Marketing Automation giúp doanh nghiệp tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa Sales – Marketing, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng doanh thu.
Sự phối hợp giữa Sales và Marketing trong Marketing Automation
Sự phối hợp giữa Sales và Marketing trong Marketing Automation
Trong thực tế, bộ phận Marketing và bán hàng của doanh nghiệp thường tồn tại nhiều bất đồng. Đôi lúc họ còn không phối hợp ăn ý với nhau, khiến hiệu quả kinh doanh chung bị ảnh hưởng. Marketing Automation cho phép các bộ phận của doanh nghiệp phối hợp suôn sẻ, làm việc hiệu quả hơn.
Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Marketing Automation?
Ứng dụng Marketing Autmation vào hoạt dộng sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn:
Hiểu được tâm lý và hành vi của khách hàng tiềm năng
Rút ngắn quy trình Marketing
Liên kết nhịp nhàng với bộ phận bán hàng
Phân luồng khách hàng
Hiểu được tâm lý và hành vi của khách hàng tiềm năng
Trước khi thực hiện chuyển đổi, người dùng thường truy cập một chuỗi các bài viết, trang,… Mỗi người có những nhu cầu, sở thích, thói quen,… khác nhau. Công cụ tiếp thị tự động hóa cung cấp động thái, hành vi của khách hàng cho doanh nghiệp. Các dữ liệu này bao gồm hành vi khách hàng trên Website, các Link dẫn được nhấp, danh mục họ quan tâm, những Email được mở,…
Marketing Automation hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy doanh thu.
Marketing Automation hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy doanh thu.
Dựa vào đó, doanh nghiệp hoàn toàn nắm được nhu cầu của khách hàng một cách rõ ràng. Sau đó, bộ phận Marketing có thể tiến hành cung cấp đúng những gì khách hàng cần thông qua các kênh tự động. Các hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả, kiểm soát, triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc khách hàng.
Rút ngắn quy trình Marketing
Không phải bất cứ ai truy cập trang Web, Fanpage của bạn đều có ý định mua hàng, thực hiện các hành động chuyển đổi được khuyến khích. Doanh nghiệp nên tập trung vào khách hàng tiềm năng, rút ngắn quá trình Marketing để mang lại hiệu quả chuyển đổi cao nhất.
Thông thường, doanh nghiệp sẽ tìm cách rút ngắn hành trình ra quyết định của khách hàng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Hệ thống tự động hóa có thể tự liên lạc với khách hàng dựa trên hành vi của họ thông qua những tính năng Tracking đã cài đặt, dựa trên hành vi của họ. Các hình thức liên lạc có thể là gửi Email, hay hiển thị nội dung quảng cáo,… Đồng thời, nhờ Marketing Automation, quy trình Follow-Up được thống nhất, việc chăm sóc khách hàng sẽ nhanh chóng hơn. Chính những ưu điểm này giúp tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện đáng kể.
Marketing tự động hóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ sở thích, nhu cầu của khách hàng ở từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi. Nhờ đó, bạn có thể cung cấp cho khách hàng những điều mà họ quan tâm nhất. Có thể nói, tiếp thị tự động hóa giúp giữ chân khách hàng, giảm tỷ lệ rời đi nhằm tăng khả năng chuyển đổi của họ.
Liên kết nhịp nhàng với bộ phận bán hàng
Bộ phận Marketing và Sale có thể kết hợp làm việc ăn ý nhờ tiếp thị tự động hóa.
Bộ phận Marketing và Sale có thể kết hợp làm việc ăn ý nhờ tiếp thị tự động hóa.
Với Marketing Automation, bộ phận Marketing và Sales có thể dựa vào một nền tảng chung để đo lường hiệu quả hoạt động. Từ đó, cả hai bên có thể tìm ra phương pháp tiếp thị và bán hàng đúng đắn, tối ưu nhất.
Phân luồng khách hàng
Doanh nghiệp có thể theo dấu khách hàng dựa vào Marketing tự động hóa từ khi họ bắt đầu tìm kiếm sản phẩm, đọc thông tin, đến khi ra quyết định mua hàng. Sau đó có thể tiến hành lọc khách hàng tiềm năng và phân chia công việc phù hợp. Từ đó, công ty có thể tạo chiến lược chăm sóc, bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Việc phân loại khách hàng thường dựa theo các chỉ số về sở thích, hành vi mua hàng, địa điểm tìm kiếm,…
4 Bước quan trọng để tạo ra một chiến lược Marketing Automation
Để thiết lập một chiến lược Marketing Automation mang lại hiệu quả thật sự cho doanh nghiệp. Bạn cần tuân thủ 4 bước quan trọng sau đây:
Xác định mục tiêu
Xác định đối tượng mục tiêu
Bản đồ phác thảo hành trình của người dùng
Phân khúc và đánh giá khách hàng tiềm năng
Xác định mục tiêu
Đây là bước đầu tiên, quan trọng trước khi bạn thực hiện bất kỳ chiến lược nào. Mỗi mục tiêu đòi hỏi một chiến lược khác nhau. Bạn cần biết chính xác doanh nghiệp mong muốn nhận những lợi ích gì từ tiếp thị tự động hóa. Từ đó, bạn có thể lập kế hoạch chiến lược phù hợp.
Xác định đối tượng mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định đối tượng mục tiêu trước khi lập chiến lược tiếp thị tự động hóa.
Doanh nghiệp cần xác định đối tượng mục tiêu trước khi lập chiến lược tiếp thị tự động hóa.
Để tạo chiến lược Marketing tự động hóa, doanh nghiệp cần hiểu nhu cầu của khách hàng tại tất cả các điểm của quy trình chuyển đổi. Tuy nhiên, việc xác định nguồn lực, thời gian cho chiến lược còn tùy vào mục tiêu chính của bạn là gì. Cần xác định rõ những yếu tố này để tập trung vào những khách hàng ở một điểm thật cụ thể của quy trình.
Ví dụ, bạn muốn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và hiện không gặp vấn đề với việc tạo khách hàng tiềm năng. Lúc này, cần tập trung nguồn lực, thời gian vào phần giữa và phần dưới của quá trình chuyển đổi.
Bản đồ phác thảo hành trình của người dùng
Doanh nghiệp cố gắng thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động nhất định khi sử dụng chiến lược Marketing Automation. Để thực hiện hành động này, khách hàng cần trải qua nhiều bước khác nhau. Bản đồ phác thảo chuyển động của người dùng sẽ giúp bạn hình dung các bước này một cách rõ ràng hơn. Bạn sẽ thấy chính xác các bước một khách hàng đến được một trang Web và thực hiện hành động mong muốn.
Mỗi người tiêu dùng đều có thói quen, sở thích khác nhau. Do đó chuyển động, hành vi của họ cũng không giống nhau hoàn toàn. Một số khách hàng có thể cần nhiều thông tin hơn những người khác để quyến định thực hiện hành động.
Phân khúc và đánh giá khách hàng tiềm năng
Việc phân khúc, đánh giá khách hàng giúp doanh nghiệp chăm sóc và chuyển đổi khách hàng tốt hơn.
Việc phân khúc, đánh giá khách hàng giúp doanh nghiệp chăm sóc và chuyển đổi khách hàng tốt hơn.
Không phải mọi khách hàng tiềm năng đều có chất lượng như nhau, hay có mức độ sẵn sàng mua hàng như nhau. Sẽ có những khách hàng sắp thực hiện hành động mua, cũng có những khách vẫn tìm thêm thông tin, nghiên cứu sản phẩm. Thậm chí, có cả những người có thể không bao giờ chuyển đổi. Do đó, bạn cần phân khúc và đánh giá khách hàng tiềm năng để tạo thông điệp, chiến lược hiệu quả cho từng phân khúc.
Việc đánh giá khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp lọc ra được những cá nhân cần cần chăm sóc thêm, hay khách hàng đã sẵn sàng được bàn giao cho Sale. Bạn có thể kiểm tra cách tương tác, hành động của người dùng với nội dung trên Website để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi của họ. Bạn có thể gán giá trị cho một vài tương tác, hành động nhất định với phần mềm Marketing tự động hóa. Từ đó, bạn có thể tính điểm và đánh giá khách hàng tiềm năng đó.
Marketing tự động hóa cũng mang đến khả năng phân khúc cơ sở dữ liệu ở mức độ rất cao. Thông qua đó, bạn có thể gửi tin nhắn đến từng phân khúc khách hàng cụ thể.
Những quan điểm sai lầm về Marketing Automation
Khi ứng dụng Marketing Automation, rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải những sai lầm dưới đây:
Không có cảm giác cá nhân hóa
Marketing Automation chỉ là thư rác
Chỉ cần thiết lập ban đầu và sau đó quên nó đi
Marketing Automation chỉ như Email Marketing
Marketing Automation chỉ như Email Marketing
Không có cảm giác cá nhân hóa
Không ít người cho rằng, Marketing tự động hóa chỉ là một công cụ nên khó có thể mang đến cảm giác cá nhân hóa. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Marketing tự động hóa có thể tạo được cảm giác cá nhân nếu được thực hiện một cách chính xác.
Một chiến lược Marketing tự động hóa thành công đều cần có con người tiến hành lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát nó. Tiếp thị tự động hóa là công cụ giúp bạn dễ dàng truyền tải thông điệp của mình trên diện rộng, tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực. Còn thông điệp, nội dung do chính con người tạo ra để thu hút người nhận, tạo cảm giác cá nhân hóa cho họ.
Marketing Automation chỉ là thư rác
Nhiều người lầm tưởng Marketing Automation chỉ là Email rác.
Nhiều người lầm tưởng Marketing Automation chỉ là Email rác.
Đây là một quan điểm sai lầm khác khi nhắc đến tiếp thị tự động hóa. Marketing tự động hóa hướng đến mục tiêu gửi thông điệp mang tính cá nhân hóa đến người nhận. Vì vậy, nó liên quan mật thiết đến những khách hàng thể hiện rõ sự quan tâm đến nó. Các thông điệp tiếp thị tự động hóa có thể mang tính quảng cáo. Nhưng mục tiêu cuối cùng là cung cấp thông tin có giá trị để thúc đẩy các mối quan hệ tích cực. Do đó, đây hoàn toàn không phải thư rác, hay tin nhắn Spam chèo kéo khách hàng.
Chỉ cần thiết lập ban đầu và sau đó quên nó đi
Marketing tự động hóa không phải là một quy trình tĩnh. Chúng ta không thể chỉ thiết lập rồi ngồi chờ để nó tự chạy. Marketing Automation cần được chú ý, theo dõi, sàng lọc liên tục để đảm bảo hiệu quả cao nhất có thể. Các nền tảng Marketing tự động hóa cũng được sử dụng để tạo Landing Page, quản lý các chiến dịch truyền thông xã hội, tiến hành thử nghiệm A/B. Bạn có thể dùng chức năng thử nghiệm A/B để chạy liên tục xem loại nội dung nào, CTA, biến thể thiết kế nào nhận được phản ứng tốt nhất.
Marketing Automation chỉ như Email Marketing
Có thể khẳng định rằng, Marketing tự động hóa không phải là Email Marketing. Bởi Email Marketing chỉ là một trong những phần quan trọng của tiếp thị tự động hóa. Các thông điệp trong Marketing tự động hóa được tinh chỉnh tốt hơn dựa trên nhu cầu, sở thích của người dùng. Email Marketing cho phép phân khúc khách hàng một cách cơ bản. Còn với Marketing tự động hóa, bạn có thể phân khúc khách hàng sâu hơn rất nhiều và hoàn toàn có thể đo lường được.
Marketing Automation là ứng dụng xứng đáng để đầu tư để mang đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa Marketing và Sales. Marketing tự động hóa giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả các chiến dịch nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, nó còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.