Omni channel là gì

Omni channel là gì – Cách xây dựng Omni channel trong doanh nghiệp
Muốn tích cực tiếp cận khách hàng, đẩy mạnh doanh số thì không thể bỏ qua Omni channel. Vậy Omni channel là gì, cách xây dựng sao cho hiệu quả nhất? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời hữu ích trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ.

Omni-channel là gì?
Omni-channel (bán hàng đa kênh) hay còn được biết đến là mô hình tiếp cận khách hàng trên nền tảng đa kênh. Phương thức vận hành của nó là chú trọng cung cấp trải nghiệm tích hợp, liền mạch cho khách hàng với mục đích cuối cùng là thúc đẩy doanh số.

Nói dễ hiểu hơn là khi doanh nghiệp áp dụng mô hình Omni-channel, sản phẩm được đồng bộ trên toàn bộ kênh bán hàng, các quy trình được vận hành trơn tru nhờ hệ thống quản lý.

Omni-channel là gì?

Omni-channel là gì?

Dù là khách mua hàng ở bất cứ kênh nào như: trên thiết bị di động, trên máy tính, trên các sàn thương mại điện tử hay mua trực tiếp tại cửa hàng thì đều trải nghiệm mua sắm liền mạch và đồng bộ.

Mô hình bán hàng đa kênh Omni-channel cũng giúp doanh nghiệp vận hành dễ dàng và đồng bộ.

Đặc điểm của mô hình Omni-channel
3 đặc điểm của Omni-channel có thể kể đến như sau:

– Bán hàng đa kênh

Một trong những đặc điểm nổi bật của Omni-channel là bán hàng đa kênh, với mục đích tạo ra những trải nghiệm liên mạch cho khách hàng trên mọi nền tảng. Để từ không chỉ tạo nên trải nghiệm khách hàng mà còn tối ưu được các chiến dịch truyền thông, tiếp thị và bán hàng.

Nhất là trong xu thế hiện nay, việc mang đến cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm đa kênh sẽ tạo nên mức độ hài lòng cũng như xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu. Khách hàng thỏa mãn nhu cầu mua sắm trực tuyến thay vì chỉ đến trực tiếp cửa hàng như truyền thống. Còn doanh nghiệp áp dụng mô hình Omni-channel để tăng khả năng tiếp cận và hiệu quả kết nối với khách hàng. Từ đó, bán hàng đa kênh thúc đẩy tăng doanh số.

Các trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng đa kênh của mô hình Omni channel cũng giúp doanh nghiệp có thêm dữ liệu về hành vi và chân dung của họ. Doanh nghiệp có thêm data để nghiên cứu nhu cầu, insight của khách hàng. Thông qua điều này, doanh nghiệp có thể cải thiện về chất lượng sản phẩm hay giá cả, dịch vụ kèm theo,… đáp ứng và làm hài lòng người tiêu dùng, tạo nên lượng khách hàng thân thiết, trung thành lâu dài.

– Tăng tính hiệu quả trong quản lý data cho doanh nghiệp

Việc áp dụng mô hình Omni-channel sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu một cách chuyên nghiệp hơn. Điều mà các phương thức hay mô hình bán hàng cũ không còn phát huy công dụng. Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp phải xử lý rất nhiều thông tin như: mã sản phẩm, đơn hàng, nhu cầu của khách tại cửa hàng, trên các kênh trực tuyến,…

Nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn như giao nhầm đơn cho khách hàng, sót đơn hàng, dữ liệu giữa các kênh không đồng bộ, doanh thu không chính xác, gây nhầm lẫn,…

Mô hình Omni-channel giúp doanh nghiệp khắc phục được hầu hết những vấn đề trên đây, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn nhờ việc quản lý dữ liệu tập trung cũng như đồng bộ số liệu.

– Hỗ trợ tăng tính tiếp cận của sản phẩm đến với người tiêu dùng

Omni-channel là mô hình bán hàng đa kênh nên sản phẩm sẽ tiếp cận được với lượng người dùng đông đảo trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Điều này sẽ giúp quảng bá thương hiệu, cũng giới thiệu sản phẩm của thương hiệu rộng rãi hơn đến với khách hàng tiềm năng.

– Đón đầu được xu hướng thị trường

Mô hình Omni-channel mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu và phát triển ở một thị trường mới. Bởi mô hình này giúp quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể đồng bộ được chiến lược marketing cho cả mô hình cũng như có những điểm chuyên biệt dành riêng cho từng kênh.

Đặc điểm của mô hình Omni-channel

Đặc điểm của mô hình Omni-channel

Cách xây dựng Omni channel trong doanh nghiệp
Để xây dựng được một mô hình Omni-channel đảm bảo mang đến trải nghiệm khách hàng liền mạch thì bạn cần những lưu ý như sau:

– Đừng ngại bỏ hết đi những điều cũ kĩ

Hãy nhớ rằng, hành vi mua sắm cũng như nhu cầu của khách hàng là thay đổi liên tục. Vì vậy, một doanh nghiệp không thể chỉ vận hành một kênh bán hàng mãi theo thời gian. Khi hệ thống bán hàng đã trở nên cũ kĩ và lạc hậu thì doanh nghiệp cần nắm bắt nhanh những xu hướng hiện tại và áp dụng ngay để mang đến những thay đổi tích cực cho cả hệ thống của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trải nghiệm khách hàng cần được đặt lên hàng đầu. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả, duy trì được lượng khách hàng trung thành và tiếp cận được khách hàng tiềm năng.

– Thấu hiểu khách hàng luôn là điều quan trọng

Doanh nghiệp cần tìm ra được nhu cầu và sở thích của khách hàng mới mang lại trải nghiệm tốt nhất. Như đã nói đến ở trên, mang đến trải nghiệm khách hàng tốt sẽ khiến khách không chỉ mua hàng ở hiện tại và còn trong tương lai.

– Chọn kênh phù hợp để tương tác với khách hàng

Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có một kênh yêu thích để mua hàng. Tùy vào nhóm khách hàng mà bạn chọn kênh để tương tác với họ, sẽ dễ giúp mô hình Omni-channel trở nên hiệu quả hơn.

– Tận dụng tốt các cơ sở dữ liệu

Để mô hình Omni-channel vận hành trơn tru, đừng quên tận dụng cơ sở dữ liệu mà doanh nghiệp đang có trong tay. Nếu không có thì cần lên kế hoạch tìm kiếm dữ liệu thích hợp.

Đánh giá post