Brand activation là gì có ý nghĩa như thế nào trong marketing
Muốn quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng, không thể không cần đến Brand activation. Đây là hình thức marketing rất phổ biến với những hoạt động đa dạng. Nếu bạn chưa biết rõ về Brand activation là gì thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Chúng tôi mang đến những thông tin chi tiết nhất về khái niệm này trong marketing.
Brand activation là gì?
Brand activation hay còn gọi là kích hoạt thương hiệu. Nó là một chuỗi các hoạt động nhằm tạo nên sự tương tác, đánh vào cảm xúc thật, trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu. Từ đó xây dựng liên kết cảm xúc đối với khách hàng, cuối cùng là điều hướng hành vi tiêu dùng.
Brand activation được xếp vào hình thức Marketing trải nghiệm (Experience marketing) khá phổ biến ở nước ngoài. Hiện nay tuy còn khá mới mẻ ở thị trường Việt, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện một cách bài bản Brand activation.
Brand activation là gì?
Brand activation là gì?
>> Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện Brand activation?
Brand activation thường được thực hiện khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc xây dựng một thương hiệu mới. Khách hàng chưa biết gì và chưa tiếp cận nhiều với hình ảnh thương hiệu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn xây dựng lại thương hiệu cũng có thể thực hiện để làm mới hình ảnh, tập trung vào những điểm khác, làm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Ý nghĩa của Brand activation trong marketing
Việc thực hiện các hoạt động Brand activation mang lại nhiều ý nghĩa, lợi ích trong chiến lược marketing, xây dựng và truyền thông thương hiệu. Bạn có thể tham khảo những ưu điểm của doanh nghiệp khi áp dụng Brand activation hiệu quả như sau:
– Giúp thu thập được những dữ liệu về khách hàng cũng như những phản hồi của họ khi tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp.
– Cho phép tiếp cận với người tiêu dùng chưa tiếp xúc và tạo ra tương tác với thương hiệu.
– Xác lập và củng cố định vị của thương hiệu trên thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh.
– Giúp tối ưu chi phí marketing vì giảm bớt được các chi phí quảng cáo truyền thống như trên TV, Print Ads hay Web Ads.
Các hình thức Brand Activation thường gặp nhất
Nếu bạn còn mơ hồ về Brand Activation thì có thể tham khảo các hình thức của nó dưới đây. Có thể bạn đã tham gia vào những hoạt động này nhưng không biết đó là kích hoạt thương hiệu.
Các hình thức Brand Activation thường gặp nhất là gì?
Các hình thức Brand Activation thường gặp nhất là gì?
Experiential marketing
Với hình thức Brand Activation này, doanh nghiệp sẽ để khách hàng trực tiếp trải nghiệm các dịch vụ hay sản phẩm. Với hình thức này, marketing phải chuẩn bị các buổi dùng thử sao cho thú vị, độc đáo để thu hút được người tiêu dùng tham gia đồng thời lưu lại cảm tình trong lòng khách hàng.
Sampling campaigns
Đây là hình thức Brand Activation rận dụng các chiến dịch phát mẫu dùng thử miễn phí. Các doanh nghiệp bán lẻ rất hay sử dụng hình thức này. Vì vậy để đạt hiệu quả và thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần phải làm khác đi nhờ việc chọn mẫu thử, địa điểm, hình thức phát,… phải tạo được điểm nhấn và tạo cho khách hàng trải nghiệm tích cực.
In-store brand activation
Đây là hình thức Brand Activation ngay tại cửa hàng, tối ưu hóa chi phí khi bỏ bớt được các khoản chi liên quan đến di chuyển, tiết kiệm được thời gian và công sức. Doanh nghiệp cần tạo cho cửa hàng sự thu hút, ấn tượng để khách đến trực tiếp tương tác. Từ đó, doanh nghiệp hiểu hơn về thói quen, hành vi mua hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ.
Một số cách thực hiện Brand Activation sáng tạo
Nếu bạn đang bí ý tưởng thực hiện Brand Activation thì có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Mang lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng chính là yếu tố giúp thương hiệu trở nên đặc biệt trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy khi thực hiện Brand Activation hãy chú ý đến trải nghiệm khách hàng. Có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo mà họ chưa từng thử để lưu lại dấu ấn của thương hiệu trong tâm trí. Các buổi trải nghiệm sản phẩm, dùng thử miễn phí kèm ưu đãi quà tặng khi khách mua hàng là lựa chọn không tồi dành cho bạn.
Tập trung vào giải quyết vấn đề của khách hàng
Thấu hiểu khách hàng là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và đưa ra cách giải quyết hợp lý. Từ đó, thương hiệu sẽ dành được thiện cảm và ấn tượng ban đầu tốt đối với khách hàng.
Nắm bắt và tận dụng xu hướng
Bắt trend hay là hành động dễ dàng tạo nên cơn sốt và sức lan tỏa lớn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng những xu hướng đang được nhiều người biết đến và phù hợp với hình ảnh của thương hiệu để tạo ấn tượng đối với khách hàng.
Tận dụng sức ảnh hưởng của Influencer
Chọn các Influencer phù hợp với hình ảnh của thương hiệu để quảng là ý tưởng Brand activation phổ biến nhưng không hề hết “hot”. Họ có lượng người hâm mộ ổn định và trung thành. Vì vậy, khi thương hiệu được giới thiệu bởi Influencer thì sẽ dễ dàng thu hút và gây thiện cảm đối với khách hàng.