Với mỗi một bài viết việc xác định từ khóa chính là yếu tố rất quan trọng trong tối ưu SEO, trước tiên từ Content của bài viết bạn cần tìm ra được từ khóa quan trọng nhất sau đó sẽ sử dụng công cụ phân tích từ khóa để tìm từ khóa phù hợp tốt hơn, tiếp theo phân bổ từ khóa đó vào các vị trí trong bài để làm nổi bật từ khóa chính bạn muốn đề cập.
Các bước thực hiện để tìm ra danh sách các từ khóa tốt nhất cho bài của bạn.
- Bước 1: Tìm từ khóa chính từ nội dung của bạn
- Bước 2: Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa để biết người dùng thường dùng từ khóa gì để tiếp cận được nội dung/chủ đề bạn viết
- Bước 3: Phân bổ từ khóa chính/khóa chính vào bài viết của bạn
Cách xác định từ khóa cho mỗi bài viết
Việc xác định được từ khóa chính rồi, nhưng hãy dừng lại một chút để suy nghĩ theo cách nghĩ của độc giả, vậy khi tìm kiếm từ Google họ sẽ dùng những từ khóa nào để đến được bài viết của bạn, vấn đề này rất quan trọng nếu không nội dung bạn tạo ra rất hay và hữu ích nhưng nếu sử dụng từ khóa chính không tốt sẽ ít có cơ hội tiếp cận người tìm kiếm qua Google, Bing, Yahoo search.
Từ Content của bài viết > xác định được từ khóa mình cho là quan trọng nhất (chủ quan, cảm tính) cho page
Hãy suy nghĩ
- WHO: Nội dung viết cho đối tượng nào?
- WHAT: Viết về chủ đề/sự kiện gì?
- How: Viết như thế nào đạt được hiệu quả nhất
Bài viết chuẩn SEO là gì?
Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết được tối ưu nội dung nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và được triển khai các kỹ thuật SEO để thúc đẩy thứ hạng bài viết trên trang kết quả tìm kiếm. Bài viết chuẩn SEO có thể kéo được lượng traffic lớn từ các công cụ tìm kiếm.
Chuẩn SEO là gì?
Bài viết có chuẩn SEO hay không thì người dùng nên chú trọng tiêu chí:
- Vị trí xuất hiện từ khóa, Title, thẻ meta, đường link
- Độ dài bài viết và mật đồ từ khóa
- Mức độ và chuyên môn và tránh trùng lặp
- Internal Link và External Link
- Tối ưu hóa hình ảnh, video liên quan…
- Tối ưu cho SEO và cả người dùng
Nếu bạn muốn có một bài viết chuẩn SEO, bạn cần phải đáp ứng cả 2 yếu tố cho người dùng và công cụ tìm kiếm.
Để có thể làm hài lòng bộ máy tìm kiếm và khách hàng tiềm năng của bạn, bạn bắt buộc phải tạo dựng những bài viết chuẩn SEO có giá trị cao đối với người dùng, chứ không chỉ là tối ưu SEO cho nó. Như vậy, bài viết đó mới tạo ra giá trị và tăng traffic website chất lượng.
MỤC ĐÍCH BÀI VIẾT LÀ GÌ?
Kết hợp các câu hỏi này bạn đưa ra từ khóa khóa cho bài viết theo chủ quan của mình theo mẫu sau:
Đối tượng + Sự kiện, chủ đề viết về đối tượng đấy
Ví dụ: trong bài viết này
- Đối tượng dành cho những người viết bài cho website, blog
- Chọn từ khóa chính và vị trí đặt các từ khóa đó trong bài viết
- Mục đích: Giúp mỗi bài viết nhận được traffic tốt hơn từ công cụ tìm kiếm
từ khóa quan trọng nhất của bài viết dựa trên nội dung sẽ là: “Cách chọn từ khóa chính cho bài viết”
Bước tiếp theo dùng công cụ phân tích từ khóa, xem có thể tìm được từ khóa khác phù hợp với nội dung, mà nhiều người dùng để tìm kiếm hơn không?
Phân tích từ khóa để tìm từ khóa phù hợp hơn
Trong bước này tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số kỹ thuật để phân tích từ khóa cơ bản nhất giúp bạn có thể tìm ra từ khóa khóa phù hợp hơn cho bài viết của mình, bởi từ khóa bạn tìm ra là theo chủ quan cá nhân của bạn, nhưng với chủ đề nội dung đó người dùng thường sử dụng những từ khóa gì để tìm đó là việc bạn cần phải thực hiện tiếp
- Sử dụng Google search tìm từ khóa gợi ý
- Tham khảo các bài viết ở TOP trong trang kết quả tìm kiếm
- Sử dụng các công cụ như Google Ads, Ahrefs, keywordtool.io
Dùng GOOGLE SEARCH, BẠN NHẬP từ khóa CHÍNH CỦA MÌNH VÀO BOX TÌM KIẾM NHƯ SAU:
Nhập từ khóa chính của bạn để phân tích
Trong box tìm kiếm Google sẽ list danh sách những từ khóa gần nghĩa với từ khóa bạn nhập, hãy xem xét và cân nhắc từ khóa này xem có sử dụng được từ khóa nào tốt hơn từ khóa chính của bạn không. Nếu không có thể cân nhắc sử dụng 2-3 từ khóa đó trong nội dung bài viết của bạn.
Tiếp theo hãy kéo xuống phía cuối của bài viết tham khảo tiếp các từ khóa gợi ý của Google:
Danh sách từ khóa gợi ý LSI
Các từ khóa gợi ý này Google gọi là Danh sách từ khóa ngữ nghĩa tiềm năng LSI (Latance Semantic Indexed)
Hãy xem xét và cân nhắc xem có sử dụng được từ khóa gợi ý nào không, nếu có hãy đưa vào danh sách từ khóa khóa của bạn.
THAM KHẢO VÀ HỌC HỎI TỪ CÁC BÀI VIẾT TOP ĐẦU
Những nội dung xuất hiện trong top đầu thường là những nội dung Google đánh giá là tốt nhất và xứng đáng trong top đầu tìm kiếm, nó thường trả lời tốt những câu hỏi của người tìm kiếm.
Hãy tham khảo các Title và phần mô tả của những trang này:
Mặc dù từ khóa sử dụng là: “Cách chọn từ khóa chính cho bài viết”, nhưng bạn thấy Google hiểu được ngữ nghĩa của văn bản, mục đích của bước này chính là Xây dựng danh sách từ khóa cho bài viết.
Danh sách từ khóa bạn cần lập gồm:
- 1 từ khóa chính trong SEO gọi là từ khóa chính
- 2-5 từ khóa bổ trợ, đồng nghĩa trong SEO gọi là từ khóa phụ hay biến thể từ khóa
- Bài viết này tôi chọn ra các từ khóa sau:
- Cách chọn từ khóa chính cho bài viết (chủ quan chọn)
- Cách xây dựng từ khóa (Từ gợi ý của Google Search)
- Xây dựng danh sách từ khóa (học từ các trong đầu trong tìm kiếm)
Đến đây bạn đã có được danh sách từ khóa cho bài viết của mình, câu hỏi đặt ra là không biết từ khóa nào người dùng sử dụng nhiều nhất để tìm kiếm. Rất hay một số công cụ sau sẽ giúp trả lời câu hỏi này giúp bạn: Google Ads hoặc Ahrefs
PHÂN TÍCH TỪ KHÓA SỬ DỤNG KEYWORD PLANNER CỦA GOOGLE ADS HOẶC AHREFS
Google Ads hay trước đây là Google Adwords
Với Google Ads bạn cần đăng ký tài khoản để sử dụng, thường bạn chạy chiến dịch quảng cáo và mất phí Google sẽ hỗ trợ tốt hơn với công cụ này.
Từ trình duyệt nhập đường link: https://ads.google.com
Dùng account Gmai của bạn qua bước Đăng nhập
Phía trên cùng bên phải click vào “Công cụ” và chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa như hình trên
Xuất hiện màn hình tiếp theo nhập các từ khóa cần phân tích vào box “Tìm từ khóa mới”:
- Cách chọn từ khóa chính cho bài viết
- Cách xây dựng từ khóa
- Xây dựng danh sách từ khóa
Kết quả sẽ xuất hiện như dưới đây
Thật bất ngờ từ khóa chủ quan lúc đầu tôi chọn: “Cách chọn từ khóa chính cho bài viết” không nhận được lượt tìm kiếm nào cả.
từ khóa: “Cách xây dựng từ khóa” gợi ý từ Google search có lượng tìm kiếm là 20.
từ khóa: “Xây dựng danh sách từ khóa” tham khảo từ các kết quả ở TOP cũng không có số liệu.
Tới đây bạn nên cân nhắc tìm các từ khóa khóa lựa chọn từ khóa khóa mà người dùng tìm kiếm.
Lưu ý: Danh sách từ khóa gợi ý phía dưới trong mục “Ý tưởng” cũng là nơi bạn nên lướt qua và tìm từ khóa phù hợp để áp dụng.
Ban đầu tôi dự định dùng từ khóa: Cách chọn từ khóa chính
Trong Title:
Hướng dẫn cách chọn từ khóa chính và vị trí đặt trong bài viết
Sau khi phân tích tôi sẽ điều chỉnh từ khóa chính như sau:
Hướng dẫn cách Xác định Từ khóa và vị trí phân bổ trong Content
TIPs: Bạn nên sử dụng tất cả các cụm tự bạn thu được qua các bước phân tích để đưa bào bài viết của mình nếu có thể (phù hợp với nội dung của bạn) điều đó sẽ tốt cho khả năng hiển thị và xếp hạng. Hãy thử và cảm nhận nhé.
Khi chọn được từ khóa chính rồi, tiếp theo bạn cần đưa từ khóa này vào những nơi nào trong bài viết, bước 3 sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Xây dựng bố cục bài viết chuẩn SEO
Nhìn chung, Title bài viết chuẩn SEO thường dưới 70 ký tự, chứa từ khóa chính. Từ khóa nên nằm về phía bên trái Title.
Làm nổi bật từ khóa trong Title sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung chủ đề bài viết cũng như hỗ trợ Google crawl và nhận dạng dữ liệu nhanh hơn.
Bạn cũng nên chú ý độ dài từ khóa vì nếu viết quá ngắn sẽ không hấp dẫn và diễn tả đủ ý, nhưng nếu quá dài thì sẽ không thể hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm.
Độ dài Title bài viết chính xác là bao nhiêu vẫn còn gây tranh cãi. Vì thực chất Google tính theo độ rộng tối đa là 600 Pixel. Nên an toàn nhất là đặt Title dao động từ 60-65 ký tự.
Ngoài ra để thu hút người dùng Click chuột ngay từ Title, bạn cần:
Tip hay #1:
Cách kiểm tra Title có trùng lắp với đối thủ hay không: Gõ “AllinTitle:tên Title” > Nhấp Enter
Ví dụ, bạn muốn kiểm tra Title “Chi tiết 7 bước đơn giản viết bài chuẩn SEO thu hút trong 2021” đã có ai đặt chưa, hãy search Google:
AllinTitle: Chi tiết 7 bước đơn giản viết bài chuẩn SEO thu hút trong 2022
Nếu xuất hiện kết quả như hình bên dưới, chứng tỏ Title này Unique.
Tip hay #2:
Viết một Title thu hút bằng cách chèn một số từ ngữ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực vô trong Title.
Ví dụ như tôi có một bài viết về thủ thuật SEO, ban đầu của Title sẽ là “75 thủ thuật SEO hiệu quả trong 2022”
Title này cũng tốt thôi. Nhưng bây giờ hãy nhìn cách tôi thêm những từ ngữ mô tả cảm xúc vô hơn.
- 75 thủ thuật SEO hiệu quả kinh ngạc trong 2022
- Bí kíp: 75 tuyệt chiêu SEO hiệu quả xuất sắc trong 2022
- Kinh ngạc: 75 thủ thuật SEO đột phá trong 2022
Chỉ cần thêm một chút “gia vị” – Từ ngữ thể hiện cảm xúc cũng có thể khiến Title bài viết của bạn thu hút, độc đáo, thú vị hơn.
Mở bài
Sau Title thì mở bài là phần quan trọng quyết định người dùng có ở lại để tiếp tục đọc bài viết hay không.
Vì vậy ngay từ đoạn đầu tiên (thường dưới 155 từ), bạn cần thể hiện nội dung chính của bài viết và đi thẳng vào vấn đề người dùng quan tâm, cũng như hứa hẹn đưa ra giải pháp giải quyết khó khăn hiện tại của họ.
Đừng quên chèn từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên một cách tự nhiên nhất và các từ khóa phụ, từ khóa liên quan 1-2 lần để có thể viết nội dung chuẩn SEO hơn.
Một cách mở bài đơn giản nhưng vô cùng thu hút người đọc là mở đầu bằng câu hỏi và để phần thân bài trả lời cho câu hỏi đó.
Ngoài ra bạn có thể đưa ra lý do vì sao bài viết lại quan trọng, xứng đáng dành thời gian đọc và nêu đúng vấn đề của người dùng.
Thân bài
Như đã đề cập, phần thân bài nên là câu trả lời giải đáp truy vấn của người dùng. Và phải thể hiện được những gì bạn chia sẻ thực sự có ích đối với họ.
Bố cục thân bài nên rõ ràng, chia thành nhiều đoạn nhỏ là những nội dung xoay quanh chủ thể của bài viết, mỗi ý có Heading chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan. Cụ thể như sau:
- Title ý 1… (Heading 2 số 1 = từ khóa chính)
- Title ý 2… (Heading 2 số 2 = từ khóa phụ)
- Title ý 3… (Heading 2 số 3 = từ khóa liên quan)
- Một số lưu ý khác cho thân bài:
Bài viết cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, có chiều sâu nhưng không lan man, lạc đề.
Xen kẽ nội dung chữ viết thông thường là hình ảnh, Video, Infographic, CTA,… để giúp Content của bạn hấp dẫn hơn, nhất là những trang ẩm thực, nội thất, quần áo.
Ngắt nhỏ mỗi đoạn từ 2-3 câu để người đọc dễ theo dõi và không thấy quá dài mà gây chán ngán.
Phân bố từ khóa đều, tự nhiên xuyên suốt bài viết với mật độ từ 1-3%. Ví dụ bài viết 500 từ thì nên chứa 5 từ khóa, rải rác ở mở bài, H1, H2, body text và kết bài.
Chèn Internal Link vào đúng ngữ cảnh với Anchor Text phù hợp.
Kết bài
Phần kết bài viết chuẩn SEO thường có vai trò tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết, có độ dài từ 80 – 150 từ.
Đây cũng là cơ hội tốt để bạn nhắc lại thương hiệu mình nhằm kêu gọi khách hàng hành động. Đừng quên chèn từ khóa lần cuối và trích dẫn nguồn nếu có.
Tối ưu bài viết chuẩn SEO
Tối ưu URL/Slug
Slug là một phần của URL và phải là duy nhất trong toàn Website của bạn. Để tối ưu SEO, Slug nên được đặt rõ ràng cho cả Google lẫn người đọc.
- URL nên chứa từ khóa chính (có lượng search cao nhất)
- Càng ngắn càng tốt (nhưng phải giữ đúng nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ)
- Áp dụng 301 Redirect URL cũ sang URL mới nếu muốn thay đổi URL.
Tối ưu H1
- Title và H1 của bài viết không nên trùng nhau.
- H1 chứa tối đa 70 ký tự.
- H1 nên chứa Keyword có lượng Search cao thứ 2
- Cũng như Title, từ khóa nên nằm đầu dòng H1. VD: “Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO (2022)”.
- Tương tự Title, H1 nên dùng số lượng (ưu tiên số lẻ) và tính từ “mạnh”.
- Mỗi bài viết nên có 1 H1 duy nhất.
Tối ưu Subheading (H2, H3, H4 …)
- Khi viết bài SEO, nên dùng Subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết.
- Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa (Support) cho H1, H3 Support cho H2, H4 Support cho H3 …
- Nên in đậm các Subheading và chèn LSI keywords vào các Subheading.
- Một Subheading nhỏ không chứa quá 300 chữ.
- Nếu đã dùng đến H2 thì phải có từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm bảo tính logic.
Tối ưu Meta Description
- Từ ngữ trong thẻ Meta Description cần ngắn gọn, súc tích chứa nội dung chính, hấp dẫn người dùng Click vào bài viết.
- Thẻ Meta Description tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện Desktop và tối ưu trên cả thiết bị di động.
- Gợi lên cảm xúc và đưa ra giải pháp giải quyết “nỗi đau” người dùng đang gặp phải.
- Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa vào phần Meta Description.
Chi tiết cách tối ưu thẻ Meta Description như thế nào, bạn tham khảo thêm tại đây nhé!
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh đang là xu hướng tìm kiếm của người dùng ở hiện tại, cả trong tương lai và được Google ưa chuộng. Tối ưu hình ảnh hiệu quả sẽ mang về một lượng Traffic đáng kể cho Website của bạn.
- Nên chọn đuôi hình ảnh là .jpg và dùng Keyword không dấu đặt tên cho hình ảnh khi upload lên Website.
- Kích thước:
- Featured Image: 1200 x 628 pixels
- Ảnh chèn trong bài viết: 600 x 400 Pixels (chiều dài của ảnh có thể nhỏ hoặc lớn hơn 400 Pixels)
- Căn giữa và viết chú thích cho tất cả các hình ảnh chèn vào bài viết.
- Mỗi bài cần có tối thiểu 1 hình ảnh Unique (hình ảnh riêng/ tự thiết kế) mang tính thương hiệu của riêng bài viết này.
- Tuyệt đối không lấy hình ảnh của đối thủ.
- Số lượng hình ảnh chèn vào bài viết phụ thuộc vào số lượng chữ. Tầm 250 chữ nên có 1 hình ảnh minh họa.
- Chất lượng hình ảnh càng sắc nét càng tốt.
Vị trị đặt từ khóa trong bài viết
Title: Trong thẻ Title, và có thể được trong Title bài càng tốt (H1)
DESCRIPTION: Trong trích dẫn, tóm tắt hay Sapo – Description Tag (Đoạn văn đầu tiên của bài viết) 160-300 ký tự
IMAGE:
- Từ khóa chính trong tên của Ảnh – không dấu,
- Từ khóa chính xuất hiện trong ALT của Ảnh
- Từ khóa chính hoặc từ khóa bổ trợ xuất hiện trong phần chú thích của Ảnh
HEADING:
Từ khóa chính hoặc từ khóa bổ trợ (second keyword) xuất hiện trong thẻ H2, H3 của bài viết
BODYBài viết:
- Xuất hiện trọng đoạn đầu tiên của bài
- Từ khóa chính hoặc từ khóa bổ trợ xuất hiện trong đoạn cuối của bài viết
LINK: Thành phần của từ khóa khóa chính (từ khóa được chia nhỏ) xuất hiện trong ANCHOR TEXT dẫn liên kết sang bài viết liên quan.
Chèn từ khóa vào những vị trí quan trọng
Để có thể tối ưu từ khóa cho Content thì các công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO là sự trợ giúp không thể thiếu.
- Dựa vào danh sách từ khóa ban đầu cần tối ưu cho bài viết, phân bổ Keyword cho toàn bài viết một cách tự nhiên nhất.
- Tần suất Keyword chính cần SEO nên xuất hiện nhiều nhất (chèn tầm 5-6 lần) so với các Keyword còn lại.
- Tốt nhất nên bôi đen toàn bộ Keyword.
- Mật độ từ khóa tầm 1-3% là ổn nhất cho một bài viết.
- Cách kiểm tra: Bạn có thể sử dụng SEOquake hay Yoast SEO như một công cụ viết bài chuẩn SEO.
Dùng plugin SEOQuake để kiểm tra mật độ từ khóa (Keyword Density) của bài viết. Nếu từ khóa SEO chính đứng đầu danh sách là ổn.
Nhấp vào bài viết cần tối ưu > Chọn icon SEOQuake trên thanh tìm kiếm > Nhấp vào “Density” > Xem kết quả
Còn đối với Yoast SEO, bạn hãy kiểm tra trên phần “Analysis Results”. Tại đây, xem phần “Keyphrase Density” để điều chỉnh mật độ từ khóa của bài viết cho thích hợp.
Tối Internal Link và External Link
Để hiểu rõ về cách viết bài chuẩn SEO thì không thể không tìm hiểu tới Internal Link và External Link.
Internal Link là liên kết nội bộ trỏ từ trang này sang trang khác trong cùng website. Trong khi đó External Link là liên kết trỏ từ website của bạn ra bên ngoài Website khác trên Internet. Cả Internal và External Link đều đóng vai trò quan trọng trong cách viết bài SEO hiệu quả:
- Liên kết đến các bài viết có cùng chủ đề trong cụm Topic Cluster cần giới thiệu cho người dùng.
- Sử dụng Anchor Text từ khóa chứa nội dung cụ thể của bài viết sẽ Links tới.
- Sử dụng càng nhiều Internal Link càng tốt (tối thiểu 3 Internal Links) trong một bài. Và dùng tối thiểu 1 External Link (đến các bài viết liên quan) trong bài.
Đăng tải bài viết
Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình viết bài chuẩn SEO.
- Đọc lại bài viết một lần nữa, check toàn bộ lỗi.
- Chọn chế độ “Preview” để xem trước bài viết hiển thị. Sau đó, đăng tải trực tiếp bài viết trên Website.
- Kết hợp chia sẻ bài viết trên đa kênh: Facebook, Google My Business, Email và Submit trên Google Search Console để Google Bot nhanh chóng Index bài viết của bạn.
- Facebook:
Nội dung bài viết đăng tải: Phải ngắn gọn, nêu rõ 4 yếu tố: Who (đối tượng đọc bài viết là ai), What (bài viết nói về gì), Why (tại sao cần phải đọc bài viết này). Đặc biệt nên chèn Link bài viết dưới Post.
Hình ảnh: Ưu tiên hình ảnh Unique (độc nhất của riêng bạn), kích thước tiêu chuẩn 1:1 (ưu tiên kích thước 504 x 504 pixels) - Google My Business: Dùng Content của bài Post Facebook để đăng tải, kết hợp chèn thêm Link các trang mạng xã hội khác của bạn.
- Email Marketing: Là một cách gợi ý cho người dùng đã từng truy cập Website MrH SEO đọc thêm các bài viết mới. Tiêu chuẩn cho các Email này cực đơn giản.
- Google Search Console: Copy URL vừa đăng tải > Paste vào thanh kiểm tra URL > Chọn yêu cầu lập chỉ mục/Index
- Facebook:
- Thường xuyên kiểm tra độ tương tác của người dùng với bài viết thông qua các chỉ số Time On Site, Bounce Rate, CTR, … (sử dụng kết hợp với các công cụ SEO như: Google Analytics, Google Search Console,…)
- Dựa vào các chỉ số, điều chỉnh Content cho phù hợp với Intent (mục đích tìm kiếm) của người dùng.
Vậy là xong!
Tối ưu tỉ lệ Bounce Rate và tương tác người dùng
Hầu hết những người làm SEO đều nghĩ rất khó để có thể khiến cho mọi người nhìn thấy content của họ. Tuy nhiên … cái khó thực chất lại nằm ở việc khiến cho mọi người đọc content đó. 3 tuyệt chiêu bên dưới đây sẽ giúp giảm Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) của website bạn không nên bỏ qua:
#1: Bắt đầu với những câu hỏi
Mục đích:
- Có thể đặt nhiều câu hỏi. Vì tâm lý con người có xu hướng luôn muốn tìm ra đáp án của vấn đề.
- Câu hỏi thu hút sự quan tâm của người đọc và vô tình hướng người đọc kéo chuột xuống đọc tiếp.
Lưu ý: Phần tôi tô đậm chính là mẫu chuẩn để bạn có thể ráp nối với nhiều ý khác.
- Điều gì xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng SEO Offpage không hề khó như bạn nghĩ?
- Nghe thật điên rồ, phải không?
- Đã bao nhiêu lần bạn cố gắng thực hiện Offpage SEO nhưng chỉ 2 tháng sau đó phát hiện mình đã tối ưu quá liều?
- Có bao giờ bạn muốn rằng mình có thể tối ưu Offpage SEO mà không cần đi tìm Backlink?
- Bạn có thấy thứ hạng của Website mình cải thiện khi bạn thực hiện Offpage SEO?
Cố gắng tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ khiến người đọc khao khát muốn biết được phần còn lại của bài viết.
#2: Phương pháp APP
Đây là phương pháp được Brian Dean giới thiệu và sử dụng trong Viết bài quảng cáo.
Phương pháp rất đơn giản:
- Đồng ý (Accept): Nhận ra vấn đề của người đọc và đồng ý với nó
- Hứa hẹn (Promise): Hứa hẹn vấn đề của họ sẽ được khắc phục
- Hình dung (Preview): Cho họ biết được, hình dung được những gì bạn sẽ đem đến cho họ qua bài viết.
Như bạn có thể thấy trong hình, “APP” là viết tắt của: Đồng ý, Hứa hẹn và Xem trước.
Hãy chia nhỏ từng phần tử:
Đầu tiên, Đồng ý (Accept). Đây là một ý tưởng hoặc khái niệm mà người tìm kiếm Google sẽ đồng ý với bạn, điều này cho họ thấy rằng bạn hiểu vấn đề của họ.
Đây là một ví dụ:
Hầu hết mọi người sẽ tìm kiếm từ khóa mục tiêu (“SEO hình ảnh”) và họ sẽ nhận được hàng loạt gợi ý liên quan. Tuy nhiên, chỉ một vài bài viết họ sẽ chọn ở lại lâu nhất. Đơn giản vì độc giả của chúng ta chỉ quan tâm đến điều họ cần.
Vì vậy, bằng cách nhấn mạnh rằng cách nhấn mạnh “hình ảnh là yếu tố quan trọng”, điều đó cho thấy rằng tôi cảm hiểu và có thể cung cấp được phương pháp mà họ đang tìm kiếm.
Bây giờ tôi đã khiến họ gật đầu đồng ý, đã đến lúc bạn cần Promise – Hứa hẹn.
Promise là nơi bạn mang đến cho họ cái nhìn về một thế giới tuyệt vời hơn.
Cuối cùng, hãy đánh đúng vấn đề người đọc cần với Preview – Hình dung. Đây là nơi bạn cho người đọc biết chính xác những gì bạn sẽ cung cấp cho họ.
#3: Nâng cao trải nghiệm người dùng
UX/UI (User Experience / User Interface) là hai yếu tố đang trở thành xu hướng của SEO cũng như khi thiết kế Website.
Nói đơn giản, bạn nên chú ý bố cục, màu sắc, phông chữ đã hài hòa và phù hợp với khách hàng mục tiêu hay chưa, các khoảng trắng, xuống dòng, Bullet, Headline, bố trí thông tin, sản phẩm … tất cả đều góp phần giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi thao tác trên website.
Ngoài ra tăng tốc độ tải trang cũng là cách hiệu quả để giảm tỷ lệ Bounce Rate cao vì như đã đề cập, người dùng không có thời gian và kiên nhẫn.
3 Công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO
Đối với người sáng tạo nội dung, việc đưa bài viết lên trang xếp hạng tìm kiếm là sự ưu tiên hàng đầu. Bằng cách tiếp cận những công cụ hỗ trợ viết bài SEO phù hợp, thì ngay cả người mới bắt đầu làm cũng có thể seo từ khóa lên top một cách dễ dàng. Chính vì vậy, hãy cùng tôi tìm hiểu 3 công cụ hỗ trợ viết bài SEO đắc lực dưới đây!
#1: Rank Math
Đây là một công cụ trên nền tảng WordPress, rất hữu dụng và được nhiều SEOer sử dụng để hỗ trợ cấu hình SEO và đánh giá sơ bộ mức độ chuẩn SEO của bài viết. Ngoài ra, công cụ còn hỗ trợ nhiều tính năng khác trong đó nổi bật là Schema Markup trong phiên bản Pro.
#2: Yoast SEO
Tương tự như Rank Math, Yoast SEO cho bạn phân tích từ khóa chính để có cách tối ưu cho bài viết, các đánh giá và chỉ dẫn từ Yoast SEO sẽ gợi ý bạn tối ưu hiệu quả nhất.
Vì 2 công cụ này khá tương tự nhau, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 công cụ này để hỗ trợ trong quá trình tối ưu bài viết.
#3: Seoquake
Đây là một Extension trên trình duyệt, bạn chỉ cần cài đặt Seoquake sau đó kiểm tra các thông số trên bất kỳ trang web nào.
Khi không muốn hiện các thông số này bạn có thể tắt đi nhanh chóng, đơn giản. Trong các phân tích của công cụ này có rất nhiều tiêu chí đánh giá web để bạn tối ưu web của mình.
Những lỗi thường gặp khi viết content SEO
#1: Nhồi nhét quá nhiều từ khóa
Từ khóa giúp tăng thứ hạng bài viết, thế nhưng việc nhồi nhét từ khóa quá nhiều sẽ khiến người đọc không thích điều này một chút nào. Hãy khôn khéo đặt từ khóa thật hợp lý, nếu không bạn sẽ bị Google phạt vì gian lận, thứ hạng từ đó giảm xuống.
#2: Tạo nội dung không ăn nhập với từ khóa
Cố tình tạo nội dung không ăn nhập với từ khóa, điều này chỉ làm người đọc khó chịu và Google đánh giá thấp bài viết của bạn. Vì công cụ tìm kiếm của Google luôn xếp hạng cao các bài viết có nội dung liên quan, sát nhất với từ khóa mục tiêu.
#3: Không định dạng thẻ heading cho bài viết
Heading không phải chỉ bôi đậm, phóng to và làm nổi bật so với nội dung thường thì sẽ trở thành heading. Bạn phải định dạng heading cho các Title phụ.
#4: Thiếu liên kết chất lượng
Liên kết bên ngoài là một trong những tiêu chí được Google đánh giá cao, các liên kết với website liên quan là vô cùng đắt giá. Google sẽ đánh giá uy tín, chất lượng của các liên kết ngoài này để xếp hạng website của bạn.