ATL và BTL là gì

ATL và BTL là gì trong Marketing, phân biệt sự khác nhau và có ý nghĩa quan trọng như thế nào
Hiểu ATL và BTL là gì trong marketing, phân biệt được 2 khái niệm này và vận dụng được vào chiến lược thực tiễn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về ATL và BLT cũng như những vấn đề liên quan. Hãy tham khảo ngay nhé!

ATL và BTL là gì?
Cả ATL và BLT đều là những thuật ngữ marketing chỉ các hoạt động xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, đây là 2 mảng hoàn toàn khác biệt từ phương thức hoạt động cho đến các yếu tố phương pháp hay phương tiện thực hiện.

Để bạn dễ hình dung, chúng tôi sẽ đi vào chi tiết từng khái niệm ATL là gì và BTL là gì trong marketing.

ATL và BTL là gì?

ATL và BTL là gì?

ATL là gì?
ATL là viết tắt của cụm từ Above The Line (Pull Marketing) được biết đến là các hoạt động lên kế hoạch và thực hiện nhằm mục đích xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững, lâu dài và khuếch trương nó nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng để nhiều người biết tới. Chúng ta có thể thấy các hoạt động ATL trên TV, Print & Outdoor Ads hay Radio. Thông thường, trong một bộ phận Marketing thì team Brand sẽ đảm nhận ATL.

BTL là gì?
BTL là viết tắt của cụm từ Below The Line (Push Marketing) được biết đến là các hoạt động nhằm thúc đẩy việc tiếp cận và bán hàng cho người tiêu dùng cuối, cũng như phát triển thị trường phân phối. Các hoạt này thường diễn ra ngắn hạn, cho hiệu quả trực tiếp, ví dụ như: tiếp thị trực tiếp, tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành riêng cho khách hàng hoặc cho hệ thống đại lý, bán lẻ. Trong bộ phận Marketing thì team Trade Marketing sẽ đảm nhận BTL.

Sự khác nhau của ATL và BTL
Sự khác nhau của ATL và BTL

Sự khác nhau của ATL và BTL

ATL và BTL khác nhau ở đối tượng hướng đến
Như đã nói ở trên, ATL hướng đến đối tượng là số đông khách hàng nên thường sử dụng các công cụ là phương tiện truyền thông đại chúng, những kênh mà giúp thương hiệu tiếp cận với phần đông của người tiêu dùng.

BTL lại tập trung vào các hoạt động hướng đến khách hàng cuối, nhóm khách hàng cụ thể và tiếp xúc trực tiếp. Do đó, nó tập trung triển khai ở khâu POP/POSM, mục đích tạo ra cảm hứng và niềm tin, thúc đẩy người tiêu dùng tìm hiểu và sử dụng thử sản phẩm, cuối cùng là nâng cao doanh số bán hàng.

ATL và BTL khác nhau ở thời gian thực hiện
Các hoạt động ATL có độ phủ rộng, được thực hiện lâu dài, bền vững xây dựng nhận diện thương hiệu trong lòng số đông khách hàng, từ đó gia tăng độ nhận biết, củng cố hình ảnh thương hiệu.

Bên cạnh đó, BTL lại là những hoạt động ngắn hạn, là làm sao bán được nhiều hàng nhất trong một chương trình. Các hoạt động BTL thường tổ chức theo từng đợt chương trình khuyến mãi, ưu đãi, kỷ niệm hay dịp có ý nghĩa đối với khách hàng và thương hiệu,…

ATL và BTL khác nhau ở phương tiện sử dụng
Ta có thể thấy các hoạt động chính của ATL tập trung vào Media, Tài trợ và PR,… Đây là những hoạt động tập trung tạo nên những hình ảnh, dấu ấn của thương hiệu trong lòng khách hàng. Ví dụ như các quảng cáo hàng ngày trên TV.

Vì vậy phương tiện mà ATL sử dụng là các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, trang thông tin của doanh nghiệp,… Các hình thức digital marketing cũng được áp dụng để đưa thông điệp truyền thông đi xa, tiếp cận và phủ rộng số đông người tiêu dùng. Các sản phẩm phục vụ cho hoạt động ATL có thể hữu hình hoặc vô hình để truyền đi thông điệp tới khách hàng.

Riêng BTL hiếm khi sử dụng tới phương tiện truyền thông. Bởi như đã nói, nó chủ yếu tập trung để thúc đẩy bán hàng ở những điểm bán hàng. Phương tiện mà BTL sử dụng chủ yếu là các vật dụng hữu hình được trưng bày tại các điểm bán, quầy trưng bày, quầy dùng thử,…

ATL và BTL khác nhau ở tính tương tác
ATL bao gồm các hoạt động truyền tải thông điệp từ thương hiệu mang tính một chiều, rất ít tương tác ngược lại từ phía người tiêu dùng. Bên cạnh đó, BTL có tính tương tác với người tiêu dùng khá cao, đa chiều, làm việc trực tiếp với với khách hàng cá nhân.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang chi ngân sách cho các hoạt động ATL nhiều hơn so với BTL. Tuy nhiên, xu hướng Marketing sắp tới sẽ không quá phân biệt rạch ròi giữa ATL và BTL.

Bởi ATL cho biết những thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Còn BTL thể hiện doanh nghiệp biến thông điệp thành hành động. Các hoạt động ATL giúp người tiêu xem và nghe về sản phẩm. Bên cạnh đó, các hoạt động BTL mang đến trải nghiệm thực tế như: dùng thử, nếm thử, ngửi thử…

Lồng ghép các hoạt động ATL và BTL trong chiến lược Marketing sẽ giúp thương hiệu doanh nghiệp ghi dấu trong lòng người tiêu dùng cũng như thúc đẩy bán hàng hiệu quả hơn.

Những chia sẻ trên đây hy vọng phần nào đã giúp bạn hiểu rõ các khái niệm như ATL, BTL, so sánh và đưa ra được những đặc điểm quan trọng của 2 loại hình marketing này.

Đánh giá post