Cơ hôi bứt phá doanh thu nhờ TMĐT

Năm 2021, thị trường đón nhận sự bùng nổ của xu hướng bán hàng đa kênh. Xu hướng này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Số liệu hiệu quả các kênh bán hàng . Nguồn ảnh: Sapo
Theo khảo sát của Harvard Business Review, 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau trong quá trình mua hàng và có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh. Những doanh nghiệp nào không kịp chuyển đổi, đưa ra phương án tiếp cận đa kênh sẽ dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh “loại khỏi cuộc chơi”.

>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế landing page chuẩn seo

Bán hàng đa kênh – thay đổi để thích ứng và tăng trưởng

Tận dụng thế mạnh từng kênh, kết hợp với công nghệ tiết kiệm nguồn lực, tối ưu hiệu quả kinh doanh… nhiều cửa hàng và doanh nghiệp kinh doanh đã có được những kết quả khả quan.

Tiếp thị đa kênh chính là chìa khóa mang lại một trải nghiệm nhất quán cho khách hàng, cho phép doanh nghiệp phát triển và duy trì các mối quan hệ khách hàng có ý nghĩa và sinh lợi nhuận hợp lý.

Theo ông Vũ Ðức Nguyên, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam phụ trách ngành hàng tiêu dùng cho biết sau đại dịch Covid-19 bùng nổ, người tiêu dùng lập tức thay đổi các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng: bắt đầu từ việc hạn chế đến các điểm bán hàng truyền thống, chuyển giao dịch trực tuyến, từ “thuận tiện” sang “an toàn”, từ “cân nhắc về giá cả” sang “tình trạng có sẵn của hàng hóa”, từ “mong muốn” sang “nhu cầu thiết yếu”.

Người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là người tiêu dùng trẻ ở đô thị dành trung bình 6 giờ 42 phút mỗi ngày cho internet. Tuy nhiên kênh truyền thống vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Kênh bán hàng trực tuyến chỉ chiếm 2% doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp năm 2020. Nhưng đến năm 2021, sàn TMĐT (Zalo, Instagram, Tiktok) đã có bước chuyển đổi vươn lên top 3 năm 2020 so với vị trí thứ 4 năm 2019.

Cả hai cách mua sắm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Khi mua sắm trực tuyến, người dùng có thể lựa chọn nhiều mặt hàng, giá cả để so sánh các sản phẩm và dịch vụ. Khi đến tại cửa hàng, người tiêu dùng có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm khi mua hàng.

Doanh nghiệp nhanh nhạy ứng dụng bán hàng đa kênh
Trên thực tế, các đại gia bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng mô hình đa kênh nhằm tương tác với người mua mọi lúc mọi nơi giúp hành trình mua sắm không bị gián đoạn.
Chẳng hạn như Vinmart, họ có “đội quân đi chợ hộ” với các cách mua hàng linh hoạt tại 3 kênh: qua điện thoại, qua app và qua website, thì đơn vị vận chuyển Grab nhanh chóng ra mắt dịch vụ Grabmart, đi siêu thị giúp người tiêu dùng.

Vinmart linh hoạt triển khai “đội quân đi chợ hộ” 3 kênh: qua điện thoại, qua app và qua website

Trong khi đó, nhằm thúc đẩy doanh thu, FPT Retail đề ra chiến lược bán hàng đa kênh trên nền tảng điện tử, bao gồm: hợp tác với các thương hiệu điện thoại mạnh về phân phối qua kênh điện tử như Xiaomi, Honor, Realme; hợp tác với các nhà bán lẻ khác (như Nguyễn Kim) để cung cấp danh mục sản phẩm mới; mua sắm xuyên biên giới (thông qua hợp tác với Fado)

“Với bán hàng đa kênh, cơ hội tăng trưởng mà thị trường xuyên quốc gia mang tới cho các nhà bán lẻ là 25%/năm, một con số không thể tìm được ở bất cứ một thị trường bán lẻ tiềm năng bậc nhất nào hiện nay. Chưa kể, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh kinh doanh 10 – 15% với các mặt hàng xuyên quốc gia thông qua bán lẻ trực tuyến và bán hàng đa kênh”, ông Raymond Yee Phó Chủ tịch Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập đoàn chuyển phát nhanh DHL cho biết.

Tiềm năng lớn như vậy, song thách thức đặt ra đối với các ứng dụng nền tảng bán hàng đa kênh hiện nay là việc thống nhất tiếp nhận và xử lý đơn hàng với các kênh bán hàng, giúp quản lý tập trung dù doanh nghiệp phân phối và các chủ cửa hàng có bán trên nhiều kênh khác nhau như cửa hàng, website, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội…

>> Xem thêm: Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu

Các công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

Để phân phối bán lẻ đa kênh, doanh nghiệp cần phải khiến mỗi kênh bán hàng thật thuận tiện cho người mua mà vẫn luôn có sự đồng nhất.

Các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh. Nguồn ảnh internet

CRM – Lưu trữ dữ liệu: Việc lưu trữ dữ liệu khách hàng tập trung giúp doanh nghiệp tận dụng được toàn bộ dữ liệu tương tác với khách hàng, từ đó hiểu rõ mục đích và hành vi của khách hàng trên từng kênh.

Website – Cửa sổ số độc lập: Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi.

Landing fanpage – Xây dựng thương hiệu riêng: là một gian hàng ảo hiệu quả, đáp ứng tiêu chí ngon – bổ – rẻ: thiết kế nhanh, giá mềm (chỉ từ 1 – 5 triệu), linh động, dễ tối ưu, giảm chi phí quảng cáo mà vẫn khẳng định được uy tín thương hiệu.

Chatbot: Nhân viên ảo 24/7: Chatbot sẽ là nhân viên tiếp khách nhiệt tình nhất tại cửa hàng online trên chính Fanpage hoặc Website. Để tối ưu hiệu quả, doanh nghiệp nên chọn chatbot thông minh không chỉ biết trả lời tự động comment, inbox mà còn biết marketing, phát động minigame, viral campaign… biết khoe sản phẩm và tư vấn giúp khách hàng ra quyết định mua hàng ngay lập tức.

Bán hàng đa kênh là giải pháp tốt nhất giúp các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh nói chung mang lại hiệu quả cao nhất. Bên canh đó, một doanh nghiệp kinh doanh tốt họ cũng cần đến một mảng về quảng cáo truyền thông và tiếp thị tốt.

Thương mại điện tử luôn là một giải pháp kinh doanh hữu hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên hướng tới trong tương lai. Tại MRH Marketing – Dịch vụ Marketing trọn gói, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nâng cao thương hiệu và phát triển sản phẩm với dịch vụ marketing trọn gói, phát triển qua các sàn thương mại điện tử nâng tầm thương hiệu.

Đánh giá post