối thủ trên thị trường để tìm ra được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Tối ưu hóa quy trình vận hành hoạt động.

– Dự đoán xu hướng thị trường, dự đoán thành công của chiến lược.

– Tìm ra được những lỗ hỏng, vấn đề, sự cố mà công ty đang gặp phải.

Tuy nhiên, Business Intelligence cũng có những nhược điểm mà trước khi sử dụng hệ thống này bạn cũng cần tìm hiểu qua như sau:

– Chi phí vận hành khá cao

Business Intelligence giúp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, chi phí vận hành hệ thống này cho công ty là khá cao. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc tầm trung, thì sẽ có gánh nặng lớn về chi phí.

– Hệ thống khá phức tạp

Kho dữ liệu càng lớn thì việc thực hiện các hoạt động phân tích, đánh giá càng phức tạp. Nếu không được đào tạo bài bản thì sẽ gây cứng nhắc trong quy trình vận hành.

– Mất thời gian lâu để triển khai

Để đánh giá, phân tích dữ liệu thì doanh nghiệp phải thu thập data trong vòng một năm rưỡi. Sau khi kho dữ liệu hoàn thiện, quá trình vận hành mới trơn tru.

Ví dụ về Business Intelligence
Thực tế, Business Intelligence được ứng dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một vài ví dụ về Business Intelligence để hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Một doanh nghiệp kinh doanh mảng thời trang cần đến hệ thống Business Intelligence để quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc xác định địa điểm nào, đơn vị vận chuyển nào và hàng hóa nào thường gây ra sự chậm trễ. Từ đó họ có hướng giải quyết phù hợp.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như nhà hàng khách sạn có thể ứng dụng Business Intelligence để tổng hợp các thông tin về số lượt đặt phòng cùng giá phòng. Với những số liệu này, công ty có thể thống kê được doanh thu mà từng loại phòng mang lại. Từ đó, khách sạn có thể biết được thế mạnh của mình là ở loại phòng nào, có giá phòng ra sao.

Với các nhà hàng, Business Intelligence có thể giúp tổng hợp các thông tin liên quan đến đánh giá của khách hàng trên các món ăn, phong cách phục vụ,… để có những điều chỉnh phù hợp.

Ngoài ra, những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu dùng, Business Intelligence giúp thu thập thông tin về hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó, hệ thống phân tích xu hướng tiêu dùng qua từng ngày, tháng, năm. Và doanh nghiệp có thể dựa trên những kết quả này để đưa ra các chương trình marketing phù hợp, thúc đẩy, kích cầu mua sắm.

Business intelligence analyst là gì?
Business intelligence analyst là gì?

Business intelligence analyst là gì?

Business Intelligence Analyst hay còn được gọi là phân tích tình báo kinh doanh. Đây là những người sử dụng trực tiếp hệ thống Business Intelligence một cách thành thạo nhằm phân tích, đánh giá những dữ liệu của doanh nghiệp, giúp các nhà lãnh đạo đưa ra được quyết định quan trọng trong kinh doanh.

Cụ thể công việc của một nhà Business Intelligence Analyst là sẽ sử dụng các công cụ của hệ thống để xác định đâu là điều quan trọng nhất là doanh nghiệp đang cần đến, cũng như KPI, chiến lược trong kinh doanh, marketing có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến dữ liệu.

Công việc chính của những người làm Business Intelligence Analyst liên quan mật thiết đến những bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Họ hỗ trợ các bộ phận đưa ra quyết định nhờ những đánh giá, định hướng chính xác, có cơ sở khoa học và, đúng thời điểm. Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động một cách hiệu quả, nâng cao năng suất làm việc của cả công ty. Đồng thời mang đến những trải nghiệm khách hàng tốt hơn, để có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Đánh giá post