WordPress.com và WordPress.org

So sánh sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org
So sánh sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org
Bạn muốn tạo website bằng WordPress vì đã nghe danh tiếng lẫy lừng của nền tảng này ư? Tuy nhiên, khi tìm hiểu thì bạn lại thấy mọi người đề cập đến 2 website: WordPress.com và WordPress.org.

Đừng nghĩ nó giống nhau mà chọn cái nào cũng được nhé. Đặc biệt là nếu bạn đang cần tạo site WordPress. Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 dịch vụ này trước khi có bất kỳ quyết định nào.

Ưu đãi bất ngờ cho bạn. Hostinger đang khuyến mãi Hosting tối ưu cho WordPress!
Nhận Khuyến Mãi
Trong bài này, chúng tôi sẽ so sánh giữa WordPress.org và WordPress.com dựa trên các yếu tố sau:

Mức độ dễ sử dụng
Sự linh hoạt và khả năng tùy biến
Giá
Hiệu năng
Bảo mật
Tất nhiên, trước khi đào sâu vào phần kỹ thuật, chúng tôi cũng sẽ giải thích WordPress.org là gì và WordPress.com là gì trước. Bạn có thể nắm rõ khái niệm giữa 2 nền tảng này sau khi đọc xong! Hãy bắt đầu thôi!

Giới thiệu về WordPress.com và WordPress.org
WordPress.org và WordPress.com Mức độ dễ sử dụng
WordPress.org và WordPress.com Linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh
WordPress.org và WordPress.com Giá
WordPress.org và WordPress.com Hiệu năng
WordPress.org và WordPress.com Bảo mật
Ưu điểm của WordPress.com
Ưu điểm của WordPress.org
Lời kết
Giới thiệu về WordPress.com và WordPress.org
Như đã đề cập ở trên, WordPress.com và WordPress.org không phải là một. Chúng là 2 nền tảng hoàn toàn khác nhau mặc dù giống tên nhau.

Ở phần sau chúng tôi sẽ so sánh rõ hơn giữa WordPress.com và WordPress.org. Còn bây giờ, yếu tố chính để phân biệt 2 nền tảng này là: hosting.

WordPress.org là gì?
WordPress.org là website chứa bộ cài nổi tiếng mã nguồn mở ‘WordPress’ – một phần mềm hệ quản trị nội dung (CMS) lớn nhất thế giới:

wordpress
Nói ngắn gọn, CMS là loại phần mềm được thiết kế để giúp đỡ tạo website và quản lý dữ liệu, nội dung của website dễ dàng hơn, thông qua một giao diện quản lý thân thiện với người dùng.

Trong trường hợp của WordPress, nền tảng này ban đầu dùng để tạo blog, nhưng nó đã lớn mạnh trở thành một phần mềm phù hợp cho mọi loại website và ứng dụng. Website WordPress.org chứa bộ cài phần mềm ‘WordPress’ mới nhất này. Vì vậy, khách truy cập khi tìm đến website này thường là để tải bản cài mới nhất để cài đặt lên web hosting của họ, tìm tài liệu liên quan đến WordPress, tìm các hướng dẫn và xem thông tin về WordPress.

WordPress.org là sản phẩm WordPress “tự host”. Cũng chính vì sự tiện lợi và mạnh mẽ của WordPress, rất nhiều nhà cung cấp web host đã hỗ trợ 1 click cài đặt, quá trình thiết lập WordPress cũng đã dễ dàng hơn và hoàn toàn không cần kiến thức kỹ thuật để tạo được một site WordPress hoàn chỉnh và chạy được trên mạng.

WordPress.com là gì?
Mặc khác, WordPress.com là một website cung cấp dịch vụ blog, vận hành bởi Automattic. Khi sử dụng WordPress.com, bạn sẽ sử dụng phiên bản phần mềm WordPress được cài sẵn:

trang chủ WordPress.com
Khách truy cập khi sử dụng dịch vụ của WordPress.com, họ đã thuê dịch vụ hosting của trang web này, dịch vụ hosting này chỉ cung cấp WordPress làm nền tảng chính. Bạn có thể đăng ký dùng dịch vụ từ miễn phí đến trả phí, tập trung vào việc viết blog mà không phải lo nghĩ đến chuyện cài đặt và hosting nữa.

Tóm lại, sự khác biệt chính giữa WordPress.com và WordPress.org chính là cách thức vận hành hosting của chúng. Trong khi WordPress.org là sản phẩm “tự host”, nơi bạn dùng để tải bộ cài WordPress, WordPress.com là nhà cung cấp sẵn dịch vụ hosting kết hợp với phần mềm blog WordPress, nơi WordPress đã được cài sẵn và bạn chỉ viết đăng ký gói cước từ miễn phí đến cao cấp để viết blog.

Giờ, bạn đã biết được yếu tố khác biệt cơ bản giữa 2 nền tảng, hãy đào sâu hơn nữa. Chúng tôi sẽ tiến hành so sánh giữa WordPress.org và WordPress.com.

WordPress.org và WordPress.com: Mức độ dễ sử dụng
Trong phần này, chúng tôi sẽ đánh giá mức độ dễ sử dụng giữa WordPress.org và WordPress.com. Để làm vậy, trước tiên chúng tôi sẽ đánh giá bước cài đặt ban đầu và việc xuất bản bài viết.

Bắt đầu với WordPress.com. Đầu tiên bạn cần làm là cài đặt tài khoản, có thể thực hiện miễn phí. Bạn chỉ cần đặt tên cho blog của bạn là được:

Đăng ký WordPress.com
Sau đó bạn điền thông tin cá nhân để đăng ký tài khoản WordPress.com. Tài khoản này có thể nâng cấp được, chúng tôi sẽ nói sau.

Sau khi đăng ký xong, bạn sẽ được cấp một trang quản lý. Tại đây, bạn có thể quản lý tài khoản, website của WordPress.com.

Để xem website của bạn, bạn chỉ cần vào tab My Sites. Bạn sẽ thấy thống kế site, nếu mới tạo sẽ không có gì hiện lên:

trang quản lý WordPress.com
Tại đây, bạn có thể xem website của bạn bằng cách click vào nút View Site:

blog mới
Tất nhiên, bạn chưa có gì để xem. Để xuất bản nội dung, bạn có thể nhấn vào nút Write trên cùng màn hình.

Lựa chọn này sẽ mở ra trình biên tập của WordPress.com, vốn rất rõ ràng trực quan. Bạn có thể viết tiêu đề, nội dung, chỉnh sửa các thông số ở thanh quản lý phía tay phải:

trình biên tập WordPress.com
Khi bài blog đầu tiên hoàn tất, bạn có thể xem trước để kiểm tra nó thế nào. Sau đó, nhấn nút Publish để chính thức đưa nó online cho khách truy cập xem được.

Nhìn chung, để website của bạn vận hành tốt, bạn sẽ chỉ mất vài phút. Viết bài blog post đầu tiên cũng dễ, thời gian dĩ nhiên tùy vào bạn, mức độ và độ dài của bài viết.

Giờ hãy xem qua WordPress.org. Để bắt đầu sử dụng CMS này, bạn sẽ cần tìm một nhà cung cấp hosting. Có nghĩa là bạn cần vài bước chuẩn bi trước khi chính thức viết blog. Tuy nhiên, để chọn nhà cung cấp hosting cũng không khó, và đặc biệt là bạn không bị ràng buộc bởi bất kỳ nhà cung cấp nào.

Ví dụ, Hostinger có cung cấp gói business shared hosting ở mức giá rất cạnh tranh. Kể cả gói thấp nhất bạn cũng sẽ có quyền sử dụng các tính năng cao cấp như: đa phiên bản PHP và truy cập SSH.

Sau khi bạn chọn xong web host và đăng ký một gói cước, bước tiếp theo là tiến hành cài đặt WordPress lên server mới. Thường nó sẽ mất vài phút, và còn ngắn hơn nữa nếu nhà cung cấp của bạn có hỗ trợ 1 click cài đặt như Hostinger. Dĩ nhiên, quá trình này sẽ không đơn giản bằng WordPress.com.

Sau khi WordPress đã được cài đặt, bạn sẽ thấy giao diện quản lý có nhiều lựa chọn hơn so với WordPress.com’s:

trang quản lý WordPress
Nhiều lựa chọn hơn, bạn có nhiều quyền quản lý hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc rắc rối hơn một tí. Tuy nhiên, khi tạo bài viết mới, thì nó cũng đơn giản như trên WordPress.com. Bạn chỉ việc vào tab Posts > Add New, để mở trình biên tập của WordPress.org lên:

viết bài mới bằng wordpress editor
Giống với WordPress.com, bạn có thể đặt tiêu đề cho bài viết và thêm nội dung của bạn vào. Hơn nữa, các thông số cấu hình của bài viết sẽ được chỉnh bên phía tay phải màn hình.

Nhìn chung, trải nghiệm xuất bản bài viết mới của cả 2 nền tảng là tương tự và rõ ràng như nhau. WordPress.com nhỉnh hơn một chút ở khâu cài đặt lúc ban đầu và cả 2 bằng nhau ở khâu đưa web lên mạng hoạt động được.

WordPress.org và WordPress.com: Linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh
Mặc dù vẫn có nhiều người xem WordPress là chỉ để dành cho viết blog, cả 2 nền tảng này thực sự có thể giúp bạn vận hành nhiều dự án khác nhau.

Trong phần này, chúng tôi sẽ nói về tính linh hoạt giữa WordPress.org và WordPress.com và tiến hành so sánh chúng ở mặt các chức năng có thể tùy chỉnh. Mục đích chính là muốn xem xem bạn có quyền đủ quyền tự do để chỉnh website như bạn muốn hay không.

Hãy xem qua WordPress.com. Ngay từ đầu, bạn có thể chỉnh phong cách của website bằng themes. WordPress.com có rất nhiều theme miễn phí. WordPress.com cũng hỗ trợ theme coa cấp tính phí:

theme wordpress.com
Tiếp theo là plugin, một yếu tố bên cạnh themes giúp cho WordPress nổi tiếng vượt bậc. Với plugin, bạn có thể thêm gần như mọi tính năng bạn muốn vào website, mà không cần phải thuê lập trình viên để làm việc này:

thêm plugin vào website WordPress.com
Với WordPress.com, bạn có thể sử dụng cùng một plugins như của WordPress.org. Tuy nhiên, gói miễn phí của nền tảng này không cho bạn cài plguin nào. Để cài plugin, bạn cần nâng cấp lên gói Business của WordPress.com.

Self-hosted WordPress (WordPress tự host), mặc khác lại không có giới hạn nào cả. Ngay khi website của bạn hoạt động, bạn có thể cài đặt hàng ngàn plugin bạn thấy trên WordPress.org:

Bộ sưu tập WordPress plugin
Với themes, cũng có hàng ngàn lựa chọn cho bạn:

cài đặt wordpress themes
Nếu chỉ tính số lượng, WordPress.org rõ ràng có lợi thế hơn. Sự tự do trong việc cài thêm plugin và themes cũng khiến bạn biết WordPress thành nền tảng cho mọi loại website, có tính năng đúng với nhu cầu của bạn. Nếu bạn là lập trình viên có kinh nghiệm, bạn cũng có thể tự tạo themes và plugins riêng, thậm chí là chỉnh sửa WordPress theo ý thích.

Vậy, nếu như bạn chọn gói miễn phí của WordPress.com, khả năng tùy biến sẽ rất bị giới hạn. Và vì vậy, vòng 2 của bài viết so sánh WordPress.com và WordPress.org phần thắng thuộc về WordPress.org.

WordPress.org và WordPress.com: Giá
Dĩ nhiên, muốn tạo một website, bạn sẽ tốn một ít chi phí. Cơ bản nhất là, bạn sẽ cần ít nhất phải thanh toán cho phí hosting và phí tên miền, bên cạnh một số phí khác để vận hành website.

Ở phần trước chúng tôi chỉ nói đến bản miễn phí của WordPress.com. Bản trả phí của nó sẽ gồm có 3 gói:

Presonal (4 USD một tháng): Với gói này, bạn có thể loại bỏ quảng cáo WordPress.com và gắn tên miền riêng vào.
Premium (8 USD một tháng): Người dùng gói Premium có thể kiếm tiền từ website của họ bằng ad và sử dụng CSS để chỉnh sửa website.
Business (25 USD một tháng): Gói này cho phép bạn thêm plugins và themes, cũng như cho phép tích hợp Google Analytics vào site của bạn.
Từng gói sẽ đáp ứng được mục đích riêng của bạn. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết toàn bộ tính năng của nền tảng này, bạn sẽ cần sử dụng gói mắc nhất là Business. Vì nó cho phép bạn truy cập sâu vào hệ thống plugin của WordPress. Hơn nữa, việc tích hợp Google Analytics gần như là tối quan trọng nếu bạn muốn hiểu rõ hành vi của khách truy cập.

Vậy, để tận dụng mọi ưu điểm của WordPress khi sử dụng WordPress.com, bạn sẽ cần kinh phí ít nhất 25 USD một tháng cho website. Bạn có thể chọn phiên bản miễn phí, nhưng nó sẽ không giúp bạn mở rộng được và không giống một website chuyên nghiệp lắm.

Chưa kể bạn sẽ thấy có vài themes premium trên WordPress.com, với giá thường tầm khoảng 30 USD. Thường thì các theme premium này sẽ đẹp mắt hơn rất nhiều so với themes miễn phí, vậy nên nếu cần thì bạn sẽ cần bỏ ra một ít tiền nữa để mua themes.

Tiếp tục, chúng ta hãy theo dõi WordPress.org. Bản thân nền tảng này không tốn chi phí vì nó là mã nguồn mở, nhưng vì bạn luôn cần một tên miền và hosting, nên bạn sẽ cần thanh toán chi phí cho 2 khoảng này.

Để bạn hiểu rõ hơn về chi phí hosting, thường thì một gói shared hosting tốt sẽ có giá tầm VNĐ44900 một tháng hoặc nhiều hơn. Bạn có thể kiểm tra bảng giá hosting tại đây.

Bảng giá Hostinger
Chi phí có thể cao hơn một chút nếu bạn chọn giải pháp mạnh hơn, như là Virtual Private Server (VPS). Máy chủ ảo VPS là một giải pháp vượt trội nổi chi làm website, vì vậy bạn có thể chưa cần tới gói cước đắt tiền này, mà có thể dùng gói nhỏ trước và nâng cấp từ từ khi website phát triển.

Còn đối với tên miền, giá cả cũng khác nhau. Thường thì bạn sẽ chọn một tên miền .com, nó sẽ có giá tầm 220,000 VND/năm. Có nghĩa là ban đầu bạn sẽ tốn khoảng dưới 300,000 để thiết lập một website WordPress, bao gồm chi phí hosting và tên miền. Bạn cũng có thể chọn tên miền các nước nếu đối tượng mục tiêu của bạn là nước đó và .com đã bị mua trước.

Nếu bạn muốn dùng plugin và themes premium nữa thì chi phí sẽ tăng lên tùy công cụ. Chi phí plugin premium sẽ có giá khoảng 200k và themes sẽ có giá 500k một theme.

Tất nhiên, bạn không cần phải tốn tiền mua themes premium và plugin cao cấp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, hầu hết mọi người đều dùng các sản phẩm cao cấp vì nó khiến site trông đẹp và chuyên nghiệp hơn. Và các chi phí này cũng chỉ thanh toán một lần.

Vậy, chi phí ban đầu khởi tạo một trang web có thể từ 0 đồng cho tới vài chục triệu, tùy vào gói hosting, tên miền và công cụ. Tuy nhiên, vì sự miễn phí và tính linh hoạt, vòng so sánh về giá giữa WordPress.org và WordPress.com, chúng tôi chọn cái đầu tiên.

WordPress.org và WordPress.com: Hiệu năng
Một yếu tố quan trọng nhất của mọi website là tốc độ. Trang web của bạn cần phải tải nhanh, người dùng không gặp tình trạng giật lắc, hoặc chờ lâu khi tương tác trên site.

Có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng tới tốc độ của website mà không liên quan đến hạ tầng đang sử dụng. Ví dụ như, bạn sử dụng một trang có nhiều ảnh chất lượng cao mà không tiến hành nén nó xuống, thời gian tải trang sẽ tăng lên.

Đó là vấn đề sau này khi bạn đang vận hành website, bạn cần liên tục tối ưu nó để tốc độ được tốt nhất. Còn bây giờ, bước chuẩn bị là bạn phải chọn một nền tảng tốt trước đã. WordPress.com có một nền tảng hosting tốt cho website, tất cả các gói cước của nó đều chạy rất ổn và nhanh.

Vậy, ưu điểm chính của WordPress.com là bạn không phải bận tâm quá nhiều vào tốc độ do nó đã có danh tiếng từ lâu. WordPress.com nhanh và gần như không có downtime.

WordPress.org thì khác. Mặc dù bản thân nó là một phần mềm rất tốt và nhanh, nhưng bạn còn cần lựa xem web host của bạn có tối ưu cho WordPress không nữa, hoặc chí ít bạn cần chọn nhà cung cấp cho tốc độ tốt nhất.

Khi sử dụng WordPress.org, bạn còn nên thực hiện các hiệu chỉnh để tăng tốc độ website. Ví dụ, bạn có thể tích hợp CDN vào website hoặc tận dụng browser caching để đẩy nhanh tốc độ web. Nếu bạn là người cầu toàn và cần điểu khiển mọi khía cạnh của website như vậy, thì WordPress.org chính là lựa chọn cho bạn.

Tóm lại, tốc độ là yếu tố bạn cần cẩn trọng xem xét. WordPress.com sẽ tự tối ưu cho bạn, WordPress.org cho phép bạn điều khiển nhiều chức năng tối ưu tốc độ của website. Vì vậy, chúng tôi nghĩ phần thắng ở hơi nghiêng về cái thứ 2 trong việc so sánh tốc độ giữa WordPress.com và WordPress.org.

WordPress.org và WordPress.com: Bảo mật
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng trong việc so sánh giữa WordPress.org và WordPress.com, chúng tôi sẽ bàn đến yếu tố bảo mật. Sử dụng một nền tảng an toàn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, để giữ cho chính bạn và khách truy cập được an toàn, bảo mật thông tin. Bạn chắc chắn sẽ không muốn kẻ tấn công có thể xâm nhập được vào website và sử dụng nó để phân tán malware hoặc spam, phải không.

Đối với vấn đề bảo mật, WordPress.com rất có kinh nghiệm trong việc này. Vì nó vận hành một nền tảng đóng hoàn toàn, không có nhiều lỗ hổng lắm trên đây. Hơn nữa, WordPress.com có hẵn một đội ngũ bảo mật thông tin sẽ liên tục giữ cho site bạn an toàn, để bạn có thể yên tâm vận hành website mà không phải lo lắng gì.

Mặc khác, ordPress.org, đòi hỏi bạn cần biết các kiến thức cơ bản về bảo mật để tăng cường tính năng này. Đầu tiên, bạn cần chắc rằng web host của bạn đạt danh tiếng về độ an toàn nhất định. Sau đó, bạn thực hiện một số các bước theo hướng dẫn sau để bảo vệ website.

Các biện pháp bảo mật này nếu thực hiện đúng thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm rồi đấy. Vì bạn có thể cài plugin bảo mật WordPress để bật chứng thực 2 bước, whitelist IP của chính bạn để chỉ bạn có thể truy cập vào dashboard, vâng vâng.

Ý của chúng tôi là, bởi WordPress.org là một nền tảng mở, bạn có thể gia tăng chức năng bảo mật nhiều hay ít đều được. Vậy, vì chúng tôi thích có nhiều quyền kiểm soát website hơn, trong phần cuối mục so sánh giữa WordPress.com và WordPress.org, chúng tôi vẫn chọn org.

Ưu điểm của WordPress.com
Chúng tôi đã so sánh rất nhiều về WordPress.com và WordPress.org rồi, giờ là lúc tổng hợp lại các ưu điểm của cả 2 nền tảng.

Đầu tiên, ưu đểm của WordPress.com chính là:

Vô cùng đơn giản để tạo website với nền tảng này.
Dashboard dễ sử dụng, có nhiều tính năng hay.
Bạn được nhận nhiều themes miễn phí.
Hiệu năng và bảo mật, WordPress.com đều làm tốt.
Tuy nhiên, điểm bất lợi chính của WordPress.com, là việc bạn không thể sử dụng plugin trừ khi bạn đăng ký gói cước 25 usd một tháng. Plugin là lý chính khiến WordPress trở nên mạnh mẽ, vì vậy, thiếu đi chúng hoặc cái giá sở hữu chúng quá mắc thì lại là điểm trừ lớn.

WordPress.com vẫn là một nền tảng tốt nếu bạn muốn tạo một website đơn giản nhanh. Sử dụng nó đồng nghĩa với việc bạn có thể tập trung vào phát triển nội dung cho website, mà không cần quan tâm nhiều lắm đến yếu tố kỹ thuật.

Ưu điểm của WordPress.org
Có rất nhiều lý do gảii thích vì sao WordPress phổ biến đến vậy. Chúng có các ưu điểm nổi trội sau đây:

Nền tảng mã nguồn mở cho phép bạn toàn quyền điều khiển mọi ngóc ngách của website
Giao diện quản lý rõ ràng, dễ sử dụng với rất nhiều lựa chọn để tùy chỉnh.
Có thể truy cập sử dụng hàng ngàn plugin, themes miễn phí, trả phí. Bạn có thể dựng mọi loại website nhờ chúng.
WordPress có thể chạy trên bất kỳ web host hoặc server nào, bạn không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.
Cũng phải nhắc đến cộng đồng mạnh mẽ của WordPress, cộng đồng này rất sôi động và hữu ích. Bất kể câu hỏi của bạn là gì, gần như chắc chắn bạn sẽ tìm được câu tả lời từ bộ sưu tập hướng dẫn, chỉ dẫn, lời khuyên của các lập trình của WordPress. Và rất nhiều người sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Nhưng nói đi cũng nói lại, để sử dụng thành thạo WordPress.org đòi hỏi bạn chịu khó hơn một chút so với WordPress.com. Bạn cũng cần tăng tốc website và tăng bảo mật bằng các phương pháp khác nhau.

Những phương pháp này rất đơn giản để thực hiện, kể cả khi bạn là người mới. Chúng cũng đáng để bạn tìm hiểu để tăng cường kiến thức của bạn trong việc vận hành web. Vậy, như bạn thấy, khi so sánh giữa WordPress.com và WordPress.org, WordPress.org là sự lựa chọn của chúng tôi.

Lời kết
Nhìn bên ngoài, có rất nhiều điểm chung khi tạo website bằng WordPress.com và WordPress.org. Chúng gần như là anh em vậy, nhưng rõ ràng WordPress.org trội hơn ở điểm tính năng, vì bản chất là mã nguồn mở.

Không phải sử dụng WordPress.com là không tốt, đặc biệt là khi bạn không muốn lo tới khoản hosting và chỉ cần một site đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn là kiểu người thích vận hành, quản lý website ở mọi khâu, thì dĩ nhiên bạn nên chọn WordPress.org.

Còn bạn, bạn thích tạo website bằng WordPress.org hay WordPress.com hơn? Hãy chia sẽ kinh nghiệm khi dùng một trong 2 nền tảng này với chúng tôi nhé!

Đánh giá post