Bạn đã từng nghe đến các khái niệm như: customer và consumer chưa? Đều là khách hàng nhưng nó có sự khác nhau nên cách marketing cho những đối tượng này cũng riêng biệt. Hãy cùng tham khảo Consumer là gì, customer và phân biệt chúng trong bài viết sau để thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả hơn nhé!
Consumer là gì? Customer là gì?
Consumer hay còn gọi là người tiêu dùng sản phẩm. Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Customer hay còn được gọi là khách hàng. Đây là đối tượng trả tiền và mua sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
Consumer là gì? Customer là gì?
Consumer là gì? Customer là gì?
Consumer có thể là customer nhưng chưa chắc customer lại là consumer. Một ví dụ để bạn dễ hiểu hơn như sau:
Các siêu thị Coopmart phân phối sản phẩm sữa dành cho trẻ em của thương hiệu Vinamilk. Mẹ đến siêu thị này để mua sản phẩm sữa đã nói ở trên. Sau khi mua về thì con là người uống. Trong trường hợp này mẹ là customer còn con là consumer.
Thêm một trường hợp nữa là chồng đến cửa hàng mỹ phẩm để mua quà son tặng vợ. Thì ở đây chồng là customer chi tiền để mua sản phẩm. Còn vợ là consumer là người trực tiếp sử dụng.
Một trường hợp khác là bạn sinh viên đến cửa hàng Circle K để mua mì gói hảo hảo. Sau khi mua về bạn nấu và ăn gói mì này. Ở đây bạn sinh viên vừa là consumer vừa là customer.
Consumer và customer khác nhau như thế nào?
Việc phân biệt được consumer và customer rất quan trọng, giúp những người thực thi công tác marketing thấu hiểu được nhu cầu và insight của từng nhóm đối tượng này và biết cách điều chỉnh các công cụ và chiến lược sao cho phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn đến khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh số.
Consumer là người trực tiếp sử dụng sản phẩm nên những yếu tố mà họ quan tâm có thể là những tính năng nổi bật, mùi vị, màu sắc cũng như lợi ích mà sản phẩm mang lại, tập trung vào trải nghiệm khi dùng.
Bên cạnh đó Customer đôi khi không phải là người trực tiếp dùng sản phẩm. Họ chỉ trả tiền để mua sản phẩm cho nhiều mục đích khác nhau nên thường quan tâm đến giá cả, khuyến mãi, quà tặng. Đối với những customer là các đại lý, nhà phân phối thì có thể chú ý đến tỷ lệ chiết khấu – doanh thu.
Các chiến lược marketing thường xoay xung quanh Customer.Bởi vì khách hàng rất quan trọng, ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ qua consumer. Bởi vì họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm, cho đánh giá chi tiết về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Hơn thế nữa những đánh giá này có ảnh hưởng đến việc customer có tiếp tục mua sản phẩm của doanh nghiệp nữa hay không.
Ví dụ như công ty A chi tiền mua sữa tắm của nhãn hiệu X để làm quà tặng nhân ngày 08/3 cho nhân viên nữ trong công ty. Nếu công ty nhận được đánh giá của nhân viên về sản phẩm tốt thì năm sau sẽ tiếp tục mua. Còn nếu nhận được đánh giá xấu thì lần sau họ có thể chọn thương hiệu khác.
Do đó, ngoài thấu hiểu insight của khách hàng thì nhu cầu, mong muốn của người trực tiếp sử dụng cũng rất quan trọng.
Consumer là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm
Consumer là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm
Thấu hiểu insight của consumer và customer
Để biết được nhu cầu và mong muốn thực sự bên trong của consumer và customer, bạn cần thực hiện một quá trình với rất nhiều công đoạn khác nhau, sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ.
Đầu tiên, bạn phải thu thập dữ liệu về consumer và customer nhờ các phương pháp như: nghiên cứu thị trường, trích xuất dữ liệu từ các cổng thông tin chăm sóc khách hàng, các kênh mạng xã hội, website của công ty, đánh giá trực tiếp của khách khi phỏng vấn,…
Với lượng data này, người làm marketing sẽ nghiên cứu và phân tích để vẽ rõ ra chân dung khách hàng, giải thích được lý do vì sao khách hàng, người tiêu dùng thích hoặc không thích sử dụng sản phẩm, lý giải hành vi mua hàng của họ. Đặc biệt là tìm ra những nỗi đau, động lực và mong muốn bên trong dẫn đến quyết định mua hàng của họ. Từ đó, dự đoán được xu hướng hành vi của họ trong thời gian tới.
Những hoạt động này hay còn gọi là thấu hiểu insight của consumer và customer. Lợi ích của nó rất quan trọng, giúp mang lại hiệu quả trong các chiến dịch marketing cũng như phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh.
– Thấu hiểu được insight của consumer và customer giúp mang đến những trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng từ khâu chăm sóc và hỗ trợ sau bán hàng.
– Đóng vai trò quan trọng trong việc chọn lựa loại sản phẩm chủ đạo để nghiên cứu và mở rộng phân khúc thị trường trong thời gian tới.
– Tìm và thực hiện được những mẫu quảng cáo, marketing, truyền thông “chạm” đến từng phân khúc khách hàng.
– Thay đổi và chỉnh sửa các tính năng của sản phẩm phù hợp với những đánh giá và phản hồi của khách hàng, người tiêu dùng.
Có thể nói consumer, customer đều rất quan trọng trong marketing. Đó là lý do chúng tôi mang đến bài viết trên đây để cung cấp thông tin hữu ích dành cho bạn. Mong rằng bạn sẽ ứng dụng được những kiến thức này để có thể hiểu rõ được khách hàng, người tiêu dùng của doanh nghiệp và tăng được doanh thu.