Ảnh hưởng của Schema trong SEO website

Ngày nay, trong 10 người kinh doanh thì hết 8 người đầu tư thiết kế website chuẩn công nghệ để bán hàng. Tương tự các doanh nghiệp cũng đã chú trọng làm SEO để website lên top cao trên Google nhằm tiếp cận gần nhất với khách hàng của mình. 

Nhưng làm thế nào để kết quả hiển thị website mình trở nên nổi bật hơn và tối ưu hơn? Tích hợp schema cho trang web là một trong những kỹ thuật nâng cao sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này. Hãy cùng LPTech tìm hiểu tường tận về Schema là gì và sức mạnh của nó để định hướng SEO Onpage tốt hơn cho trang web mình nhé.

Schema là gì?

Schema là một dạng dữ liệu cấu trúc của trang web, bao gồm các đoạn CODE HTML nhỏ được tích hợp vào website để cung cấp các gợi ý rõ ràng cho các Search Engines dễ dàng đọc, phân loại và hiển thị nội dung phù hợp nhất với truy vấn người dùng.

Schema là một trong những yếu tố SEO Onpage quan trọng luôn nằm trong checklist những đề xuất cần phải tối ưu của các công ty Dịch vụ SEO.  Đồng thời, theo Search Engine Land, bằng cách triển khai schema có thể giúp website tăng tỷ lệ nhấp 30%.

Qua đó có thể thấy rõ dữ liệu cấu trúc schema góp phần SEO từng trang web hiệu quả hơn và phục vụ tối ưu trải nghiệm người dùng tốt hơn khi tìm kiếm trên Internet.

Schema ảnh hưởng như thế nào đối với website trong SEO?

Hiện nay, công việc SEO trở nên khó hơn rất nhiều, khi các công cụ tìm kiếm như “ông lớn” GOOGLE liên túc cập nhật và thêm thắt các kỹ thuật mới đòi hỏi các trang web càng phải chú trọng xây dựng cấu trúc và nội dung chất lượng hơn nếu giành được vị trí trên top đầu.

Theo các tài liệu chính thức thì Google rất khuyến khích sử dụng schema, nhưng chỉ có 30%  trang trực tuyến sử dụng Schema cho trang web của mình. Đó là lý do tại sao schema càng trở nên có giá trị hơn trong SEO tổng thể website.

Cải thiện khả năng crawl dữ liệu của Google

Trên thế giới có hơn 1.9 tỷ trang web đang hoạt động thì với schema bạn có thể nói với các nhện tìm kiếm chính xác những gì trên trang của bạn.

Quá trình này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp địa phương bằng cách giúp làm rõ thông tin về doanh nghiệp của họ, chẳng hạn như họ bán gì và cách liên hệ với họ.

Tăng khả năng hiển thị trên trang web trên các trang tìm kiếm

Schema giúp cho website hiển thị rõ hơn, hấp dẫn hơn và thu hút người dùng. Dữ liệu cấu trúc này thúc đẩy tăng hiệu quả SEO của bạn vì người dùng có nhiều khả năng nhấp vào kết quả của bạn hơn so với không có schema. Với nhiều lần nhấp, bạn sẽ xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Tăng trải nghiệm truy cập cho khách hàng

Thông tin bổ sung cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt hơn, do đó, bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập chất lượng hơn và tăng cường chuyển đổi bán hàng.

Ví dụ khi khách hàng muốn tham gia một sự kiện âm nhạc thì có DLCT schema sẽ giúp hiển thị những thông hữu ích của website bạn như về giá vé, địa điểm, ngày giờ diến ra sự kiện,….

Rick Snippets

Lợi ích khá hay ho khác đó là Google sử dụng đánh dấu lược đồ (schema) để tạo các đoạn mã Rich Snippets cho website bạn trong kết quả tìm kiếm, cung cấp cho người dùng thông tin như đánh giá hoặc thông tin sản phẩm khiến họ có nhiều khả năng nhấp vào trang web của bạn.

Đây là một kỹ thuật đặc biệt giúp website bạn chiếm dụng hầu như 2/3 bảng xếp hạng và một kết quả nổi bật hơn như thế này sẽ được hiển thị nhiều hơn cho người dùng, tăng tỷ lệ nhấp vào trang web của bạn.

Các loại dữ liệu cấu trúc Schema phổ biến nhất

Sau khi đã hiểu được lợi ích quan trọng của schema mang lại cho website, thì việc tiếp theo là doanh nghiệp cần xác địch và chọn được loại schema phù hợp với website và lĩnh vực kinh doanh của mình.Dưới đây là 10 loại schema phổ biến nhất được sử dụng.

Organization schema

Organization schema làm rõ phần giới thiệu công ty của bạn, bao gồm logo, thông tin liên hệ, vị trí, URL website và profile công ty. Điều này giúp tăng tính nổi bật thương hiệu trên SERPs và giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần để liên hệ với bạn ngay lập tức.

Dành cho: các tổ chức như trường học, công ty, câu lạc bộ,…

Person schema

Person schema hiển thị thông tin về một cá nhân, như tên, ngày sinh, địa chỉ, trình độ học vấn và các thành viên trong gia đình…

Google giả định rằng nếu bạn đang tìm kiếm ai đó theo tên, bạn có thể đang tìm kiếm một số thông tin cơ bản. Vì vậy, với dạng schema này, nhằm đưa ra câu trả lời thẳng vào cái bạn đang tìm kiếm mà không cần phải nhấp qua một trang web khác.

Dành cho: chủ thể là con người, người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng,…

Local business schema

Loại schema này rất phù hợp cho các công ty hoặc chi nhánh địa phương của một tổ chức. Nó giúp người tiêu dùng tìm thấy vị trí của công ty và các thông tin khác như địa chỉ, giờ mở cửa, thông tin liên hệ, v.v.

Dành cho: một doanh nghiệp địa phương hoặc các chi nhánh của một tổ chức, như nhà hàng, chi nhánh ngân hàng, cơ sở y tế,….

Product & Offer schema

Tích hợp schema sản phẩm và giá cho website để tạo điều kiện thuận lợi để bán một dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể. 

Cả hai đều cho phép phân phối thông tin sản phẩm, chẳng hạn như giá cả và trạng thái, nhưng Offer schema yêu cầu bắt buộc phải có thuộc tính giá và đơn vị tiền tệ, trong khi Product schema chỉ yêu cầu thuộc tính tên.

Điều này giúp các sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật hơn so với đối thủ hoặc cho phép người dùng dễ dàng so sánh bạn với các đối thủ khi bán cùng mặt hàng kinh doanh. 

Dành cho: website thương mại điện tử, bán vé sự kiện,….

Breadcrumbs schema

Breadcrums schema liệt kê các thứ tự các liên kết đường dẫn dẫn đến trang hiện tại. Nó giúp người dùng nhìn thấy vị trí của họ đang ở đâu trên website và giúp giảm tỷ lệ thoát trang.

Article schema

Đây là dạng schema được sử dụng phổ biến nhất cho các bài đăng trên blog và tin tức.

Nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trong tiêu đề, thời gian xuất bản, hình ảnh nổi bật và đôi khi là cả video. Tuy nhiên, tùy vào loại bài viết mà sẽ có các article schema khác nhau chẳng hạn như Bài đăng trên blog, Bài báo tin tức và Bài báo học thuật.

Event schema

Event schema cung cấp các thông tin bổ sung cho các sự kiện như ngày, địa điểm và giá cả. Nó đặc biệt hữu ích để thu hút và cho phép khách hàng tìm kiếm dễ dàng những thông tin sự kiện mà họ đang cần.

Dành cho: các trang web tổ chức lễ hội âm nhạc, sự kiện, buổi biểu diễn nghệ thuật

Rating/Review Schema Markup

Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng tham khảo trước những đánh giá và review trước khi quyết định chọn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Thế nên thiết lập review schema sẽ giúp đưa ra thông tin hữu ích về feedback của những người mua trước mà người dùng không cần phải tìm hiểu sâu hơn.

Từ đó thúc đẩy truy cập người dùng và ranking website tốt hơn trên các trang SERP.

Video Schema

Video schema là một cách tốt để giúp Google thu thập dữ liệu và index video trên trang web của bạn, vì chúng ta đều biết rất khó để các công cụ tìm kiếm làm được điều đó.

Nó cũng giúp video của bạn xuất hiện trong Tìm kiếm Video của Google, cùng với những video từ YouTube.

ImageObject schema

Nếu bạn muốn cung cấp dữ liệu về hình ảnh, bạn nên sử dụng dữ liệu cấu trúc imageobject. Nó sẽ bổ sung những thông tin cho ảnh như chiều cao và chiều rộng hình, tác giả và chú thích hình,…

Ngoài ra, mới đây ngày 21/2/2020 Google vừa mới chạy thử nghiệm BETA tính năng Image License Metadata để hiện thị nhãn dán (licensable) bản quyền cho hình ảnh. Đây hứa hẹn sẽ là tính năng vô cùng hữu ích giúp hạn chế được tình trạng sao chép và sử dụng hình ảnh trái phép. 

FAQ schema

Đây là loại schema đặc biệt hữu ích cho website bán sản phẩm để trực tiếp chèn các câu hỏi thường được khách hàng truy cập nhất, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng tốt hơn.

Đây cũng là loại schema được LPTech đặc biệt tích hợp cho website mình để thu hút và giúp người dùng chọn lọc được những thông tin hữu ích một cách nhanh nhất giúp giải quyết vấn đề của họ.

Làm cách nào để kiểm tra xem website đã tích hợp Schema chưa ?

Chỉ với 2 thao tác đơn giản, LP Tech sẽ chỉ bạn cách kiểm tra xem trang web mình đã có Schema hay chưa và dữ liệu cấu trúc có đang gặp vấn đề gì không.

Truy cập vào Công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc. Sau đó nhập URL bạn muốn kiểm tra vào “Tìm nạp URL” và bắt đầu “Chạy thử nghiệm”
Sau khi Google phân tích xong sẽ trả về cho bạn một bảng thông tin chứa các loại dữ liệu cấu trúc có trong URL. Các dữ liệu càng nhiều thì cho thấy trang web bạn có cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiệu nội dung.

Ngoài ra, nếu website bạn đã thiết lập schema thì cách test này còn cho phép bạn kiểm tra xem dữ liệu cấu trúc bạn có đúng chưa hay đang bị lỗi nào không. Lưu ý mục “Lỗi” và “Cảnh báo” để theo dõi và click họn từng mục cụ thể để xem đề xuất giải pháp tối ưu.

 Tổng kết

Tích hợp schema là một kỹ thuật nâng cao, gây ra nhiều khó khăn cho các SEOer tay nghề yếu. Có nhiều loại và thuộc tính khác nhau và bạn cần xác định và mã hóa loại nào phù hợp nhất với thông tin trên trang của mình.

Vậy nên để tiết kiệm thời gian cho bạn và năng lượng trong khi vẫn nhận được tất cả các lợi ích mà schema mang lại bằng cách làm việc với công ty SEO chuyên nghiệp ! Dịch vụ SEO của LPTech sẽ đảm bảo mang lại những kết quả tuyệt vời cho bạn.

Đánh giá post