Đánh giá hiệu quả marketing qua Marketing KPI

Tại sao Marketing KPI lại quan trọng với các doanh nghiệp đến thế? Hãy cùng chuyengiamarketing tìm hiểu cụ thể. Gợi ý giúp bạn 15 chỉ số Marketing quan trọng để đánh giá hiệu suất việc làm, một số mẫu KPI tiếp thị đề xuất.

chỉ số KPI trong Marketing

Nội Dung Chính [Ẩn]

KPI là gì?

Những lợi ích của KPI?

Các loại KPI trong Marketing

15 Chỉ số Marketing KPI quan trọng

Kết luận

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ tư vấn marketing chuyên nghiệp

2. Chuyên gia marketing online

3. Dịch vụ Business coaching là gì

4. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất

KPI LÀ GÌ?
KPI ( Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá năng suất công việc gồm có công cụ đo lường, đánh giá độ hiệu quả của công việc, được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ.

Thể hiện mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, của một bộ phận, một phòng trong doanh nghiệp hoặc cá nhân.

KPI là mục tiêu trung tâm mà tổ chức doanh nghiệp, từng phòng ban, nhân viên hướng đến và thực hiện. Tuy nhiên các chỉ số KPI của công ty khác nhau, phòng , cá nhân sẽ khác nhau. Dựa trên các KPI, ban lãnh đạo có thể đánh giá được hiệu quả công việc mỗi bộ phận, cá nhân từng người.

khái niệm marketing KPI là gì

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA KPI?
KPI chỉ số mang tính định lượng cao, có thể đo lường một cách chính xác, phù hợp. Vì thế, KPI đem đến nhiều lợi ích phổ biến như sau:

• Có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau

• Giúp đo lường hiệu suất làm việc mỗi cá nhân, phòng ban, và của cả doanh nghiệp so với mục điều đã điều đề ra.

• Đánh giá hiệu quả công việc cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch, công bằng và hiệu quả.

• Cấp quản lý, lãnh đạo có thể đánh giá nhân viên thông qua KPI. Từ đó có khen thưởng cho nhân viên, tạo động lực phấn đấu làm việc.

• Định hình và phát triển mục tiêu cách cụ thể, có chiều sâu và rõ ràng đối với từng nhân viên.

• Xác định rõ ràng mục tiêu, kế hoạch marketing của các doanh nghiệp và cách thức để đạt được mục tiêu đó.

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ Marketing inhouse

2. Dịch vụ marketing online hiệu quả

3. Dịch vụ marketing tổng thể

4. Chiến lược marketing tổng thể

CÁC LOẠI KPI TRONG MARKETING
Có thể chia KPI thành 2 loại chính:

• KPI marketing chiến lược
Các mục tiêu của KPI chiến lược này được đề cập đến các mặt như: Tiền, lợi nhuận, market share… Là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai chiến lược, doanh thu, sự sống còn của doanh nghiệp.

Ví dụ: KPI chiến lược này được doanh thu 200 tỷ trong năm 2022.

• KPI marketing chiến thuật
KPI chiến thuật bao gồm những hoạt động nhỏ hơn, rõ ràng và cụ thể hơn nhằm giúp doanh nghiệp từng bước đạt được được mục tiêu lớn.

Ví dụ: KPI của Marketing qua Facebook, lượng Khách hàng mua phải được 100 trên 300 khách bắt đầu trò chuyện. Mặc dù KPI này không đảm bảo doanh nghiệp có đạt được KPI về doanh thu hay không nhưng nhận được càng nhiều lượt trò chuyện sẽ tăng khả năng tìm hiểu về thông tin, nhu cầu người dùng. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, cuối cùng là tăng lợi nhuận.

Các dạng KPI marketing phổ biến

15 MARKETING KPI QUAN TRỌNG
Có rất nhiều chỉ số KPI Marketing, nhưng để có thể đặt ra những KPI quan trọng nhất để quản lý doanh nghiệp không phải ai cũng biết, Chuyengiamarketing giới thiệu dưới đây một vài gợi ý:

1. Chỉ số tăng trưởng doanh số
Cách tốt nhất để đánh giá mức độ thành công của hoạt động marketing, là đo lường độ tăng trưởng doanh số bán hàng của nó.

Hoạt động đo lường sự tăng trưởng doanh số bán hàng cực kỳ quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp. Nó không chỉ là chỉ số hoạch định triển khai các chiến lược mà còn giúp xác định xu hướng tăng trưởng.

Hãy chia sẻ doanh thu doanh với nhân viên. Để họ cảm thấy mình có trách nhiệm trong việc làm tăng các chỉ số, chứ không chỉ nghĩ đó là việc của cấp trên. Nhân viên chỉ có nhiêm vụ làm công ăn lương

2. Chỉ số KPI đo lường Lead – Khách hàng tiềm năng
Leads là một trong những nền tảng phát triển quan trọng, càng có nhiều lượng khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội bán hàng từ đó tăng doanh số bán hàng.

Lead là những đối tượng khách hàng phù hợp thể hiện sự quan tâm sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp, họ bị tác động bởi các chiến lược Marketing. Đây là những khách hàng có năng lực mua hàng và sẽ bị thuyết phục mua hàng. Leads chỉ số quan trọng trong KPI trong Marketing.

Có sự khác nhau giữa các Leads như: Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (MQL)- khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng (SQL) là 2 giai đoạn khác nhau của khách hàng tiềm năng

3. LTV – Giá trị lâu dài khách hàng mang đến
LTV (Lifetime Value of a Customer) là doanh số ước tính mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp.

Cách tính LTV:

LTV = Doanh thu trung bình/1 khách hàng*Số lần trung bình khách hàng mua/năm*Thời gian duy trì trung bình mỗi khách hàng.

Để tăng LTV khách hàng, doanh nghiệp cần cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng sau mua và cả cách marketing, sale cho khách.

4. Chỉ số COCA – Chi phí sở hữu khách hàng
COCA là chi phí cho việc thuyết phục một lượng khách hàng tiềm năng mua dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ: Bạn chi 20 triệu để bán hàng & tiếp thị hàng hóa ở gian nhất định. Cuối dùng, bạn chốt được 100 khách. Lúc này Chi phí COCA của bạn là 20.000.000/100=200.000 VND.

Nhưng nếu bạn thuê một doanh nghiệp khác chạy quảng cáo cho mình thì chi phí COCA lúc này phải bao gồm ngân sách quảng cáo và cả phí quản lý đã thảo luận với Agecy

5. Thời gian phản hồi của nhóm bán hàng
Một nhân tố quan trọng nhất trong đo lường. Nhiều kết quả liên quan cho thấy, các khách hàng tiềm năng đều phải đợi một khoảng gian lâu mới nhận được trả lời từ người bán hàng.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nếu nhân viên bán hàng phản hồi khách ngay trong vòng 5 phút, thì có khả năng chuyển đổi mua hàng cao gấp 100 lần so với trả lời trễ 30 phút hoặc trễ hơn thế nữa kể từ lúc khách hàng nhấn gửi tin nhắn

Vì vậy, nếu bạn muốn lấy chỉ số này cho việc đo lường của mình, hãy trả lời những câu hỏi sau: Đội ngũ sale của bạn phản hồi khách với thời gian bao lâu? Tốc độ chăm sóc khách của đối thủ của bạn so với bạn? Khi có kết quả, bạn hãy tiến hành cải thiện nó.

6. Tỷ lệ Người ghé thăm website chuyển thành Leads của web
Trong số khách hàng truy cập trang web của bạn thì có bao nhiêu người là khách hàng tiềm năng. Chỉ số tiếp thị KPI trong này dùng để đo lường cụ thể:

Lưu lượng người dùng truy cập Website.

Tỷ lệ chuyển đổi trên các website marketing doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi: Hiện giờ tỷ lệ đo lường này của trang web bạn là bao nhiêu? Bạn hiện đã có phương pháp cải thiện nó chưa? để cải thiện KPI Marketing ở chỉ số này

7. Chỉ số Marketing KPI đo lường Tỷ lệ từ Lead đến MQL
MQL – Marketing Qualified Leads còn được gọi là Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để tiếp thị: Những khách hàng tiềm năng mà đội ngũ Marketing cảm thấy khả quan và chuyển tiếp đến đội ngũ bán hàng.

Trong số tất cả các Leads trên các trang website thì có bao nhiêu khách hàng chuyển lên trạng thái MQL?

Số liệu này phản ánh hiệu quả lượng Leads mà hoạt động Marketing của bạn tạo ra được. Nếu chỉ số này thấp, có nghĩa là lượng Lead bạn tạo ra có chất lượng kém không thể tiếp tục tiếp thị. Bạn nên xem xét lại lưu lượng truy cập web và cách tiếp thị của doanh nghiệp.

8. Tỷ lệ từ MQL lên SQL
SQL – Sales Qualified Leads hay còn gọi là Khách hàng tiềm năng có đủ điều kiện để bạn bán hàng.

Có bao nhiêu khách trong nhóm MQL được chuyển đến nhóm SQL? Số liệu này để đánh giá sự thấu hiểu giữa nhóm Marketing và nhóm Sale. Nếu 2 nhóm này hiểu nhau thì tỷ lệ SQL sẽ cao.

Tỉ lệ từ MQL lên SQL

9. Tỷ lệ từ SQL đến Quotes
Quotes – Tỷ lệ khách hàng được nhận báo giá.

Chỉ số Marketing này thể hiện kỹ năng của đội sale khi thuyết phục được khách hàng trong giai đoạn SQL chấp nhận báo giá.

10. Tỷ lệ từ Quotes đến Customer
Là tỷ lệ những Khách hàng được báo giá mua sản phẩm và chính thức trở thành Khách hàng của các công ty.

Trong số tất cả các Leads mà doanh nghiệp tiến hành báo giá, có bao nhiêu người mua hàng? Tỷ lệ này cao hơn hay thấp hơn so với năm ngoái và cùng kỳ các năm trước? Nguyên nhân tại sao lại tốt-xấu? Giải pháp để giải quyết? Định hướng phát triển trong tương lai như thế nào?

11. Chỉ số KPI tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội
Social Media Marketing KPI – Tiếp thị truyền thông qua mạng xã hội là phần mềm được sử dụng nhiều trong Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter đều tích hợp với sẵn những tính năng theo dõi, và phân tích khách hàng, bạn có thể dựa vào đó để biết được mức độ tương tác của khách hàng, lượng Leads, tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng và lượt truy cập đến các website từ MXH của doanh nghiệp. Các công ty nên cân nhắc triển khai sử dụng những phương tiện tiếp thị mạng xã hội thực sự quan trọng và hiệu quả này cho chiến dịch Marketing của mình.

12. Chỉ số KPI Email là gì?
Chiến dịch Email Marketing là một trong những kênh chính và quan trọng nhất của hoạt động Marketing online.

Mọi chiến dịch marketing qua Email cần được theo dõi để đánh giá, phân tích và đánh giá lại thật cẩn thận.

Phân tích chiến dịch Email Marketing cần có bộ chỉ số KPI riêng biệt vì nó gồm nhiều khía cạnh để đánh giá chính xác các giá trị riêng của nó.

13. Xây dựng Inbound Link
Inbound link Building là nền tảng quan trọng cho chiến lược SEO Marketing.

Inbound link là khi có người liên kết link trỏ đến trang Web của bạn, điều đó chứng tỏ trang web của bạn có chất lượng và uy tín nhất định trong lĩnh vực của mình. Càng có nhiều người liên kết với Website bạn, thì thứ hạng của bạn trên trang công cụ tìm kiếm sẽ ngày càng tăng và nhận được thêm lượt truy cập.

14. Trang Đích có chuyển đổi
Trang đích là trang web được xây dựng riêng để hướng dẫn khách hàng có thể chuyển đổi sang các trang web mục tiêu khác. Trang đích cần lưu ý phải SEO đúng, phù hợp để không ảnh hưởng đến lượt chuyển đổi của bạn.

Khách hàng đến Landing Page của bạn đều có mục đích nào đó, có thể họ muốn mua hàng hoặc muốn đọc thêm các thông tin. Những thao tác click chuột để mua sản phẩm hoặc đọc thêm bài viết đều được tính đó là một “lượt chuyển đổi”.

Nếu trang đích của bạn không thu hút khách hàng truy cập và thực hiện chuyển đổi thì chiến dịch đang gặp tình trạng tồi tệ. Người dùng chỉ vào đọc bài rồi đi mà không tương tác gì, rất có khả năng bạn đã đánh mất một khách hàng tiềm năng.

Hãy điều chỉnh cơ cấu trang đích của mình xem còn hoạt động tốt hay không, có liên quan không và các CTA – Call to action có đang nhận được lượt chuyển đổi từ khách hàng hay không.

15. Lượt truy cập bài đăng trên blog
Cần thường xuyên theo dõi hiệu suất các bài đăng trên blog để từ đó đánh giá khách quan và biết nắm bắt được sở thích khách hàng. Khách hàng thích đọc gì? Không thích đọc gì? Khách hàng đọc bài thời gian nào? Từ đó có thể cải tiến nội dung và cung cấp khách hàng thứ họ mong muốn, nhờ vậy khách hàng sẽ ở lại trang web lâu hơn và cảm thấy tin tưởng trang này nhiều hơn.

Nhiều bài viết thì tốt, tuy nhiên hãy nhớ rằng chất lượng bài viết bao gồm nội dung và những giá trị đem lại khách hàng mới là thứ quyết định Website có thành công hay không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Chi tiết phòng marketing gồm những bộ phận nào?

2. Tìm hiểu trưởng phòng marketing làm gì?

3. Leader marketing là gì?

4. Kỹ năng marketing online hiệu quả

MẪU ĐÁNH GIÁ CHO BỘ PHẬN MARKETING
Mẫu KPI quảng cáo

KPI cho quảng cáo tổng thể được dựa trên những yếu tố sau đây:

• Chi phí quảng cáo, chi phí quảng cáo này nên tính cho từng kênh khác nhau để xác định hiệu quả từng kênh. Có thể tính bằng cách tính trung bình cho tất cả các kênh của doanh nghiệp và so sánh với đối thủ cạnh tranh để biết hiệu quả.

• .KPI dựa trên mức độ biết sản phẩm quảng cáo: Được đo lường trước và sau chiến lược quảng cáo, tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu thập được và tỷ lệ phần trăm những người nhận ra sản phẩm (nhớ có trợ giúp), nhớ lại sản phẩm (nhớ không cần trợ giúp)

• Đánh giá của mỗi khách hàng về thông điệp quảng cáo như: Tính gây ấn tượng, khả năng tạo niềm tin khách hàng

• KPI đo lường mức độ ưa thích mỗi khách hàng thông điệp và các chương trình quảng cáo

• KPI đô lường số lượng người hỏi mua sản phẩm đã quảng cáo sau chương trình quảng cáo

• Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo: được đo lường trước và sau chương trình quảng cáo của doanh nghiệp.Bạn cần đo lường toàn bộ doanh nghiệp và nhiều kênh bán hàng khác nhau. Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, mang lại hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua là hỏi các khách hàng xem họ biết về công việc kinh doanh của bạn và biết đến từ nguồn thông tin nào.

Mẫu KPI cho Digital tiếp thị

• Tỉ lệ KPI người truy nhập mới

• Tỷ lệ= số người truy cập mới trên tổng số người truy cập.

• Tỉ lệ quay lại trang web người truy nhập cũ

• Số trang xem trên mỗi lần truy nhập

• Số hàng xem qua/ mỗi lần đặt hàng

• Giá trị đặt hàng trung bình

• Tỉ lệ bỏ đi khỏi Web ngay khi truy nhập

• Thời gian tải trang Web nhanh hay chậm

• Nguồn dẫn đến truy nhập vào Website bạn

• Dựa theo 3 danh mục sau: Truy nhập trực tiếp (Gõ trực tiếp URL Website của bạn), Truy nhập từ công cụ tìm kiếm (Bao gồm cả SEO và PPC), cuối cùng là từ site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến trang Web của bạn).

• Ứng dụng Google Analytics

• Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng mỗi năm

• Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán trong giỏ hàng

• Số lượng bỏ Web ngay khi truy nhập so với số lượng truy nhập trang chủ

• Số lượng bỏ xem một sản phẩm ngay khi truy nhập so với số lượng truy nhập trang sản phẩm đó

• Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập người mới so với số lượng người mới

• Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập của người cũ so với số lượng người cũ

Kết luận

Với những thông tin về Marketing KPI mà chúng tôi chia sẻ, rất mong phần nào sẽ giúp bạn có thể tìm ra những chỉ số KPI cần thiết cho công ty từ đó định hướng chuẩn xác, điều hành doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả.

Đánh giá post