Những Sai lầm cần tránh khi Marketing Automation

Để triển khai Marketing Automation thành công, mang lại hiệu quả thực sự. Doanh nghiệp cần tránh những sai lầm thường gặp dưới đây!

Với bài viết này, NAVEE sẽ giúp bạn hiểu hơn về Marketing Automation. Đồng thời biết cách sử dụng nó thật hiệu quả để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về 7 lỗi phổ biến mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi triển khai Marketing Automation cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

7 Sai lầm cần tránh khi triển khai Marketing Automation
7 Sai lầm cần tránh khi triển khai Marketing Automation
Marketing Automation thực sự là gì?
Marketing Automation (hay tiếp thị tự động hóa) là phần mềm được tạo ra nhằm hỗ trợ thực hiện các hoạt động Marketing như Email, Social Media,… một cách tự động. Những hành động tiếp thị được tự động hóa này hướng đến mục tiêu nuôi dưỡng đối tượng tiềm năng.

Nói chính xác hơn, các nhà tiếp thị tạo ra và cá nhân hóa nội dung với mục tiêu là thu hút, nuôi dưỡng, và chuyển đổi khách hàng qua Sales Funnel đến khi mua hàng.

Ngày nay, Marketing Automation hiện nay đã trở thành xu hướng được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi. Theo báo cáo của Email Monday, khoảng 49% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm Automation cho hoạt động tiếp thị của mình. Và Marketing Automation Insider cũng đưa ra thống kê rằng ngành này đang có giá trị lên đến $1.62 tỷ mỗi năm.

Có thể thấy, Marketing Automation đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và là một phần không thể thiếu đối với Inbound Marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ứng dụng và triển khai giải pháp này một cách hiệu quả và đúng cách. Vẫn có một số bộ phận những Marketers vẫn chưa hiểu hết về Marketing Automation. Và việc mắc phải sai lầm là không thể tránh khỏi. Hãy cùng NAVEE nghiên cứu về 7 lỗi phổ biến khi triển khai Marketing Automation dưới đây.

Bộ Ebooks về tầm ảnh hưởng của Marketing Automation đến chiến lược Digital Marketing doanh nghiệp.

7 Sai lầm phổ biến khi triển khai Marketing Automation
Ứng dụng Marketing Automation đã không còn là chuyện quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, nó có thực sự mang lại hiệu quả như bạn tưởng tượng. Thực tế, nhiều nhà Marketer dù có kinh nghiệm lâu năm nhưng cũng phải “chật vật” khi triển khai giải pháp Marketing Automation. Đó là vì họ đang mắc những sai lầm phổ biến dưới đây:

Không có mục tiêu rõ ràng khi triển khai Marketing Automation
Đầu tư rất nhiều vào việc triển khai Marketing Automation nhưng không có chiến lược tạo Leads từ Inbound Marketing
Danh sách Email không có sự phân loại hợp lý
Gửi đi quá nhiều Email
Triển khai Marketing Automation chỉ phục vụ cho công việc của bộ phần Marketing
Marketing Automation chỉ được áp dụng trong Email Marketing
Kết hợp quá nhiều công cụ cùng lúc
Không có mục tiêu rõ ràng khi triển khai Marketing Automation
Sai lầm thường gặp
Sai lầm đầu tiên mà NAVEE nghĩ rằng rất nhiều anh em Marketers đang mắc phải đó là thực thi Marketing Automation nhưng lại không hướng đến một mục tiêu cụ thể. Bạn sản xuất hàng tá nội dung bao gồm nhiều Email và các thông điệp truyền thông mạng xã hội. Bạn sử dụng phần mềm tự động hóa để gửi chúng đến với khách hàng nhưng lại không biết mình thực sự mong muốn điều gì khi thực hiện điều này.

Xác định mục tiêu rõ ràng là điều kiện tiên quyết để triển khai Marketing Automation thành công
Xác định mục tiêu rõ ràng là điều kiện tiên quyết để triển khai Marketing Automation thành công
Giải pháp cho vấn đề
Trước khi triển khai Marketing Automation, bạn cần định hình sẵn mục tiêu mà bạn mong muốn. Hãy tận dụng việc sử dụng các phần mềm tự động hóa Marketing và đầu tư thời gian, công sức. Tiếp theo, bạn sẽ phân chia những mục tiêu này cho từng nỗ lực tự động hóa khác nhau như: Mạng xã hội, Email,… Điều này giúp bạn đảm bảo việc theo dõi quy trình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi ứng dụng Marketing Automation, bạn cần có cách đo lường hiệu quả và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra trước đó. Các phần mềm triển khai Marketing Automation hiện nay đều cung cấp cho bạn một số công cụ giúp bạn theo dõi, đo lường hiệu quả đặt được để so sánh với mục tiêu ban đầu.

Ví dụ, phần mềm HubSpots có tích hợp công cụ Visual Workflows cho phép người dùng đặt ra mục tiêu cho từng Workflow tự động hóa cụ thể. Bạn có thể đặt mục tiêu một Lead mới được chuyển đổi thành Lead đủ điều kiện để tiếp thị dựa theo một hành vi nhất định nào đó. Chẳng hạn như tải xuống một Ebook về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn.

Ngoài ra, nó cũng cho phép bạn biết được có bao nhiêu phần trăm liên hệ đạt được mục tiêu ở mỗi Workflow. Đây là tính năng tuyệt vời để bạn có thể đo lượng chính xác mức độ thành công và chỉ số ROI của hoạt động Marketing Automation.

Triển khai Marketing Automation nhưng không có chiến lược tạo Leads từ Inbound Marketing
Sai lầm thường gặp
Bạn bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua và bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm Marketing Automation. Những lại không có chiến lược nội dung đủ mạnh, đủ hấp dẫn. Cuối cùng, bạn không thể có được những Leads chất lượng và chỉ số ROI đạt được thấp hơn rất nhiều.

Chiến lược tạo ra Leads đóng vai trò quan trọng đối với Marketing Automation
Chiến lược tạo ra Leads đóng vai trò quan trọng đối với Marketing Automation
Trong trường hợp này, hãy cân nhắc xây dựng một danh sách Email và cơ sở dữ liệu khách hàng.

Giải pháp cho vấn đề
Một cách được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là mua danh sách Email từ các tổ chức bên ngoài. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này.

Nói một cách khách quan, việc sử dụng danh sách Email được mua từ bên ngoài không thể được gọi là là chiến lược thu hút Leads. Bởi vì khách hàng thường không thích bị liên hệ khi họ đang không có nhu cầu. Và bạn cũng không nên làm phiền khách hàng tiềm năng của mình.

Hơn nữa, việc mua danh sách Email thường mang lại tỷ lệ Churn Rates (tỷ lệ khách hàng rời bỏ). Vì các Leads nằm trong danh sách này thường không chất lượng. Có nghĩa là cơ sở dữ liệu của bạn rất khó có thể tăng trưởng về lâu về dài như kỳ vọng của bạn.

Do đó, thay vì bỏ tiền mua danh sách Email khách hàng. Bạn hãy đầu tư nghiêm túc vào một chiến lược Inbound Marketing nhằm thu hút những đối tượng thực sự có nhu cầu và liên hệ với bạn.

Bạn có thể viết Blogs, tạo ra những nội dung hấp dẫn, các CTA, Landing Pages và tối ưu thứ hạng Website trên trang kết quả tìm kiếm. Việc này có thể đảm bảo những thông điệp của bạn được tiếp cận bởi đối tượng khách hàng mục tiêu.

Sau khi thu về được nhiều Leads chất lượng, bạn có thể nuôi dưỡng các Leads này với các chiến dịch Email tự động hóa và các bài viết trên các kênh Social Media.

Danh sách Email không có sự phân loại hợp lý
Sai lầm thường gặp
Bạn có một kho dữ liệu đầy những liên hệ của đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhưng bạn lại triển khai sử dụng các phần mềm Marketing Automation để gửi đi hàng tá Email mà chưa có sự tùy chỉnh nào. Cuối cùng, các Leads này dẫn rời bỏ thương hiệu quả bạn bởi họ không tìm được những gì họ cần bên trong những Email mà họ nhận được từ thương hiệu.

Lấy một ví dụ cụ thể, doanh nghiệp đang kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau. Các Email mà bạn gửi đi có nội dung đa dạng liên quan đến từng lĩnh vực dịch vụ. Nếu khách hàng của bạn chỉ quan tâm đến dịch vụ A. Nhưng lại nhận được hàng đống Email về dịch vụ B. Điều khiển họ cảm thấy mình đang bị làm phiền và dễ nhấp vào nút “Unsubscribe”.

Giải pháp cho vấn đề
Triển khai một chiến lược nuôi dưỡng Leads bài bản. Bao gồm việc phân loại danh sách Email theo điều kiện cụ thể, liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Đây chính là giải pháp mà bạn có thể áp dụng.

Theo nghiên cứu của Direct Marketing Association, những chiến dịch Email Marketing được nhắm đúng đối tượng và phân loại kỹ càng có thể đạt được 77% chỉ số ROI. Và những Email được phân loại có thể tạo ra 58% tổng doanh thu. Tuy nhiên, chỉ 42% những Email tiếp thị được gửi đi có thông điệp được tùy chỉnh cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Gửi đi quá nhiều Email
Sai lầm thường gặp
Danh sách Email không được phân chia phù hợp. Cộng với mật độ gửi Email quá dày đặc với nội dung tản mạn, không liên quan. Điều này có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy phiền phức và ác cảm với doanh nghiệp của bạn.

Gửi quá nhiều Email cho khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy bị làm phiền
Gửi quá nhiều Email cho khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy bị làm phiền
Giải pháp cho vấn đề
Hãy điều chỉnh lại chiến lược gửi Email của mình. Bạn nên gửi ít Email lại và phân bổ chúng một cách có chiến lược hơn.

Với cơ sở dữ liệu Email khách hàng, bạn cần tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Dù có ít Leads nhưng tỷ lệ mở Email và tương tác cao sẽ tốt hơn là một cơ sở dữ liệu với rất nhiều liên hệ nhưng không một ai mở Email.

Chất lượng Leads cao hơn, đồng nghĩa khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự cũng cao hơn. Theo một khảo sát gần đây của HubSpot Research, có 78% người được hỏi cho biết họ đã hủy theo dõi thương hiệu vì nhận được quá nhiều Email.

Vì vậy, để tránh gửi đi quá nhiều Email cho một tệp khách hàng. Hãy lên kế hoạch gửi Email thật kỹ lưỡng và đảm bảo từng Email gửi đi sẽ cung cấp đúng giá trị mà các Leads đang tìm kiếm khiến họ không thể bỏ lỡ.

Triển khai Marketing Automation chỉ phục vụ cho công việc của bộ phận Marketing
Sai lầm thường gặp
Doanh nghiệp lên kế hoạch ứng dụng Marketing Automation cho Email Marketing, các kênh Social Media và các hoạt động đối với đối tượng khách hàng tiềm năng… Tuy nhiên, tất cả chỉ đang phục vụ cho các mục tiêu của đội ngũ Marketing.

Marketing Automation còn có thể hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của đội ngũ Sales
Marketing Automation còn có thể hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của đội ngũ Sales
Giải pháp cho vấn đề
Trên góc nhìn kết hợp cả Marketing và Sales, triển khai giải pháp Marketing Automation có thể mang đến hiệu quả cho các hoạt động của đội Sales. Bạn hãy nghĩ xa hơn, một số quy trình được tự động hóa có thể giúp đội ngũ bán hàng nâng cao hiệu quả làm việc.

Lấy ví dụ nhé! Doanh nghiệp có thể thiết lập một quy trình tự động, thông báo cho nhân viên Sales khi Leads đang ghé thăm trang Web. Lúc này, nhân viên Sales có thể gọi điện hoặc gửi Email cho Leads này để tăng khả năng chốt Sales. Hay khi một Lead điền Form, kích hoạt việc gửi một Email cụ thể nào đó từ đội Marketing và các cuộc gọi Follow-up từ phía đội Sales. Các phần mềm Marketing Automation có thể giúp bạn thiết lập các Task Follow-up hay To-do List để nhân viên dễ dàng theo dõi các Leads mà họ đang quản lý. Từ đó tiếp cận và tiến hành chốt Sales hiệu quả.

Tóm lại, bạn cần đề cao sự hợp tác giữa đội ngũ Sales và Marketing. Đồng thời nâng chúng lên mức độ cao hơn bằng các quy trình tự động hóa với phần mềm Marketing Automation. Việc này sẽ giúp nhân viên của bạn dễ dàng đạt được mục tiêu và nâng cao doanh số của doanh nghiệp.

Marketing Automation chỉ được áp dụng trong Email Marketing
Sai lầm thường gặp
Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng triển khai Marketing Automation chỉ tác dụng đối với các chiến dịch Email Marketing. Nhận định này hoàn toàn sai lầm! Bạn có thể tận dụng nó cho nhiều hoạt động tiếp thị khác nữa.

Giải pháp cho vấn đề
Hãy nghiên cứu kỹ và tận dụng tất cả những tính năng của phần mềm Marketing Automation.

Có nhiều nhiệm vụ nếu bạn thực hiện riêng lẻ sẽ rất khó mang lại hiệu quả tối đa mà còn làm tốn thời gian của bạn. Ví dụ, hãy thử tổng hợp lượng thời gian mà bạn dành cho các Task nhỏ như đăng bài lên các kênh Social Media, cập nhật thông tin khách hàng… Bạn sẽ thấy bạn đang tiêu hao rất nhiều thời gian. Trong khi đó, những công việc này đều có thể thực hiện bằng cách tự động hóa.

Triển khai ứng dụng Marketing Automation cho nhiều công việc sẽ giúp bạn có thêm thời gian để đầu tư cho chiến lược nội dung thu hút hơn và nuôi dưỡng Leads.

Kết hợp quá nhiều công cụ cùng lúc
Sai lầm thường gặp
Khoảng ½ các nhà tiếp thị đang triển khai Marketing Automation kết hợp cùng nhiều chiến lược và công khác để nhanh chóng đạt được mục tiêu cuối cùng. Nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng đôi lúc điều này sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến bạn mất thời gian hơn, hiệu quả mang lại cũng không như mong đợi.

Giải pháp cho vấn đề
Mục đích cuối cùng khi triển khai Marketing Automation là khiến công việc trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Hiệu quả sẽ không thể phát huy tối đa nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều các chiến lược, công cụ khác. Để rồi sau cùng mới sử dụng Marketing Automation. Điển hình là việc cập nhật dữ liệu khách hàng hoặc nhắm khách hàng mục tiêu một cách thủ công, sau đó chạy chiến dịch Email Marketing sử dụng phần mềm Marketing Automation.

Thực tế, các phần mềm Marketing Automation có cung cấp các tiêu chí giúp bạn nhắm đối tượng mục tiêu chính xác. Đồng thời, các công cụ trực quan hóa giúp bạn theo dõi tiến trình và hiệu quả của chiến lược mà doanh nghiệp đang thực hiện. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc nhắm đối tượng và đo lường các chỉ số và thống kê lại chúng. Từ đó, dành nhiều thời gian hơn cho các chiến lược tạo Leads chất lượng.

Kết luận
Triển khai Marketing Automation có thể mang đến hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh các sai lầm phổ biến nêu trên để các nỗ lực tiếp thị tự động hóa đạt kết quả tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị cung cấp giải pháp Marketing Automation. Họ có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giúp bạn hoàn thiện chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp. Liên hệ với NAVEE để tìm hiểu thêm về cách triển khai giải pháp Marketing Automation hiệu quả nhất!

Đánh giá post