Khi nói đến việc để đạt được các mục tiêu tiếp thị nội dung thì đầu tiên đó là tạo và phân phối các nội dung. Tuy nhiên, vấn đề là những nội dung đó thường không được nhắc đến nhiều. Đây có thể nói là một thực tế đáng tiếc của một số người, vì cập nhật và Audit Content là một trong những chiến lược Content Marketing hiệu quả nhất. Trong bài viết này LPTech sẽ chia sẻ những nội dung và hướng dẫn chi tiết cách để Audit Content chuẩn SEO cho website.
Audit Content là gì?
Audit Content hoặc Content audit là quá trình kiểm tra nội dung, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống tất cả nội dung trên trang web. Mục đích cuối cùng của việc Audit Content chuẩn SEO là biết được ưu và nhược điểm trong chiến lược nội dung và quy trình phát triển nội dung của bạn, đồng thời điều chỉnh kế hoạch nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu tiếp thị hiện tại.
Mục tiêu của việc Audit Content là gì?
Không có một lý do chính xác nào yêu cầu bạn phải Audit content. Nhưng vì những nội dung tiếp thị của bạn đã không còn hiệu quả tại một thời điểm nữa. Vì thế việc Audit Content (kiểm tra nội dung) để điều chỉnh sao cho phù hợp đó lại là một điều cần thiết và nó sẽ giúp website của bạn đạt được những mục tiêu sau:
Cải thiện được thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm
Nếu website của bạn không được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm thì có thể đó là vấn đề nội dung của bạn. Một số nội dung của bạn có thể không thân thiện với SEO và mặc dù nó là một nội dung giá trị nhưng không có cách nào để cải thiện được thứ hạng
Nếu trong trường hợp nội dung của bạn đã tốt, việc tối ưu hóa nó để cải thiện với SEO hơn có thể là một thay đổi đơn giản tạo ra được sự khác biệt lớn trong thứ hạng của bạn.
Phục hồi nội dung cũ
Ngay cả những nội dung hay hoặc giá trị thì cũng sẽ dần cũ đi theo thời gian. Sau một thời điểm, bạn có thể bỏ lỡ những từ khóa quan trọng, có nội dung với các liên kết bị hỏng, thông tin bị lỗi thời hoặc một số vấn đề khác.
Nếu đối với những nội dung cũ của bạn hoạt động không tốt, điều đó có nghĩa là nó không thể phục vụ cho mục đích mới của trang web. Vì vậy, việc Audit Content chuẩn SEO sẽ đem lại sức sống cho một số nội dung cũ hơn có thể mang lại cho bạn một hiệu ứng tương tự như một thứ gì đó hoàn toàn mới mà không yêu cầu bạn phải thực hiện quá nhiều thời gian.
Loại bỏ nội dung không liên quan
Không phải tất cả nội dung trước đây bạn từng đăng đều sẽ liên quan. Một số nội dung tuyệt vời bắt trend sẽ đem lại một hiệu quả trong thời gian ngắn. Mặc dù những nội dung cũ trên website của bạn có thể cập nhật để hữu ích với từng thời điểm nhưng đôi khi nó lại trở nên không liên quan giữa các nội dung website của bạn với nhau.
Loại bỏ những nội dung trùng lặp
Ngoài những trang không quan trọng, thì bạn cũng có thể tìm thấy những nội dung trùng lặp trên website của bạn trong quá trình Audit Content. Việc trùng lặp nội dung trùng lặp nó có thể bị dính các án phạt của Google từ đó có thể ảnh hưởng đến website của bạn. Vì thế, trong quá trình kiểm tra bạn có thể biết được nội dung nào bị trùng lặp có thể gỡ bỏ.
Lập kế hoạch trong tương lai
Trong quá trình Audit Content bạn có thể biết được những nội dung hiện có, xử lý được nội dung lỗi và biết những loại nội dung nào đang còn thiếu cho trang web của mình. Từ đó có thể lặp kế hoạch triền khai thêm nhiều nội dung có giá trị và hữu ích hơn, giúp website của bạn sẽ trở nên đa dạng hơn về nội dung.
Những nội dung nào cần được cải thiện?
Việc Audit Content đòi hỏi bạn phải phân tích và nhận định kỹ càng những nội dung nào tốt, nội dung nào không hữu ích. Từ đó đó thể đưa ra những phương pháp tối ưu phù hợp nhất. Đối với nội dung của một website thì tùy vào loại hình mà doanh nghiệp đang kinh doanh và thời điểm tìm kiếm của người dùng thì sẽ lựa chọn những loại content khác nhau. Nhưng nhìn chung các website sẽ cần phải tránh những loại nội dung sau:
Nội dung kém chất lượng
Sẽ bao gồm những nội dung không có lượng traffic trong một thời gian dài. Không được xếp hạng từ khóa hoặc xếp hạng từ khóa ở vị trí rất thấp. Outline bài viết chưa tốt, nội dung bị trùng lặp,…
Nội dung mỏng (Thin Content)
Google sẽ đánh giá rất thấp những nội dung ngắn và trung lặp. Google sẽ đánh giá website của bạn là Duplicate khi copy nọi dung từ các trang nội bộ hoặc các trang web khác bên ngoài.
Nội dung không liên quan
Thông thường một website sẽ có 3 dạng nội dung chính đó là Content chủ lực chiếm khoảng (75%), Content bổ trợ chiếm (20%) và 5% còn lại Content theo trending. Nội dung được đánh giá là không liên quan khi nội dung không đúng với chủ đề của doanh nghiệp, tỷ lệ nội dung bổ trợ và trending cao hơn sơ với tỷ lệ Content chủ lực.
Nội dung có lượng traffic giảm (Under Performance Content)
Đây là những nội dung trước đó đã đem lại một lượng traffic cực kỳ tốt nhưng vì lý do như thuật toán Google update hay đối thủ cạnh tranh tăng lên dẫn đến nội dung bị giảm xuống. Vì thế việc Content audit để có thể cải thiện được kết quả ban đầu.
Nội dung có traffic cao (High Traffic Content)
Nội dung tốt không có nghĩa là hoàn hảo, Khi nội dung tốt bạn cần phải Audit lại để có thêm nhiều lưu lượng truy cập hơn nữa. Còn đối với những nội dung có lượng Traffic cao nhưng tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) cao thì bạn cũng cần đưa ra những phương pháp Audit Content lại để giảm tỷ lệ thoát trang.
Các bước Audit Content cho Website như thế nào?
Audit Content là một trong các bước quan trọng trong SEO Audit một website, công việc này tưởng chừng đơn giản chỉ là đọc qua và kiểm tra lại nội dung trang web của bạn, nhưng không đó chỉ là một phần nhỏ trong Audit và còn nhiều bước hơn thế nữa mà bạn phải cần thực hiện
Để kiểm tra nội dung một cách hiệu quả bạn phải dựa vào nhiều công cụ hỗ trợ và làm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu Audit Content của bạn
Để đánh giá được nội dung là cả một quá trình vì thế đầu tiên bạn cần biết rõ ràng mục tiêu của mình là gì. Dưới đây sẽ là những mục tiêu liên quan đến kiểm tra nội dung.
Cải thiện được kết quả SEO
Xác định xem trang web của bạn có tiềm năng SEO cao để xếp hạng trong top 10.
Hiểu được nội dung bạn cần cập nhật.
Kiểm tra và tối ưu hóa Internal Link của bạn
Tăng mức độ tương tác
Xác định được các nội dung hấp dẫn nhất đối với khán giả.
Tìm ra các chủ đề mà người dùng quan tâm.
Xác định và chọn ra những nội dung có nhiều tương tác nhất.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Các chỉ số SEO: Lưu lượng truy cập, thứ hạng từ khóa, các liên kết ngược,…
Số liệu về hành vi người dùng: Số lần xem trang, thời lượng phiên trung bình, tỷ lệ thoat,…
Các chỉ số về tương tác: Like, share, nhận xét,…
Số liệu bán hàng: Số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, ROI,….
Bước 2: Thu thập URL có trên website có thể lập chỉ mục
Đầu tiên bạn cần thu thập tất các những Content trên website đang có. Đối với các website Content ít thì bạn có thể thực hiện thủ công. Nhưng ngược lại đối với những website có số lượng Content nhiều bạn có thể hoàn toàn sử dụng các công cụ như: Semrush, Screaming Frog, Ahref,… để tạo lập danh sách. Tuy nhiên đối với các công cụ này nếu sử dụng Free thì bạn chỉ có thể kiểm tra với một số lượng nhất định, còn không bạn phải trả phí để có thể kiểm tra nhiều hơn.
Phân tích và phân loại nội dung cần Audit
Sau khi đã tạo được danh sách URL bạn có thể dựa vào đó để có thể phân loại Content thành các trường hợp sau:
Các đường dẫn URL được index
Trang nào không được index
Page nào Keyword có thứ hạng chưa tốt: Đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục nội dung đó như thế nào?
Bước 3: Lập danh mục nội dung
Sau khi thu thập URL của bạn, bạn có thể sắp xếp nội dung của mình theo các danh mục sau:
Giai đoạn hành trình của người mua
Loại nội dung ( blog, hướng dẫn sử dụng, mô tả sản phẩm, trang đích)
Định dạng nội dung
Ngày đăng hoặc lần sửa đổi cuối cùng
Tác giả
Nó có thể giúp bạn điều chỉnh (tiêu đề, mô tả meta, h1) cho từng phần nội dung mà bạn có thể kiểm tra và cập nhật tất cả dữ liệu ở cùng một nơi.
Bước 4: Phân tích dữ liệu
Việc phân tích dữ liệu trong Audit Content là một quá trình dài và phức tạp. Thông thường bạn phải khôi phục dữ liệu từ nhiều nguồn và thêm nó theo một cách thủ công. Vì thế để tiết kiệm được thời gian bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ Audit Content để tự động thu thập dữ liệu theo mục chỉ số của bạn.
Bạn cũng có thể kết nối với các công cụ khác như Google Analytics và Google Search Console hiểu thêm sâu hơn về dữ liệu của bạn đã thu thập được. Ngoài ra nếu muốn thu thập dữ liệu nhiều hơn thế nữa bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác như: SEMrush Position Tracking, ContentWRX Audit, Content Square, SEMrush Site Audit,….
Bước 5: Diễn giải dữ liệu
Bạn cần kiểm tra tổng thể các chỉ số về nội dung, để có cái nhìn rõ ràng và tổng quan hơn về các tình trạng của website. Từ cái nhìn đó bạn có thể đưa ra những giai đoạn khác nhau để cải thiện được nội dung một cách hiệu quả nhất.
Bước 6: Đánh giá nội dung website
Một trong những yếu tố quan trọng trong Audit Content. Bạn cần phải đánh giá chi tiết nội dung, từ đó có thể đưa ra quyết định: giữ lại, cập nhật hay xóa bỏ.
Giữ lại: Nếu nội dung đó hoạt động tốt, có liên quan, thì bạn có thể giữ lại
Cập nhật: nếu nội dung nội dung hoạt động không tốt, nhưng có giá trị hữu ích thì bạn có thể xem xét và tìm ra cách để điều chỉnh lại cho hiệu quả hơn.
Xóa bỏ: Nếu bạn không cải thiện được nội dung hoặc cập nhật được mà chiếm quá nhiều tài nguyên bạn có thể xóa nội dung đó ra khỏi trang web.
Bước 7: Tiến hành lập kế hoạch Audit Content
Sau khi đánh giá nội dung xong bạn cần đề ra những kế hoạch phù hợp để có thể cải thiện được nội dung trước đó một cách hiệu quả. Bạn có thể để ra những kế hoạch khác nhau phù hợp với tình trạng với nội dung hiện tai.
Dưới đây là các kế hoạch mà bạn có thể Audit Content trên website của bạn
Phục hồi lại nội dung: Bằng cách kết hợp các các phần nội dung mới để tạo ra một nội dung hoàn toàn khác tốt hơn
Viết lại nội dung: Nếu có các nội dung hoạt động kém thì bạn có thể viết lại nội dung đó với một hướng khác như các bài mẹo hoặc hướng dẫn chi tiết thực tế,…
Mở rộng nội dung website: Thêm nhiều chi tiết và vấn đề hơn trong nội dung của bạn. Theo như các nghiên cứu thì bài viết càng dài thì lưu lượng truy cập càng nhiều.
Làm nội dung mới hoàn toàn: Đôi khi bạn không cần viết lại hoàn toàn, chỉ cần thêm và thay đổi một số thông tin liên quan thì sẽ có ngay một nội dung hoàn toàn mới.
Cấu trúc nội dung bài viết: Khi nội dung có một cấu trúc rõ ràng và hợp lý qua các thẻ Heading (H1-H3) có thể giúp nội dung của bạn trở nên tốt hơn đối với cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
Cập nhật CTA (Call-To- Action): Bạn có thể thay thế các ưu đãi có liên quan vào biểu ngữ lỗi thời trên trang web của bạn hoặc các yếu tố (Call-To-Action) khác.
Thêm Media: Thêm hình ảnh và nội dung vào các nội dung của bạn sẽ giúp nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Tối ưu hóa các dữ liệu: cố gắng viết lại các thẻ tiêu đề, các thẻ meta. Sử dụng các từ khóa để làm cho nó trở nên tự nhiên hơn và hấp dẫn đối với người dùng và cả công cụ tìm kiếm.
Tối ưu Internal link: Thêm các liên kết nội bộ đến các bài viết mới liên quan điều này có thể cải thiện được cấu trúc website của bạn và giảm tỷ lệ thoát trên trang.
Sử dụng chuyển hướng 301: Sử dụng chuyển hướng 301 cho những liên kết bị hỏng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tình trạng “tìm không thấy trang” và cải thiện được trải nghiệm người dùng.
Thông báo Google Search Console: Công cụ này cho phép bạn kiểm tra các URL và gửi các trang web, thông báo Google về các nội dung bạn vừa cập nhật.