Bạn đã từng rơi vào trường hợp chạy quảng cáo Facebook bị spam, bài viết không được phê duyệt do liên quan đến những từ ngữ bị cấm trong quảng cáo Facebook, hoặc tài khoản bị bay màu… hay chưa? Nếu bạn đã hoặc đang rơi vào một trong những trường hợp kể trên, thì có thể là do nội dung quảng cáo của bạn đang vi phạm về nội dung hoặc hình ảnh theo chính sách quảng cáo Facebook.
Vậy theo đó những lĩnh vực nào đang bị Facebook “dòm ngó”? Những từ ngữ hay hình ảnh nào vi phạm quảng cáo? Việc giải quyết các vấn đề này ra sao? Và để hiểu rõ thêm thì mời các bạn theo dõi trong bài viết này của tôi.
Trước hết là sơ lược về khái niệm
I. Facebook Ads là gì? Chạy Ads là gì?
Facebook Ads là cụm từ viết tắt của Facebook Advertising, đây là nền tảng quảng cáo của gã khổng lồ công nghệ Facebook.
Còn chạy Ads có thể hiểu nôm na là hình thức quảng cáo được hiển thị phân phối tự động nhắm vào mục tiêu khách hàng đã được phân tích dựa trên các tiêu chí hay thuật toán của Facebook. Thông qua đó, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình đến những khách hàng tiềm năng và nhắm tới mục tiêu cuối cùng là khách hàng tìm hiểu, cũng như đặt mua sản phẩm và dịch vụ của mình.
Quảng cáo Facebook Ads là dành cho tất cả các đối tượng không vi phạm chính sách quảng cáo và nội dung không bao gồm những từ ngữ bị cấm quảng cáo Facebook.
Hiện nay, do việc chạy Ads đã trở lên quá phổ biến và bị lạm dụng ở một vài lĩnh vực nên Facebook đang càng ngày càng siết chặt thuật toán và tiến hành xử lý mạnh tay hơn nữa với các trường hợp vi phạm.
Vây…
II. Lĩnh vực/chủ đề nào hay được Facebook chú ý?
Nhìn chung thì hầu các lĩnh vực quảng cáo hiện nay đều đang trong sự theo dõi của Facebook, nhưng ta có thể đề cập đến những lĩnh vực/chủ đề phổ biến sau:
Tài chính, tiền tệ
Lĩnh vực y tế, spa, làm đẹp
Các loại thực phẩm chức năng
Các chủ đề về quốc gia, chủng tộc, giới tính hoặc các đại từ chỉ đích danh ai đó
Chủ đề liên quan đến hóa chất, hóa học
Chủ đề về giấy tờ, bằng cấp hoặc các chứng chỉ
Chủ đề về các sản phẩm bị cấm và đồ uống có cồn
Những từ ngữ mang tính cam kết hoặc từ khóa thương hiệu
Đặc biệt là việc nhắc đến Facebook không hợp lệ.
Ngoài ra, cả việc vi phạm về:
Hình ảnh mang tính nhạy cảm
Hình ảnh quảng cáo bị nghi vấn
Hoặc lịch sử của tài khoản cáo đã từ bị báo cáo vi phạm
Do lỗi Facebook.
III. Từ ngữ bị cấm trong quảng cáo Facebook
Dưới đây, tôi sẽ liệt kê một vài từ ngữ bị cấm trong quảng cáo Facebook ở một số lĩnh vực mà có thể các bạn đang quan tâm khi tiến hành viết bài quảng cáo:
1. Lĩnh vực tài chính- tiền tệ
Là một trong những lĩnh vực chạy quảng cáo khá phổ biến hiện nay, do đó một số từ nên hạn chế với tần suất xuất nhiều như: Thế chấp, tín dụng, vay (vay vốn, vay tín chấp, vay thế chấp), lãi suất, thuế, giải ngân…
2. Lĩnh vực y tế, spa, làm đẹp
Đây là một trong những lĩnh vực khá nhạy cảm và có rất nhiều từ rơi vào danh sách càn quét của Facebook.
Về tên bệnh bao gồm: Viêm khớp, thấp khớp, viêm xoang, tiểu đường, huyết áp, béo phì, bệnh trĩ, ho lao…
Các bộ phận cơ thể: Tim, gan, phổi, dạ dày…
Danh từ chỉ bệnh nhân và bác sĩ: Bác sĩ điều trị, bệnh nhân, bệnh nhi…
Các phòng khám hoặc khoa bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú…
Từ ngữ mang tính nhạy cảm như chết chóc, tử vong, triệu chứng, đau đớn hay các từ ngữ chuyên ngành khác như điều trị,chữa trị, yếu sinh lý, sẹo, mụn, làm đẹp…
3. Thực phẩm chức năng, thuốc đông y
Lĩnh vực được đăng bán rầm rộ, do đó Facebook cũng không thể đảm bảo được các thành phần cũng như công dung nên các bài viết chứa các từ như: Thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc đông y, gia truyền…đều rơi vào từ ngữ bị cấm, không cho phép quảng cáo.
4. Về Quốc gia, chủng tộc, giới tính và chỉ đại từ đích danh
Tên quốc gia thường được nêu trong các bài quảng cáo của y dược về nguồn gốc xuất xứ như Anh, Mỹ, Úc, Hàn, Nhật…
Danh từ chỉ giới tính: Nữ giới, nam giới, ông ấy, cô ấy, ông này, bà kia…
Từ ngữ gây phân biệt chủng tộc: Người da vàng, người da đỏ, người da đen, dân tộc…
5. Chủ đề về chất hóa học
Các sản phẩm về thuốc và làm đẹp thường chứa các thành phần hóa học như vitamin A,B,C, axit amin, omega, dược liệu, chất xơ… nên khi chạy quảng cáo sản phẩm các bạn thường cố gắng phô bày ra để tạo niềm tin cho khách hàng. Nhưng điều này lại không được lòng ông lớn Facebook đâu, việc đưa các thành phần hóa học này vào nội dung quảng cáo của bạn sẽ gây cản trở đến việc chạy ads này.
6. Giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp hoặc chương trình đào tạo
Hẳn các bạn còn không quá xa lạ khi nghe các dịch vụ về làm bằng giả như bằng đại học, cao đẳng, lái xe… đây là hành vi vi phạm pháp luật nên Facebook cũng sẽ không khuyến khích việc chạy quảng cáo này.
Còn trong lĩnh vực đào tạo thì do sự lạm dụng và sự nổi nên hàng loạt các trung tâm thật có mà giả cũng có như hiện nay đã khiến cho ông lớn Facebook cũng phải lưu tâm và xét nét trong từng câu chữ như: Đào tạo, tuyển sinh, dạy học, việc làm…
7. Những từ khóa mang tính cam kết và từ khóa bản quyền thương hiệu
Ví dụ như: Cam kết hiệu quả 100%, tuyệt đối, chính xác, dứt điểm 100%…
Đối với các thương hiệu lớn nước ngoài thì bản quyền thương hiệu là vấn đề rất được chú trọng, nên tỷ lệ phần trăm quảng cáo không được phê duyệt là khá cao (trừ trường hợp bạn chứng minh có đầy đủ giấy tờ xác nhận bạn là nhà phân phối sản phẩm của thương hiệu này). Do đó khi nhắc đến các thương hiệu lớn bạn nên có một vài thủ thuật trong cách viết để tránh lỗi này.
Ví dụ: Nike, Gucci, Zara, Sneaker, Adidas…
8. Lỗi nhắc Facebook không hợp lệ
Đặc biệt đây là lỗi sai mà rất nhiều bạn mắc trong nội dung bài chạy quảng cáo, những phần mà chính bạn cũng không để ý nên nhiều lúc soát đi soát lại vẫn không biết mình sai ở đâu. Đó chính là việc nhắc đến Facebook không đúng quy định, theo như quy định thì việc nhắn đến Facebook phải viết đầy đủ, không được viết tắt như FB, fb, FBook và chữ “F” phải viết hoa.
Ngoài ra, Facebook cũng sẽ không tiến hành phê duyệt quảng cáo vào mục đích sử dụng logo, hình ảnh của Facebook hoặc Instagram khi điều đó không đúng với những chuẩn mực cho phép của nền tảng này.
Bên cạnh phần nội dung bao gồm những từ ngữ bị cấm trong Facebook thì phần hình ảnh chèn trong quảng cáo cũng là vấn đề mà bạn cần xem xét.
IV. Hình ảnh vi phạm quảng cáo và một số lỗi khác
1. Lỗi hình ảnh cận cảnh cơ thể, da hoặc bộ phận nhạy cảm
Những lỗi này thường gặp nhất đối với quảng cáo thời trang (đồ lót, bikini), các quảng về spa làm đẹp, thẩm mỹ viện, thậm chí cả chuyên khoa răng hàm mặt. Ông lớn Facebook cũng rất khắt khe trong những quảng cáo này với lý do là quảng cáo chứa nội dung người lớn, sexy không phù hợp, hiệu ứng gây khó chịu…
2. Lỗi so sánh trong hình ảnh trước sau
Những hình ảnh mang tính chất so sánh trước – sau, before – after về các bộ phận cơ thể, hình thể hay địa vị, nhân quyền đều bị cấm.
3. Lịch sử của tài khoản quảng cáo đã từng bị báo cáo vi phạm
Nếu tài khoản quảng cáo của bạn đã có lịch sử đã nhiều lần bị báo cáo vi phạm, lịch sử tiêu dùng, thì có thể tài khoản đó cũng sẽ không được duyệt quảng cáo.
Từ vi phạm chính sách quảng cáo nhiều lần
Việc tạo nhiều quảng cáo liên tục ở nhiều nơi khác nhau hoặc nhiều địa IP wifi và thiết bị đăng nhập Facebook không đồng nhất sẽ đẩy quảng cáo vào vùng nghi vấn.
Chạy bùng quảng cáo Facebook
Tài khoản không hoạt động thường xuyên.
Hành vi của các quản trị viên trong cùng 1 tài khoản quảng cáo có dấu hiệu đáng ngờ hoặc vi phạm chính sách của Facebook.
Hoặc lỗi Target không đúng độ tuổi của khách hàng về mặt hình ảnh.
4. Lỗi do Facebook
Đây là trường hợp hi hữu xảy ra khi các bạn hoàn toàn trong sạch, không vi phạm bất cứ chính sách nào hoặc nhận bất cứ cảnh báo của Facebook mà bài viết vẫn không được phê duyệt hay bị xóa quảng cáo. Trường hợp này là do nhầm lẫn từ phía Facebook, tuy nhiên chỉ cần một vài thao tác đơn giản là kiến nghị trực tiếp bài quảng cáo đó, hoặc bạn có thể viết Mail cho Facebook để kiểm duyệt lại cho bạn.
V. Hướng giải quyết chung
Nếu xem hết những từ ngữ bị cấm trong Facebook mà tôi đã nêu trên thì chắc hẳn các bạn sẽ thấy hoang mang và đều đặt ra câu hỏi: “Vậy thì chạy quảng cáo kiểu gì? Chạy quảng cáo ra sao?”. Từ những câu hỏi và khúc mắc tương tự mà Carly đã nhận được như trên, thì dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số mẹo nhỏ để bạn có thể tiếp tục tiến hành chạy Ads trước những thay đổi thuật toán của Facebook hiện nay :
Đối với các sản phẩm về thuốc: Các bạn nên hướng đến địa chỉ nhà thuốc, đơn vị phân phối, chứ không nên quá quảng cáo lộ liễu sản phẩm.
Trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe thì:Cần chỉnh sửa nội dung quảng cáo cho phù hợp, sử dụng các từ nói giảm nói tránh trong việc mô tả hoặc sử dụng các từ đồng nghĩa khác đối với đặc tính người dùng. Hướng người dùng đến bài viết khác, hoặc trang website để tìm hiểu thêm chi tiết.
Hoặc bạn có thể dùng video thay thế các hình ảnh trước đây. Việc sử dụng video có thể mô tả chi tiết các sản phẩm và nội dung mà bạn hướng đến, từ những hiệu ứng âm thanh, góc cảnh sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.
Đối với những trường hợp cần sử dụng những từ liên quan đến những từ ngữ bị cấm trên Facebook thì bạn chỉ nên viết 1 đến 2 lần, để tỷ lệ lặp từ khóa ít nhất có thể trong bài quảng cáo đó.
Hoặc bạn có thể dùng hashtag, teencode hoặc dùng các cách lách chữ đơn giản bằng việc chèn ký hiệu. Ví dụ: áo Adidas -> áo Das hoặc FILA -> Fi.La.
Đó là một vài phương pháp để các bạn có thể hạn chế tránh việc động vào những từ ngữ bị cấm trong Facebook.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong quá trình setup quảng cáo, hoặc muốn thuê dịch vụ quảng cáo Facebook thì liên hệ với Carly để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Chúc các bạn thành công!