Campaign marketing

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng hàng ngày càng có nhu cầu cao hơn, để có thể tồn tại và phát triển thương hiệu vững mạnh các doanh nghiệp cần xây dựng chiến dịch marketing, bằng cách sử dụng những kênh tiếp thị, phương tiện truyền thông xã hội, digital marketing,… Để hiểu thị trường mục tiêu, tiếp cận đối tượng mục tiêu, để có thêm khách hàng mới và tăng doanh thu doanh nghiệp. Hãy cùng Chuyên gia marketing tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ về Campaign marketing là gì và cách ứng dụng.

campaign marketing hiệu quả

Nội Dung Chính [Ẩn]

CAMPAIGN MARKETING LÀ GÌ?

VAI TRÒ CAMPAIGN LÀ GÌ?

CÁC LOẠI CAMPAIGN MARKETING PHỔ BIẾN LÀ GÌ?

7 BƯỚC THỰC HIỆN MỘT CHIẾN DỊCH MARKETING THÀNH CÔNG

1. Nghiên cứu thị trường

2. Targeting

3. Đặt ngân sách

4. Chọn kênh marketing

5. Xây dựng timeline

6. Tiến hành chiến dịch

7. Đo lường hiệu quả

MARKETING CAMPAIGN CASE STUDY

KẾT LUẬN

CAMPAIGN MARKETING LÀ GÌ?
Campaign marketing dịch sang Tiếng Việt là chiến dịch tiếp thị. Nghĩa là những hành động tiếp thị, quảng cáo, thông qua các phương tiện khác nhau, bao gồm các kênh truyền thống và digital marketing.

Các chiến dịch marketing sẽ được thiết kế tùy theo mục tiêu khác nhau: Xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tăng doanh thu, giảm tác động tiêu cực,… Mục tiêu chiến dịch tiếp thị sẽ giúp xác định cụ thể phương tiện, khách hàng mục tiêu và ước lượng ngân sách.

campaign marketing là gì

VAI TRÒ CAMPAIGN LÀ GÌ?
Campaign có những vai trò cụ thể như sau:

• Khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu, tạo nên sự khác biệt mà chỉ bạn có.

• Tiếp cận khách hàng tiềm năng.

• Gia tăng doanh số bán hàng, từ đó tối ưu lợi nhuận, đem lại sự duy trì và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

• Đơn giản việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch.

CÁC LOẠI CAMPAIGN MARKETING PHỔ BIẾN LÀ GÌ?
Dưới đây là các loại chiến dịch marketing phổ biến, đem lại kết quả tốt ở thời điểm hiện tại:

1. Marketing campaign
Là chiến dịch tiếp thị tổng thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Social media, truyền thông nhằm thúc đẩy sản phẩm đến với khách hàng.

Quy tắc thường được áp dụng cho chiến dịch tiếp thị tổng thể đó là 4P: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), kênh phân phối (Places), xúc tiến bán hàng (Promotion).

2. Creative campaign
Là chiến dịch nội dung, hình ảnh, bài viết của chiến dịch truyền thông. Content truyền thông cần lưu ý rõ ràng, dễ hiểu, dễ định hướng dư luận, tránh trường hợp đi sai với những gì doanh nghiệp đề ra, mang về những điều không đáng có.

3. IMC campaign
Là thuật ngữ chỉ sự tích hợp các hoạt động truyền thông, social với mục đích quảng cáo, truyền tải nội dung đến khách hàng. Chiến dịch này thường được ứng dụng với mô hình marketing mix 4P.

các loại campaign marketing

4. Viral Campaign
Là chiến dịch lan truyền hình ảnh thương hiệu, sản phẩm rộng rãi, bằng cách sử dụng những phương tiện truyền thông, với những nội dung có tính cộng đồng cao và sức lan tỏa lớn.

5. Advertising Campaign
Là hình thức chạy quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau nhằm mục đích tiếp cận khách hàng tiềm năng, mỗi kênh sẽ có cách làm khác nhau, ngân sách khác nhau,…

6. SEM Campaign
Là hình thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đẩy website doanh nghiệp lên top đầu các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là Google.

Có 2 hình thức trong SEM là SEO (Không mất phí) và PSA (Phải trả phí dựa trên lượt click).

7. TVC Campaign
Là dạng quảng cáo bằng hình ảnh, video, thường có sự góp mặt của nhiều Celebrity và KOL với vai trò diễn viên. Thường được chiếu trên tivi, xen kẽ với các chương trình truyền hình. Nhưng hiện này dần chuyển sang Youtube, vì lượng người sử dụng đông hơn.

campaign tvc marketing

7 BƯỚC THỰC HIỆN MỘT CHIẾN DỊCH MARKETING THÀNH CÔNG
Để có được một chiến dịch chất lượng, hiệu quả cần có quy trình cụ thể, cùng tham khảo dưới đây:

1. Nghiên cứu thị trường
Bạn cần biết thị trường cần gì, đối thủ cạnh tranh như thế nào, nhu cầu mong muốn người tiêu dùng ra sao để biết được mình cần làm gì trong chiến dịch.

Cần trả lời được các câu hỏi dưới đây sau khi nghiên cứu:

• Khách hàng đang mong muốn một sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

• Thị trường tiêu thụ ở mức nào?

• Đối thủ cạnh tranh là ai? Điểm mạnh điểm yếu đối thủ là gì?

• Khách hàng mục tiêu là ai? Bạn có tiếp cận, đáp ứng được nhu cầu khách hàng không?

2. Targeting
Đặt mục tiêu để xác định những việc cần phải làm, ví dụ như đẩy mạnh bán hàng hay quảng bá thương hiệu. Cần ngân sách bao nhiêu, thời gian bao lâu, kết quả đạt được là gì là những thông số nên đặt ra trong mục tiêu.

3. Đặt ngân sách
Hãy cố gắng liệt kê tất cả các chi phí bao gồm cả chi phí cố định và chi phí phát sinh. Số tiền dự trù sự cố cũng là điều quan trọng cần lưu ý.

Ngân sách phải hợp lý là đủ để chiến dịch diễn ra hiệu quả, tránh trường hợp chưa đạt đến hiệu quả mong muốn đã hết tiền.

4. Chọn kênh marketing
Bạn sẽ chọn kênh tiếp thị nào? Hãy lưu ý thị trường mục tiêu bạn muốn dễ tiếp cận bằng những kênh nào? Họ thường làm gì, ở đâu, dùng mạng xã hội gì, mua sắm ở đâu?

Ví dụ: Sản phẩm là đai chống mỏi lưng, đối tượng nhắm đến là tài xế lái xe. Vậy kênh thích hợp nhất chính là radio, vì khi lái xe họ rất hay nghe.

Vậy là không cần tốn quá nhiều chi phí cho các kênh khác mà vẫn tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

campaign chọn kênh marketing

5. Xây dựng timeline
Viết ra cách chính xác những gì bạn sẽ làm và làm nó khi nào. Không cần quá phức tạp nhưng khi xây dựng timeline bạn sẽ có những định hướng cụ thể và rõ ràng hơn, chiến dịch sẽ diễn ra cách thuận lợi và tăng cơ hội thành công.

6. Tiến hành chiến dịch
Bắt đầu đưa những kế hoạch đã đặt ra trước đó thực hiện.

Khi tiến hành bạn cần tập trung, ứng biến nhanh nhạy để có thể xử lý, khắc phục những trường hợp xấu, cần lưu ý theo dõi, cập nhật thường xuyên.

7. Đo lường hiệu quả
Để biết được mình đã làm được gì, đạt được mục tiêu bao nhiêu phần trăm. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu cho những lần sau với kết quả cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Insight trong Marketing là gì?

MARKETING CAMPAIGN CASE STUDY
1. Starbucks: Campaign Social Media
Starbucks khai thác tốt các nền tảng trong social media, họ có cho mình tài khoản Facebook, Instagram, Twitter cực kì thành công. Để tạo nên sự thành công đó họ đã làm:

• Kết nối cùng chủ đề trên nhiều kênh.

• Chia sẻ về những chiến dịch của mình trên social.

• Tiếp xúc khách hàng.

• Quảng cáo sản phẩm sale.

• Tổ chức sự kiện với những người có sức ảnh hưởng.

• Sử dụng hình ảnh video, nội dung rất khéo léo và tinh tế.

Starbucks campaign Social Media

2. Chanel: Campaign “3 KHÔNG”
Ngược với Starbucks, Chanel đi theo một hướng khác nhưng vẫn rất thành công đó là: 3 KHÔNG:

Không giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội và không quan tâm đối thủ.

Là một chiến dịch có một không hai, không giống ai. Nhưng đây lại làm cho thương hiệu này trở thành thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín nhất thế giới với những thiết kế tinh tế, sang trọng, vừa cổ điển, vừa hiện đại, nhã nhặn, nhưng không chạy theo bất kì xu hướng nào.

3. Apple: Campaign Shot On iPhone
Là chiến dịch mà người dùng Iphone sẽ gửi về những tấm ảnh mà họ chụp trên chiếc Iphone, sau đó Apple sẽ đăng nó lên bảng quảng cáo.

Việc này giúp lan tỏa thương hiệu và chứng minh chất lượng Iphone.

Campaign Shot On iPhone

KẾT LUẬN

Bài viết trên Chuyên gia marketing đã giải thích giúp bạn Campaign marketing là gì? Đưa ra những kiến thức và ví dụ về chiến lược marketing để bạn có thể xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp mình cách tối ưu. Chúc bạn thành công!

Đánh giá post