Cách sở hữu chỉ số Bounce rate đẹp cho website của bạn

Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang) là chỉ số mà người làmtối ưu website nào cũng phải thường xuyên theo dõi. Vậy con số này có ý nghĩa gì? Lợi ích của việc theo dõi thường xuyên này là gì? Hãy cùng LPTech tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bounce rate là gì?

Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang )là phần trăm phiên truy cập vào trang mà ở phiên đó, người dùng thoát ra ngay sau khi chỉ xem một trang mà không có hành động điều hướng vào bất kỳ trang liên kết nào khác.

Ví dụ: Trong tháng 10/2020, chỉ số Bounce rate của trang là 80%. Điều này có nghĩa cứ 100 phiên truy cập thì 80 phiên sẽ có người sẽ rời đi sau khi xem 1 trang duy nhất, còn lại 20 lần còn lại sẽ tiếp tục hành động xem những trang khác có trên website.

Dựa vào đâu bạn có thể kiểm tra được tỷ lệ thoát trang của mình?

Câu trả lời chính là sử dụng Google Analytics. Công cụ này sẽ cung cấp tất cả các chỉ số hiệu suất website cần thiết cho người quản trị dễ dàng theo dõi và nắm bắt, trong đó có tỷ lệ thoát trang.

Exit rate và Bounce rate có gì khác nhau?

Bên cạnh tỷ lệ thoát trang vẫn còn một chỉ số đánh giá sự rời đi của người dùng, đó là Exit rate. Thực tế  có nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này!

Exit rate (tỷ lệ thoát) là chỉ số được đánh giá ở từng trang, thể hiện phần trăm số lần thoát ra trên 1 trang cụ thể. Nghĩa là, nếu bạn truy cập bằng đường dẫn đến trang A sau đó tiếp tục qua các trang B, C và thoát ra. Lúc này, lượng thoát ở trang C sẽ được tính thêm 1 lần và ảnh hưởng đến Exit rate cuối cùng của trang C.

SEOers cần phân biệt 2 chỉ số này để có những nhận định cùng hướng đi đúng đắn khi tối ưu hoá SEO website!

Tầm quan trọng của Bounce rate là gì?

Dấu hiệu nhận biết nội dung trên trang có thực sự thu hút, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người xem hay không.

Tiêu đề bài viết (tittle) và đoạn mô tả (meta description) có tác dụng dẫn dắt người dùng truy cập web, tuy nhiên việc họ tiếp tục ở lại trang hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào nội dung bài viết. Một nội dung vô nghĩa và không liên quan đến tiêu đề sẽ làm người xem khó chịu và thoát ra ngay sau đó. Tỷ lệ thoát trang lúc này tăng lên.

Ngoài ra, trong bài viết chuẩn SEO luôn có các liên kết nội bộ (internal links) dẫn người dùng từ trang này qua trang khác, chỉ số Bounce rate phần nào thể hiện các liên kết này đã được sắp xếp đúng cách hay không.

Xác định nguồn mang về lượng truy cập tốt nhất, bài viết hay từ khoá nào đang được quan tâm khiến người xem phải thực hiện hành động thứ 2 trên web

Khi theo dõi tỷ lệ thoát trang trong Google Analytics, bạn có thể biết được đâu là chủ đề đang được nhiều người quan tâm tìm kiếm nhất, điều gì đang thu hút họ nhấp vào liên kết trên Trang kết quả tìm kiếm. Tuy các chỉ số clicks hay pageview thường xuyên được dùng và giúp bạn xác định điều này rõ ràng hơn nhưng cũng không thể bỏ qua những tín hiệu từ Bounce rate và các báo cáo về luồng hành vi người dùng.

Mặt khác, truy vết tỷ lệ thoát trang giúp bạn xác định được những bài viết hay từ khoá liên quan nào đang được quan tâm, từ đó có phương hướng phát triển nội dung và xây dựng liên kết phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết hiện trạng cấu trúc web hiện tại

Tỷ lệ thoát trang tăng cao có thể do website chưa được tối ưu: tốc độ trang tải quá chậm khiến người dùng mất kiên nhẫn; giao diện web lộn xộn, không logic và gây khó cho người sử dụng; trang không thân thiện khi không thể tải đầy đủ thông tin, dễ báo lỗi; không truy cập được hay lỗi giao diện khi sử dụng trên điện thoại di động…

Khi gặp phải tình huống này, các nhà phát triển website cần có phương án giải quyết nhanh chóng.

Ảnh hưởng của Bounce rate với website

Trong thiết kế website và dịch vụ SEO chuyên nghiệp, việc thường xuyên theo dõi chỉ số này là hết sức cần thiết. Bounce rate sẽ “nói” cho bạn biết một vài điều hay ho!

Tỷ lệ thoát trang bao nhiêu là tốt?

Đối với người làm tối ưu website, khống chế tỷ lệ thoát trang ở mức càng thấp thì càng tốt liệu có phải hướng đi đúng 100%?

Chưa hẳn thế!

Trong thực tế, tỷ lệ thoát trang cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm trang web. Ví dụ với những trang blog, review sản phẩm, tin tức trong ngắn hạn, sự kiện,… Bounce rate sẽ cao hơn so với mức trung bình và điều này chẳng có gì đáng nghiêm trọng. Người dùng chỉ đến để thực hiện một hành động đã được xác định từ trước và rời khỏi khi kết thúc. Lúc này, nhu cầu của người dùng vẫn được đáp ứng.

Mặt khác, tỷ lệ thoát trang quá thấp hoặc giảm sâu đột ngột cũng là dấu hiệu để bạn xem xét website liệu đang có quá ít bài viết hay không. Liệu có ai đó đang thực hiện hành vi spam 2 trang liên tục; web đang gặp lỗi kích hoạt khiến Google không thể đo lường; có lỗi trùng lặp, sự cố chuyển hướng hay ảnh hưởng từ plugin của bên thứ 3… hay không? Những yếu tố này chắc chắn cần phải được cân nhắc.

Nhưng dù sao đi nữa, với những trang web thông thường được xây dựng với đầy đủ nội dung và thiết kế chuyên nghiệp thì Bounce rate giảm thấp hợp lý sẽ là điều đáng ăn mừng! Thông thường, tỷ lệ thoát cao hơn 90% hay thấp hơn 20% sẽ thuộc mức đáng báo động.

Vì sao trang có Bounce rate 0?

Ở một số trường hợp, bạn sẽ thấy Bounce rate của trang nào đó bằng 0. Chuyện gì vậy?

Hãy bình tĩnh và kiểm tra tất cả các trường hợp lỗi có thể xảy ra, nếu mọi thứ đều đang ổn thì đừng lo lắng gì cả! Có một số trang không phải là trang được người dùng xem đầu tiên cho đến thời điểm Google Analytics trả về kết quả, theo lẽ tất nhiên tỷ lệ này sẽ bằng 0.

Tỷ lệ thoát trang có ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên Google hay không?

Sự ảnh hưởng của Bounce rate đến thứ hạng trang web là câu hỏi gây tranh cãi khá lâu trong giới SEO. Trong lần trả lời cộng đồng trên Twitter, đại diện từ phía Google đã phát biểu:

Chúng tôi không sử dụng phân tích tỷ lệ thoát trang trong kết quả xếp hạng tìm kiếm

Vậy nguyên nhân của chuyện này là do đâu?

Thứ nhất, việc Google thu thập được các dữ liệu đánh giá để trả về kết quả sẽ phụ thuộc vào việc kích hoạt mã Google Analytics.Trong trường hợp các website không kích hoạt hoặc kích hoạt theo một cách khác thì Google rất khó để kiểm soát toàn bộ các trang và tiến hành xếp hạng tìm kiếm.
Thứ hai, không thể nhận định chính xác 100% việc tỷ lệ thoát trang cao là tốt hay thấp mới tốt.Như đã nói ở trên, với các trang như review sản phẩm, viết blog, tin tức ngắn hạn, sự kiện,… sẽ được đánh giá bounce rate theo một cách khác. Vô vàn tình huống có thể xảy ra!
Thứ ba, tỷ lệ thoát trang trong Google Analytics chưa hẳn là sự thật. Khi người dùng truy cập website và ở lại phiên (session) rất lâu, họ có thể đang bị thu hút bởi một nội dung hấp dẫn nào đó hoặc cũng có thể họ… quên. Điều này khiến số phiên và thời gian ở lại phiên bị sai lệch so với thực tế và hãy nhớ rằng khi người dùng ở lại web và không thực hiện bất kỳ hành động gì lâu hơn 30 phút thì số phiên sẽ được tính thêm 1. Lúc này, tỷ lệ thoát trang bị ảnh hưởng.

Nhưng dù sao đi nữa, hãy cứ làm tốt nhất những điều có thể để đưa website đạt đến trạng thái tối ưu nhất! Tầm quan trọng của việc cải thiện bounce rate vẫn không thể phủ nhận.

Làm cách gì để giảm Bounce rate?

Giảm Bounce rate vẫn là mục tiêu mà đại đa số SEOers hướng đến, vậy làm cách gì để giảm được chỉ số này như mong muốn? Cùng LPTech tìm hiểu xem!

1. Tối ưu tốc độ trang trên PC và cả di động

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng thoát khỏi trang ngay từ giây phút đầu tiên chính là tốc độ tải trang quá chậm. Không một người tối ưu website nào có thể chấp nhận cảnh “mất khách” chỉ vì vòng tròn Loading xoay quá lâu.

Để cải thiện tình trạng này, nhà phát triển cần xử lý các yếu tố khiến website tải lâu trên PC và cả điện thoại di động như: dung lượng hình ảnh, hosting chất lượng thấp, sử dụng theme quá nặng, lỗi cache và tối ưu dữ liệu,… Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ AMP mới được Google phát triển sẽ tăng tốc độ tải trang trên đi động nhanh chóng, gần như là tức thời.

2. Sử dụng liên kết nội bộ trong bài

Sử dụng liên kết nội bộ (internal links) là phương thức giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả. Hãy chèn link đúng chỗ và đúng cách để khơi gợi sự tò mò tìm hiểu thêm thông tin của người xem.

Bên cạnh chức năng gia tăng mạnh mẽ thứ hạng website, liên kết nội có chức năng dẫn người dùng từ trang này sang trang khác nhờ vậy giữ chân được khách truy cập ở lại web, giảm bounce rate trong Google Analytics.

3. Chú trọng nội dung chất lượng

Nội dung bài viết thu hút, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng là hết sức cần thiết. Ở phần nội dung này, LPTech muốn đề cập đến 2 vấn đề chính:

Nội dung bài viết phải liên quan đến tiêu đề (tittle) và đoạn mô tả (meta description) xuất hiện trên Trang kết quả tìm kiếm. Đừng bao giờ “treo đầu dê bán thịt chó”, người dùng sẽ lập tức thoát ra nếu phát hiện nội dung bên trong không liên quan gì đến thứ họ đang tìm. Điều này gia tăng bounce rate theo chiều hướng xấu, đồng thời mất điểm trong mắt người dùng và cả công cụ tìm kiếm.
Nội dung trong bài viết phải hay, có ý nghĩa và kích thích được tính tò mò của người xem, khiến họ phải thực hiện hành động tiếp theo.
4. Thêm tính năng hiển thị bài viết liên quan (Related Posts)

Sử dụng thêm chức năng Related Posts trong thiết kế website là việc hết sức thông minh, góp phần giảm đi tỷ lệ thoát trang. Các bài viết có cùng chủ đề được đề xuất trước mắt người xem sẽ khiến họ tiếp tục nhấp liên kết và chuyển sang bài viết tiếp theo. Lượng thoát ngay trang đầu tiên lúc này xem như là không có.

5. Dùng Pop-up hợp lý

Pop-up là một mẩu quảng cáo ăn theo thường xuất hiện ngay khi truy cập trang web. Đôi khi việc này khiến người xem cảm thấy khó chịu và thoát ra ngay.

Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng pop-up thật hợp lý, hạn chế những quảng cáo có thời lượng quá lâu và nội dung không mấy hấp dẫn khiến người dùng quay đi ngay lập tức. Ngoài ra, sắp đặt các mẩu quảng cáo xuất hiện khi users muốn thoát ra để “níu giữ” họ thêm một vài giây nữa sẽ là ý tưởng không tồi. 

6. Hạn chế quảng cáo

Việc quảng cáo bỗng chốc xuất hiện khi người dùng đang bị cuốn bởi dòng thông tin hấp dẫn do bạn viết sẽ là một trải nghiệm tồi tệ. Ở trường hợp này, hoặc họ sẽ kiên nhẫn để đợi hết quảng cáo để xem tiếp bài viết hoặc có thể thoát ra ngay lập tức khi màn hình bị thay đổi, mọi chuyện đều có thể xảy ra, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng!

Trên đây là những thông tin về tỷ lệ thoát trang trong Google Analytics mà bạn cần biết. LPTech hi vọng đã cung cấp cho những thông tin hữu ích cho quá trình học và làm tối ưu website của bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá post