11 bước Lập kế hoạch SEO hiệu quả cho SEOer mới

SEO lên top Google thành công hay thất phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn lập kế hoạch SEO. Việc xác định hướng đi giúp bạn có một cái đích để hướng đến dễ dàng hơn. Không chỉ đối với người mới tham gia mà nhiều người làm lâu trong ngành cũng chưa chắc có một lộ trình đi phù hợp. Vì thế, LP Tech sẽ hướng dẫn cho mọi người cách lập kế hoạch SEO, giúp tối ưu công cụ tìm kiếm hiệu quả. 

Kế hoạch SEO là gì?

Kế hoạch SEO là lên hoạt động xây dựng và thực hiện các bước đề ra để phát triển website nhằm mục đích cuối cùng hướng tới là xuất hiện trên bảng xếp hạng tìm kiếm của công cụ tìm kiếm.

Có một kế hoạch SEO cụ thể như “kiêm chỉ nang” giúp bạn đi đúng hướng và đạt được nhưng mục tiêu đã đề ra ban đầu. Thay vì bạn phải loay hoay không biết nên làm gì tiếp theo, làm những gì bạn nghĩ theo cảm tính. 

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch SEO

Lập kế hoạch SEO là công việc cần bắt tay vào làm đầu tiên khi có một dự án mới. Giai đoạn này sẽ quyết định phần lớn đến việc kết quả SEO thành công hay thất bại.

Một khi bạn đã đã xây dựng được cho mình kế hoạch SEO chi tiết, những lợi ích mà bạn sẽ nhận được là:

Biết được mục tiêu của công việc bạn đang thực hiện, tránh bị mất phương hướng hoặc dựa vào đó để cân nhắc đưa ra lựa chọn phương án nào gần đúng với kế hoạch nhất.
Chủ động trong việc thực hiện công việc, đồng thời về thời gian hay ngân sách đều có sự chuẩn bị tốt nhất để làm tốt được việc đó.
Phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tránh lãng phí, dư thừa quá nhiều người trong cùng một kế hoạch SEO.
Nhận biết được những khó khăn mà website mình làm đang và sẽ gặp phải, kiểm soát được tiến độ của kế hoạch, dễ dàng đo lường kết quả dự án SEO hoàn thành, …

Quy trình lập kế hoạch SEO chi tiết 

Một quy trình có trình tự rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn triển khai đúng hướng. Dưới đây là các bước thực hiện kế hoạch SEO bạn có thể áp dụng cho dự án tối ưu website của mình.

Bước 1: Phân tích website

Phân tích website là công việc cơ bản bắt buộc làm trong quy trình lập kế hoạch SEO. Bước này sẽ giúp bạn đánh giá lại tình trạng trang web hiện tại, từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về những vấn đề website gặp phải không thể lên Top được.

Các hạng mục quan trọng cần đánh giá website như:

Cấu trúc Website đã hợp lý hay chưa
Thiết lập robots.txt, tạo sitemap cho website chưa
Tốc độ tải trang đạt yêu cầu hay không, bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights để kiểm tra
Tiêu đề, thẻ heading, mô tả, hình ảnh,… đã chuẩn SEO 
Nội dung trên web đã đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng và ở lại trang không. Số lượng bài viết là bao nhiêu, mức độ tối ưu bài viết đã đạt chưa
Hệ thống site vệ tinh
Lượng backlink hiện tại, số domain trỏ về website. Công cụ được dùng để check backlink có thể kể đến như Ahref, Google Search Console
Thống kê thứ hạng website hiện tại, đánh giá mặt lợi thế và hạn chế của website đang tốt và còn thiếu sót những gì.

Việc kiểm tra và phân tích trang web sẽ giúp webmaster xác định được lỗi cũng như các yếu tố kỹ thuật seo còn thiếu, để bỏ vào checkist tối ưu. Chỉ khi website được tối ưu tốt sẽ là nền móng vững chắc giúp các công việc seo được tiến hành thuận lợi và hiệu quả.

Bước 2: Tìm từ khóa, tìm hiểu chủ đề

Sau bước phân tích website, tiếp theo tới bước chủ đề mà thị trường mà sản phẩm, dịch vụ bạn chuẩn bị triển khai. Đây là cách thức giúp bạn nắm bắt được lĩnh vực cũng như sự thay đổi trong thị trường sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch phù hợp để phát triển thương hiệu, tránh được những rủi ro không đáng có.

Bạn cần xác định là:

Người dùng có thực sự quan tâm đến từ khóa đó hay không?
Khách hàng mà tiềm năng hay nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn nhắm đến
Sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ở khía cạnh nào?
Những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó là gì?
Người dùng có xu hướng tìm kiếm những từ khóa gì?
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa, phân nhóm từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là việc hướng đến tâm lý, nhu cầu khách hàng và cũng là nền tảng để bạn chọn những từ chất lượng cung cấp nội dung có giá trị nhất đến đúng đối tượng. 

Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm mà phải chắt lọc bộ từ khoá có tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng là quan trọng nhất của việc SEO vì nó không những giúp bạn biết được hiệu quả và mức độ của website để so sánh mục tiêu đề ra trước đó mà còn khuyến khích khách hàng ở lại lâu hơn trên website. Điều này đóng góp rất nhiều trong việc Google đánh giá xếp hạng của một trang web.

Một số bước bạn có thể áp dụng để tìm từ khóa như sau:

Chọn một nhánh dịch vụ, sản phẩm để nghiên cứu sâu và khai thác
Xác định đối tượng khách hàng mà website muốn nhắm tới
Tìm từ khóa mà khách hàng quan tâm, có khả năng tìm kiếm 
Dựa vào lưu lượng tìm kiếm, độ khó từ khóa 
Tự đưa ra nhóm từ khóa dựa vào kinh nghiệm bản thân 
Nghiên cứu từ khóa của đối thủ bằng công cụ Ahref, Alexa.com,…

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Keyword Planner, Keyword Tool,…để lấy các từ khóa liên quan nhất, có nhiều lượt tìm kiếm.

Phân loại nhóm từ khóa như sau:

Nhóm từ khóa chính: thường là những từ khóa ngắn, có nhiều lưu lượng tìm kiếm, cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Nhóm từ khóa phụ:là những từ khóa ngắn hoặc dài, thường đem lại traffic. nhiều cho website vì cung cấp giá trị hữu ích, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng.
Nhóm từ khóa chuyển đổi: là những từ khóa dài, đào sâu vấn đề tìm kiếm, có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Để biết cách chọn từ khóa như thế nào mới hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết “4 bước để sở hữu bộ từ khóa vàng chuẩn SEO”.

Bước 4: Cấu trúc website

Sau khi hoàn thành bảng từ khóa ở bước trên, dựa vào đó bạn sẽ xây dựng một cấu trúc web sao cho hợp lý. Từ khóa nào thuộc nhóm nào giúp bạn tạo được landing page phù hợp như từ khóa cho trang chủ, từ khóa chuyên mục và từ khóa cho bài viết chi tiết về sản phẩm, dịch vụ hay tin tức.

Mỗi nhóm từ khóa cần xác định cẩn thận và phân bổ phù hợp nếu không muốn cấu trúc website sau này trở nên lộn xộn. Một cấu trúc website thân thiện và giúp công cụ tìm kiếm crawl dữ liệu tốt hơn.

Bước 5: Phân tích đối thủ cùng ngành

“Biết người, biết ta” chưa bao giờ là không cần thiết khi “chiến đấu” trong ngành SEO. Việc nghiên cứu đối thủ là một bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng phần lớn đến kế hoạch SEO cũng như kết quả SEO có đạt hay không. Xác định đúng đối thủ sẽ giúp bạn đưa ra hướng đi cho dự án SEO.

Các bước sau hỗ trợ bạn tìm đối thủ dễ hơn:

Bạn search các từ khóa bạn muốn SEO xem những ai đang đứng ở top đầu
Thứ hạng mục tiêu bạn muốn đạt được đối với từ khóa
Lựa chọn từ 3-5 đối thủ cạnh tranh cần vượt qua họ để tên website mình ở vị trí cao hơn họ

Sau khi đã xác dịnh được đối thủ mà website phải cạnh tranh, sau đó phân tích họ theo các tiêu chí như sau:

Phân tích Onpage

Phân tích onpage của đối thủ cũng giống như bạn phân tích onpage cho chính website của mình. 
Đánh giá từ chất lượng tuổi domain, landing page, thứ hạng từ khóa đạt được. 
Cấu trúc website xây dựng và được điều hướng như thế nào? 
Từ khóa mà đối thủ SEO 
Mức độ tối ưu từ title, heading, meta description,… đã tốt hay chưa 

Phân tích nội dung

Về nội dung, một số tiêu chí quan trọng cần kiểm tra như số lượng bài viết, bài viết liên quan đến từ khóa SEO, những bài viết có chất lượng hay không, nội dung đã tối ưu SEO hay chưa, các internal link được đặt như thế nào.

Việc kiểm tra này sẽ cho bạn biết tổng quan nhất về cách đối thủ thực hiện SEO và giúp đưa ra những cách thực hiện tốt cho website của mình.

>> Xem thêm: Làm Content Marketing hiệu quả với chiến lược phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích offpage

Đối với offpage bạn cần biết được số lượng backlink của đối thủ. Link được trỏ từ nguồn nào, những link đó chất lượng không. Website của họ xây dựng hệ thống link site vệ tinh như thế nào, … Biết được những yếu tố này, bạn có thể tận dụng những nguồn đó xây dựng lại, bổ sung thêm cho chính website của mình. 

Bước 6: Cài đặt công cụ đo lường

Để biết được tình trạng thực hiện SEO cũng như tiến độ để chạm tới mục tiêu còn cách bao xa chắc chắn bạn không thể bỏ qua bước cài đặt công cụ đo lượng cho chính website của mình. Những công cụ này giúp bạn đánh giá được từ khóa, bài viết, website đang có hiệu quả hay còn chỉ ra những vấn đè mà website đang gặp phải.

Đầu tiên phải kể đến công cụ của Google – công cụ tìm kiếm mà website cần SEO. Để hỗ trợ SEO, Google cho ra đời công cụ của chính nó là: Google Search Console, Google Analytics,…

Công cụ phân tích Backlink 

Ahrefs.com là công cụ giúp bạn thống kê liên kết chi tiết của website
SEMrush cũng là công cụ check đường truyền cũng đang được ưa chuộng trong SEO.

Công cụ phân tích Onpage

Hiện nay có khá nhiều công cụ phân tích SEO onpage trong đó phải kể đến SEOquake, seositecheckup, … hỗ trợ kiểm tra SEO tổng thể cho một website.

Bước 7: Dự đoán ngân sách

Sau khi hoạch định những việc cần thiết để tối ưu lại website chuẩn SEO. Việc tiếp theo để vận hành được kế hoạch SEO chính là phân bổ ngân sách và nhân sự để triển khai dự án SEO. Phân bổ công việc, tính toán nhân sự cần cho dự án.

Chi phí bỏ ra bạn nên dựa vào mức độ đầu tư cho dự án nhiều hay không mà đưa ra lựa chọn phù hợp. Các chi phí cơ bản có thể kể đến như:

Chi phí nhân sự cho SEO
Chi phí tối ưu website
Chi phí xây dựng site vệ tinh
Chi phí mua công cụ
Bước 8: Tối ưu kỹ thuật cho webiste

Sau khi thực hiện những bước trên, chắc hẳn bạn cũng biết được những điểm mạnh và điểm yếu của website mình và đang đứng ở vị trí nào so với đối thủ. Đây là lúc bạn bắt đầu vào việc thực hiện tối ưu Onpage cho nó theo những yếu tố sau:

> Tốc độ trang web: công cụ giúp tối ưu tốc độ tải trang như Google Pagespeed

> Tối ưu hóa Crawlability (quá trình thu thập dữ liệu của Google): Nếu website đang gặp bất kì lỗi nào trong những lỗi sau đây cần khắc phục ngay lập tức

Broken Link
Chuyển hướng 301
Trang 404
URL chưa được tối ưu
Lỗi Robots.txt
Không có Sitemap
Trang không có liên kết
Orphan Page
Code Bloat
Trang web động
Bước 9: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Có thể nói, tỷ lệ chuyển đổi cao đồng nghĩa với việc website được đánh giá là chất lượng và góp phần quan trọng trong việc cải thiện kết quả SEO của website. Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện chất lượng bài viết cũng như từ khóa của bạn đã được đặt đúng chỗ hay chưa. 

Để tăng tỷ lệ chuyển đổi bạn có thể áp dụng 80% nội dung cung cấp là thông tin và 20% còn lại là nội dung chuyển đổi mà đem lại giá trị cho người đọc, muốn họ nhấn vào xem tiếp. Tối ưu hóa Landing Page được cho là giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi 300%.

Sử dụng anchor text mà người đọc sẽ quan tâm, đào sâu thêm những thông tin mà họ đang đọc là cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đối với bài viết sản phẩm nên điều hướng người dùng về trang sản phẩm để đạt được mục đích chính là bán hàng.

Bước 10: Đi link, tăng view và nội dung

Đi link, tăng view là những yếu tố đồng hành cùng nhau, đảm bảo hiệu quả cho dự án. Xây dựng backlink là một công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả SEO phần lớn. Việc này đòi hỏi cần thời gian và sự kiên trì của người làm SEO. 

Cách đi backlink chất lượng là tìm kiếm diễn đàn liên quan tới lĩnh vực, chọn lọc diễn đàn có độ tin cậy cao, đăng ký tài khoản diễn đàn để đăng bài viết. Bạn làm link chữ ký và chèn link vào bài viết để khi Google thu thập thông tin sẽ nhận được như một phiếu giới thiệu cho website của bạn. Các bài viết dùng để xây dựng backlink phải là những bài viết chuẩn SEO thì độ hiệu quả mới cao.

Bên cạnh đi backlink, bạn cũng cần tăng View cho website nếu không có view trang của bạn sẽ bị đánh giá không đủ hấp dẫn, độ tin cậy sẽ không cao. Để tăng view bạn có thể chia sẻ lên các trang mạng xã hội facebook, youtube, printerest, instagram,… tiếp cận được nhiều người đọc hơn.

Bước 11: Đo lường hiệu quả

Sau khi lập xong kế hoạch SEO, việc bạn cần làm tiếp theo không chỉ là quan tâm từ khóa đã được lên Top Google hay chưa mà còn phải dành thời gian đo lường, phân tích và điều chỉnh nó thường xuyên. 

Các yếu tố bạn cần đo lường là thứ hạng từ khóa, lượng traffic, số lượng backlink, tỷ lệ chuyển đổi. Đây cũng là những yếu tố đánh giá hiệu quả của kế hoạch SEO của bạn có thành công hay không. Nếu website của bạn chưa đạt được mục tiêu mong muốn, bạn cần phải tiếp tục phân tích và Audit website để tìm ra nguyên nhân và khắc phục để có vị trí cao trên top google.

Đánh giá post