Hoạt động Marketing là một trong những chiến dịch nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp nào đó. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp cần tăng độ nhận dạng thương hiệu và tiếp cận thêm được nhiều khách hàng, họ sẽ sử dụng kịch bản email marketing.
Kịch bản email marketing là một trong những bước quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng
Vậy kịch bản email marketing hoạt động như thế nào? Hãy cùng Navee tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
1. Email chào mừng
Đầu tiên là email chào mừng, đây được xem là bước đầu tiên trong hoạt động xây dựng kịch bản email marketing. Những email này thường được gửi ngay cho những người dùng có sự tương tác với doanh nghiệp. Nhằm mục đích chào mừng khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra việc gửi email chào mừng còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt đến các khách hàng, để lại dấu ấn cho họ. Điều này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu thành công.
Một nội dung cơ bản mà email chào mừng cần có phải gồm:
Thông tin cơ bản, nội dung tổng quát về công ty
Đưa ra nhiều phương thức liên hệ mà khách hàng mong muốn và xác nhận.
Đính kèm link file credential để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ và tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm.
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn những nội dung mà khách hàng có thể nhận được trong các email tiếp theo
Nút kêu gọi hành động, liên hệ doanh nghiệp (Call – to – action, viết tắt là CTA)
Nút hủy liên hệ để khách hàng có thể nhấp vào nếu không có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên đến email.
Về email chào mừng, bạn cần viết một cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất. Ngoài ra, nút Call – to – action nên được đặt ở vị trí dễ dàng nhìn thấy, bắt mắt sẽ thu hút hành động mang tính chuyển đổi của khách hàng.
Việc gửi email chào mừng còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt đến các khách hàng
Việc gửi email chào mừng còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt đến các khách hàng
2. Email trình bày case study mà doanh nghiệp đã áp dụng
Kịch bản email marketing sẽ nhằm mục tiêu trình bày case study, giúp người dùng có cái nhìn khách quan và thực tế nhất về sản phẩm cũng như là dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu làm tốt được việc này sẽ kích thích trí tò mò của người dùng khi họ chưa biết về doanh nghiệp của bạn.
Nội dung của một email để trình bày case study có thể là các video để khách hàng biết cách vận hành và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây được xem là biện pháp giúp tạo dựng lòng tin cho khách hàng một cách vô cùng hiệu quả.
Sau khi nhận được email trình bày case study, các khách hàng sẽ bị thu hút ít nhiều bởi những thông tin bên trong đó. Một số người họ sẽ lên Google để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của bạn.
3. Email giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà công ty đem lại cho khách hàng
Sau khi gửi email trình bày case study, các doanh nghiệp sẽ tiến hành bước tiếp theo chính là gửi email về sản phẩm. Nội dung chính của email này sẽ thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Việc lên kịch bản Email Marketing giúp doanh nghiệp trông chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng
Việc lên kịch bản Email Marketing giúp doanh nghiệp trông chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng
Email trình bày case study được xem là biện pháp giúp tạo dựng lòng tin cho khách hàng một cách vô cùng hiệu quả
Email giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm giúp người tiêu dùng có thêm hiểu biết về mọi mặt sản phẩm, từ những mô tả, xuất xứ, công dụng, cách dùng, giá cả,…
4. Email trình bày về lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của công ty mang lại
Kế tiếp, doanh nghiệp cần gửi thêm một email nhằm tổng hợp những lợi ích mà người dùng nhận được khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ này. Kèm theo đó là khẩu hiệu, nút định hướng hành động thu hút khách hàng “thêm sản phẩm vào giỏ hàng”, từ đó sẽ quy ra được chuyển đổi.
Một vài lợi ích mà các doanh nghiệp kinh doanh online thường đưa ra trong email này là tư vấn, bảo hành, phiếu giảm giá, voucher,… khi mua hàng.
5. Email chăm sóc khách hàng đã mua sản phẩm/dịch vụ
Từ email ở bước thứ 4, khách hàng sẽ được chia làm 2 đối tượng: Đã mua hàng và chưa mua hàng. Với nhóm thứ nhất, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành gửi các email chăm sóc khách hàng sau bán theo kịch bản, còn đối với nhóm khách hàng thứ hai sẽ được lưu lại để xử lý trong các chiến dịch marketing sau này.
Email là phương tiện trao đổi dễ dàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng chu đáo hơn
Email là phương tiện trao đổi dễ dàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng chu đáo hơn
Gửi thêm một email tổng hợp những lợi ích mà người dùng nhận được khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ để khách hàng nhanh chóng “chốt đơn”
Email chăm sóc khách hàng thường sẽ mang tính chất giữ tương tác. Nội dung của email thường sẽ là xác nhận lại thời gian, địa chỉ giao nhận hàng của khách hàng đã đúng yêu cầu chưa. Bổ sung thêm phần hướng dẫn sử dụng và giới thiệu thêm những sản phẩm tương tự.
Thường những email như này sẽ được cài đặt thời gian tự động gửi sao cho phù hợp. Những email có nội dung xác nhận sẽ được gửi ngay sau khi khách hàng đặt đơn hàng. Các email nhắc nhở, giới thiệu sẽ được gửi sau thời gian nhất định dựa trên chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
6. Email cảm ơn khách hàng của doanh nghiệp
Cuối cùng sẽ là email cảm ơn khách hàng của doanh nghiệp. Email này sẽ được gửi đi với mục đích cảm ơn các khách hàng đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nội dung email thường bao gồm lời cảm ơn là chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thêm vào mục xin các nhận xét, góp ý và đánh giá từ phía khách hàng. Đây sẽ là những tư liệu tốt để doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của mình.
Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng khác nhau mà bạn có thể dùng những chiến lược khác nhau
Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng khác nhau mà bạn có thể dùng những chiến lược khác nhau
Bên cạnh việc chú trọng nội dung trong từng email, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến thời gian gửi email và chăm sóc khách hàng tiềm năng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường các doanh nghiệp sẽ “nuôi” các vị khách hàng tiềm năng theo cách này trong vòng 14 ngày.
Với kịch bản email marketing mà Navee giới thiệu đến các bạn, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu hơn về một trong những quy trình quan trọng của ngành nghề này. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng khác nhau mà bạn có thể dùng những chiến lược khác nhau. Nếu bạn cần tìm một giải pháp email marketing cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với NAVEE nhé.