Công cụ SEO là gì và gồm những loại nào? Chắc hẳn những ai làm tối ưu hóa website đều quan tâm. Hiểu đúng vai trò và sử dụng thành thạo đúng vũ khí một cách hiệu quả giúp ích cho SEOers trong công việc hàng ngày.
Những phần mềm hỗ trợ hiện nay có nhiều. Tạm xếp thành 6 nhóm chính, bạn có nhấp vào tên để xem chi tiết từng nhóm, hoặc đọc lần lượt đến phần dưới sẽ thấy.
1. Tối ưu hóa về kỹ thuật (Technical SEO)
2. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
3. Theo dõi thứ hạng (Rank Tracking)
4. Tối ưu hóa nội dung (Content Optimization)
5. Phân tích backlink (Backlink Analysis)
6. Xây dựng link (Link Building)
Có người không biết hoặc dùng không đúng những công cụ có sẵn để hỗ trợ cho công việc của mình, thì rõ ràng đã không phát huy được ưu thế công nghệ.
Nhưng ngược lại, nếu làm dụng những công cụ phức tạp, tốn kém thì lại chưa chắc đã hiệu quả. Điều này rất đúng nếu bạn phải cân đối thu chi, giữa thu vào từ khách hàng và chi phí bỏ ra cho các yếu tố, trong đó có phần mềm và công cụ SEO.
Sử dụng hiệu quả và kết hợp hài hòa các kỹ thuật và dụng cụ hỗ trợ là điều tôi đang muốn nói tới.
Nhưng trước hết chúng ta cần lượt qua một chút về khái niệm…
Công cụ SEO là gì? Có mất phí không?
Công cụ SEO là những công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho người làm SEO kiểm tra, đo lường, và cải thiện kết quả của việc tối ưu hóa website. Cụm từ này tiếng Anh gọi là SEO Tool, thường là các phần mềm, chạy độc lập hoặc tích hợp trên các website của nhà cung cấp.
Việc sử dụng cũng khá đơn giản. Cách thường thấy là chỉ cần tải xuống và cài đặt trên trình duyệt là có thể sử dụng luôn, chẳng hạn: SeoQuake, Mozbar, Alexa. Với một số khác như Google Analytics, Yandex Metrica thì bạn cần đăng ký tài khoản, sau đó tạo và gắn một số đoạn mã (code) vào trang web là xong.
Câu hỏi mà nhiều người quan tâm: sử dụng những thứ đó có phải trả tiền không?
Nhiều trong số công cụ SEO hiện tại đang miễn phí. Bạn có thể sử dụng chúng mà không phải trả tiền. Mặc dù miễn phí, chúng vẫn cực kỳ hữu ích, tiêu biểu nhất là Google Analytics, Mozbar…
Bên cạnh đó, sẽ có những công cụ chỉ miễn phí cho gói cơ bản, và tính tiền cho gói dịch vụ cao cấp hơn. Ngoài ra, bạn sẽ thấy có những công cụ phải trả phí, thường đi kèm với 1 khoảng thời gian sử dụng thử.
Tựu chung lại, căn cứ vào chi phí, các công cụ này có thể xếp vào 3 nhóm:
Miễn phí (Free): hoàn toàn miễn phí
Miễn phí + trả phí (Freemium): miễn phí gói cơ bản, tính phí với gói cao cấp
Mất phí (Premium): tính phí
Trong phần chi tiết dưới đây cho từng công cụ, tôi sẽ liệt kê cả thông tin có mất phí hay không để bạn tiện tham khảo và xem xét đầu tư (nếu thấy hợp lý).
Lợi ích thực sự của công cụ SEO là gì?
Việc sử dụng công cụ phù hợp trong SEO sẽ mang lại những lợi ích về một số mặt: tính khả thi, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và hiệu quả.
Phần mềm SEO giúp cho công việc làm SEO khả thi
Nếu không sử dụng phần mềm, thì rất khó bạn có thể biết được những thông tin quan trọng về website của mình. Chẳng hạn:
Trang web của bạn đang được xếp hạng (tương đối) bao nhiêu trong toàn bộ website trên thế giới, hoặc ở Việt Nam => Dùng công cụ xếp hạng website như Alexa Ranking Tool sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này.
Làm thế nào biết có bao nhiêu người (user) truy cập trong ngày của toàn website hay của từng trang con cụ thể. => Dùng Google Analytics để kiểm tra những thông số đó, và nhiều thông tin hữu dụng khác nữa.
Trong 1 trang con bất kỳ, làm sao để biết người dùng quan tâm những thông tin nào (hotspot), nhấp chuột nhiều vào khu vực nào nhất (heatmap) => Các công cụ như Yandex Metrica, Crazyegg giải quyết rất tốt nhu cầu này
Và còn nhiều nhu cầu khác nữa của người làm SEO mà gần như chỉ có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật mới có thể đáp ứng được. Bạn sẽ thấy trong phần danh sách phía cuối bài công dụng của từng công cụ, để so sánh với yêu cầu của mình, từ đó có quyết định áp dụng hay không.
Bản thân Công ty Carly chúng tôi cũng tìm hiểu và xây dựng một số Công cụ SEO cần thiết cho công việc hàng ngày của đội ngũ. Bạn tham khảo thêm nhé.
Dùng công cụ SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian
Việc áp dụng phần mềm SEO sẽ giúp bạn mất ít thời gian hơn để thực hiện 1 hạng mục công việc. Điều này rất đúng trong khi làm SEO OnPage cũng như SEO OffPage: nếu phải làm thủ công thì cực kỳ mất thời gian và công sức, trong khi dùng Tool thì chỉ trong vài giây là xong.
Lấy ví dụ:
Kiểm tra xem việc sử dụng các thẻ tiêu đề từ
đến đã đủ và tối ưu hay chưa. Bạn có thể xem code và check từng thẻ, nhanh thì cũng mất 5-10 phút, mà vẫn có thể bị sót việc. Trong khi đó, nếu dùng SeoQuake Diagnosis, thì bum… chỉ vài giây là đã có kết quả.
Để tìm lỗi coding trong 1 trang, cách thông thường là làm thủ công, rà soát từ trên xuống dưới. Nhưng bạn có thể dùng công cụ validator.w3.org thì cũng chỉ mất vài giây, có thể tìm ra những lỗi cơ bản mà rất hay bị bỏ qua bằng mắt thường, chẳng hạn như thiếu thẻ đóng
hay
.
Xây dựng file sơ đồ trang sitemap.xml: tự viết thì phải hiểu ngôn ngữ lập trình và làm cũng khá lâu, nhưng sẽ rất nhanh nếu bạn dùng những công cụ online và miễn phí, chẳng hạn như: xml-sitemaps.com
Trên đây chỉ là 3 ví dụ cơ bản. Còn nhiều những công việc phức tạp khác nữa, mà nếu phải làm thủ công, thì dù có khả thi, bạn cũng sẽ không đủ thời gian để thực hiện một cách hiệu quả. Và dùng công cụ SEO sẽ cho giải pháp hữu hiệu hơn cả.
Tăng năng suất và hiệu quả SEO
Rõ ràng khi tiết kiệm được thời gian thao tác, thì kết quả dễ thấy là tăng năng suất làm việc lên rất nhiều. Có như vậy thì một người mới có thể thực hiện cùng lúc nhiều dự án SEO mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Nâng cao tinh thần cho người làm SEO và người thuê dịch vụ
Đây chỉ là lợi ích kéo theo mà tôi cho rằng thành quả mà cả người cung cấp và sử dụng dịch vụ SEO đều được hưởng, nhờ áp dụng công nghệ trong việc tối ưu hóa.
Khi hiệu quả công việc nâng cao, chất lượng tốt, thì người thuê dịch vụ SEO sẽ thấy chi phí mình bỏ ra là đáng giá. Họ sẵn sàng trả tiền, và có thể trả nhiều hơn cho những dịch vụ (hay cho đội ngũ thực hiện) đòi hỏi tính phức tạp mà chỉ có thể thực hiện được nhờ ứng dụng các công cụ SEO cao cấp.
Khi đó, những người làm trong công ty dịch vụ SEO hay trong biên chế của những công ty có bộ máy SEO, thì nhờ được đánh giá cao và có thù lao xứng đáng, cũng có thêm cơ hội hết mình với công việc. Sự sáng tạo, đam mê, và cống hiến cũng nhờ đó mà có chỗ để phát huy.
Vậy chẳng phải công cụ SEO giúp đem lại tinh thần cho cả 2 bên là gì :).
Lợi ích là như vậy. Giờ là lúc xem có những công cụ nào phổ biến và hữu ích, để xem chúng phục vụ cho nhu cầu của bạn như thế nào.
Những công cụ SEO phổ biến hiện nay
Danh sách này là những cái tên thông dụng, chứ chưa phải là danh sách đầy đủ tất cả. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm.
Do nhiều công cụ có chức năng ít nhiều tương tự nhau, nên tôi xếp thành một số hạng mục theo công dụng để dễ tìm hiểu và lựa chọn áp dụng. Việc phân loại mang tính tương đối, bởi một số công cụ có nhiều tính năng, có thể xếp vào nhiều nhóm khác nhau, khi đó tôi xếp vào nhóm có tính năng chính phù hợp nhất.
Dưới đây là chi tiết các công cụ theo từng nhóm.
1. Tối ưu hóa về kỹ thuật (Technical SEO)
Google Analytics: đây là công cụ miễn phí nhưng có rất nhiều tính năng hữu ích cho việc theo dõi các chỉ số SEO Index của website. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản Google, cài đặt công cụ Analytics là có thể sử dụng.
Google Mobile-Friendly Test: Hiện Google đánh tụt hạng những trang web không thân thiện với thiết bị di động. Nhưng làm thế nào để bạn biết website của mình có cập nhật theo đó hay không. Đơn giản, chỉ cần nhập URL vào công cụ này rồi Enter, và bạn sẽ nhận được câu trả lời Có/Không ngay lập tức.
Google PageSpeed Insights: tốc độ tải trang rất quan trọng với người dùng, và đương nhiên với cả Google. Website sẽ bị trừ điểm nếu chậm như rùa bò, và người dùng cũng sớm bỏ đi vì không muốn đợi lâu. Để kiểm tra tốc độ, bạn truy cập vào công cụ, nhập tên miền rồi enter, bạn sẽ biết Google đánh giá thế nào. Bạn cũng thấy được 1 số đề xuất tối ưu hóa tăng tốc độ tải trang của bạn.
Google Search Console (trước đây là Google Webmaster): đây là một bộ công cụ cực kỳ hữu ích, miễn phí, cho bạn biết liệu có thông tin thẻ meta trùng lặp hay không, số lượng trang được lập chỉ mục (index), những vấn đề an ninh, v.v… Một tính năng rất hay là công cụ này cho biết website của bạn (hoặc bạn có quyền quản lý) hiện có những từ khóa nào đang được Google xếp hạng. Cách làm như sau: trong mục Tổng quan (Overview) => Hiệu suất (Performance), bạn có thể thấy những từ khóa mà web của mình đang có thứ hạng. Tiếp theo, sắp xếp danh sách theo vị trí (Position), thì từ khóa #1 sẽ nằm trên cùng, tiếp xuống dưới là những từ khóa mà bạn đang đã lên Top Google.
Bing Webmaster Tools: Công cụ này của Bing cũng tương tự nhưng không phổ biến như Google Search Console. Điều thú vị là Bing cũng tích hợp vào đây công cụ nghiên cứu từ khóa cũng rất hữu hiệu, cho phép bạn tìm ra một số từ khóa giá trị mà có thể Google Keyword Tool bỏ qua.
W3C validator: Công cụ kiểm tra mã code html và css trong trang web của bạn, và đưa ra hướng dẫn sửa lỗi.
Screaming Frog (miễn phí): ứng dụng đánh giá website và phát hiện các chi tiết hoặc lỗi gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý website trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể cài đặt phiên bản miễn phí, hoặc bản trả phí với nhiều tính năng cao cấp hơn.
Seositecheckup.com: một lựa chọn online tương tự như Scream Frog phía trên, miễn phí. Check ngay được 1 website mỗi ngày mà không cần đăng nhập. Nếu muốn thêm, bạn cần đăng ký và đăng nhập tài khoản.
WooRank: là một Addon tích hợp để làm SEO và phân tích Website (WooRank).
Browseo (miễn phí): Giúp xem trang web của bạn theo cách mà công cụ tìm kiếm thấy nó, và sẽ rất có thể không giống như hình ảnh mà con người nhìn thấy.
SeoQuaKe: Addon cho bạn biết các thông số trên website của bạn và các website khác để bạn có thể dễ dàng đánh giá các website có chất lượng giúp cho việc tạo backlink hiệu quả.
XML Sitemaps: ứng dụng xây dựng sơ đồ trang web trực tuyến. Chỉ cần nhập URL của trang web và một số thông số tùy chọn, XML Sitemaps sẽ tạo ra một sơ đồ trang web mà bạn có thể tải lên website.
Searchmetrics: rất hữu ích trong việc phân tích đánh giá hiệu quả và thứ hạng của website so với đối thủ.
Seomator: công cụ miễn phí giúp audit toàn bộ website của bạn với nhiều thông số hữu ích cho biết sức khỏe của trang web.
Sitechecker.pro: ứng dụng miễn phí khá hay giúp kiểm tra các tiêu chí theo chuẩn SEO của từng trang webpage.
Neilpatel.com: một ứng dụng trực tuyến khác trên trang blog của Neipatel, giúp phân tích và đánh giá website của bạn theo các tiêu chí SEO phổ biến.
2. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
Google Keyword Planner: công cụ này giúp ích cực nhiều cho bạn khi muốn nghiên cứu bộ từ khóa liên quan cho website. Một tính năng rất hay mà GKP cung cấp cho phép bạn xem độ “hot” của 1 từ khóa: độ cạnh tranh cao, mức đấu giá cao là những từ khóa có giá trị (và khó SEO hơn).
Google Correlate: là một công cụ nghiên cứu từ khóa khác của Google nhưng ít được sử dụng. Nó cho bạn thấy những cụm từ khóa thường được search cùng nhau. Tuy nhiên, khi dùng với tiếng Việt thì kết quả cung cấp không liên quan do đó chưa hữu ích lắm cho việc làm SEO.
Google Location Changer (SERPs): công cụ SEO này rất hữu ích khi bạn muốn biết danh sách kết quả tìm kiếm SERP ở 1 khu vực cụ thể nào đó, chẳng hạn như Đồng Nai, ngay cả khi bạn đang không ở khu vực đó. Rất thiết thực khi bạn cung cấp dịch vụ SEO cho khách hàng ở các địa phương (local SEO).
Keywordtool.io: Nhập một từ khóa, và Keywords Tool sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều từ khóa dài liên quan, được sắp xếp theo bảng chữ cái.
SEMrush (Freemium): bạn có thể dùng công cụ SEO này để nghiên cứu từ khóa mà website đối thủ đang nằm ở vị trí Top Google. Chỉ cần nhập URL của đối thủ vào và bạn sẽ thấy từng từ khóa mà web đó đang được xếp hạng. Quá hay phải không?!
SimilarWeb: Xem số liệu thống kê của trang web đối với tên miền bất kỳ. Sử dụng công cụ này để xem và so sánh traffic giữa hai trang web – một công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.
3. Theo dõi thứ hạng (Website Rank Tracking)
Khi làm SEO, một trong những công việc phải thực hiện thường xuyên là theo dõi thứ hạng của các website, cũng như thứ hạng các từ khóa. Có nhiều công cụ giúp bạn thực hiện việc này. Có loại miễn phí (free), có loại tính phí (premium), có loại kết hợp cả 2 (freemium).
Tôi liệt kê dưới đây một số loại phổ biến:
SERPs.com: Check thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (SE).
Serprobot: cho phép check miễn phí thứ hạng của 5 từ khóa xem website của bạn có nằm trong Top 100 Google hay không và vị trí (nếu nằm trong Top), đồng thời liệt kê 10 trang web đang đứng top với mỗi từ khóa đó.
Alexa: Cho biết thứ hạng website của bạn so với tổng lượng website trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
SemRush: cho dùng thử 10 truy vấn đầu tiên, sau đó bạn phải trả phí để dùng tiếp. Ví dụ trong hình dưới là thứ hạng của website này.
Thứ hạng website Carly.com.vn trên SEMRush
4. Tối ưu hóa nội dung (Content Optimization)
Google SERP Preview Tool: cung cấp hình ảnh xem trước (Preview) mà trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), có rút ngắn tiêu đề (title) và mô tả (description) nếu thấy dài quá so với quy định của Google. Nếu bạn muốn check cho 1 URL nào đó, mà không cần copy/paste thủ công, thì bạn có thể dùng Serpsim.com – công cụ này sẽ tự lấy dữ liệu (fetch) của trang web về để kiểm tra.
Structured Data Markup Helper: Giúp người làm SEO tạo các đoạn văn bản schema markup một cách nhanh chóng, chuẩn chỉnh, và dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần nhập, hoặc lựa chọn nội dung cho các tiêu chí, rồi nhấn “Create html” là sẽ có đoạn code cần thiết để đưa vào website.
Siteliner: xác định nội dung bị trùng lặp giữa các trang trong nội bộ website của bạn.
Smallseotools: kiểm tra lỗi đạo văn của website, xem có trùng lặp hay “mượn” của web khác hay không
SEO Site Checkup: Kiểm tra và chấm điểm trang web của bạn. Kiểm tra trang web chạy qua kiểm tra nhanh trang web của bạn, kiểm tra các thẻ thích hợp và đưa ra bất kỳ lỗi nào có thể xảy ra.
Ryte.com (mất phí): Giúp xác định những từ khóa mà những trang web khác trong cùng lĩnh vực đang có xu hướng nhắm tới. Đây là những cụm từ khóa liên quan (LSI) mà bạn có thể bổ sung thêm vào nội dung để tăng cường hiệu quả của việc làm SEO On-Page.
Wordcounter.net: giúp đếm số từ của bài viết trong 1 trang bất kỳ, chỉ cần nhập URL và enter. Đỡ mất thời gian khi phải copy và paste vào MS. Word để kiểm tra độ dài bài viết nào đó.
Copyscape: kiểm tra nội dung 1 trang nào đó xem có bị “đạo văn” hay không.
5. Phân tích backlink (Backlink Analysis)
Ahrefs.com (mất phí): có lẽ đây là công cụ nghiên cứu link tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nó lưu trữ kho liên kết khổng lồ và được cập nhật gần như hàng ngày, do đó rất hữu ích cho việc phân tích backlick. Công cụ này cũng khá dễ sử dụng nhờ giao diện người dùng rất thân thiện.
MozBar: là một công cụ gọn gàng trên thanh toolbar của trình duyệt Chrome và Firefox, cho bạn biết chỉ số Page Authority (PA) và Domain Authority (DA) của trang webpage mà bạn đang xem. Với người dùng trả tiền cho dịch vụ Moz Pro, công cụ này còn thể hiện các chỉ số PA/DA cho từng website trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Đây cũng là một cách giúp bạn có thể nghiên cứu sâu hơn về mức độ cạnh tranh của từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm.
SEO PowerSuite: bộ công cụ SEO bao gồm cả tính năng kiểm tra thứ hạng, phân tích backlink, kiểm tra sức khỏe website (site auditor), nghiên cứu từ khóa.
Google Search Operators: các cú pháp tìm kiếm mà Google hỗ trợ giúp bạn có thể biết những thông tin hữu ích khi làm Technical SEO. Dưới đây là những cú pháp phổ biến, tôi tham khảo từ bài viết này.
site:carly.com.vn
cache:carly.com.vn
allintext:bài viết chuẩn SEO
inposttitle:website là gì
allintitle:cách viết bài chuẩn SEO
intitle:marketing bất động sản
allinurl:thiet ke website
inurl:dich vu seo
allinanchor:”cách viết tiêu đề”
inanchor:”thẻ title là gì”
info:carly.com.vn
related:carly.com.vn
6. Xây dựng link (Link Building)
Disavow.it: cho phép bạn lập danh sách những link xấu theo định dạng phù hợp để có thể submit cho Google.
CognitiveSEO: là một công cụ hay để phát hiện ra những liên kết bất bình thường, từ đó bạn có thể xác định được những “backlink bẩn” có hại cho website.
Có thể nói danh sách này còn dài, bởi nó liên tục được cập nhật bởi các nhà phát triển. Tôi chỉ dừng lại ở những Công cụ SEO phổ biến và hữu ích nhất. Chọn vũ khí nào để “chiến” thì tùy thuộc vào thực lực, và quy mô của “trận chiến”. Dù thế nào người tham gia cũng cần lựa chọn và tìm hiểu cách sử dụng sao cho thuần thục. Có như vậy thì mới có khả năng giành được phần thắng.
Đến đây tôi xin kết thúc bài viết về các công cụ SEO.
Trường hợp bạn thấy cần bổ sung thêm công cụ nào, vui lòng cho tôi biết nhé. Nếu thấy thông tin trong bài này hữu ích, bạn vui lòng Like & Share cho người khác cùng đọc. Cám ơn bạn!