Digital Marketing và Online Marketing khác nhau không?

Digital Marketing và Online Marketing là hai thuật ngữ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, liệu bạn có phân biệt được sự khác biệt giữa chúng?

Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing
Nhiều người sử dụng thuật ngữ Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) và Online Marketing (tiếp thị trực tuyến) như các từ đồng nghĩa, thay thế được cho nhau. Nhưng Digital Marketing mang ý nghĩa bao hàm hơn Online Marketing. Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt hai thuật ngữ này và giải tỏa nhầm lẫn giữa chúng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp, hỗ trợ xây dựng chiến lược tiếp thị tổng thể.

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing bao gồm mọi hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số.
Digital Marketing bao gồm mọi hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số.
Có rất nhiều khái niệm về tiếp thị kỹ thuật số được đưa ra để mọi người hiểu hơn về thuật ngữ này. Digital có nghĩa là kỹ thuật số. Wikipedia định nghĩa Digital Marketing là hoạt động tiếp thị các dịch vụ, sản phẩm có sử dụng các phương tiện công nghệ số thông qua Internet. Các hoạt động này có thể diễn ra trên thiết bị di động, biển quảng cáo hiển thị, hoặc các phương tiện kỹ thuật số khác.

Hay theo Asia Digital Marketing Association, Digital Marketing là chiến lược tiếp thị dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động trao đổi thông tin và Marketing. Doanh nghiệp dùng mọi kênh phương tiện kỹ thuật số hiện có để xây dựng, phát triển thương hiệu, sản phẩm trực tuyến.

Nhìn chung, mọi khái niệm đều thể hiện rằng thuật ngữ này chỉ hình thức tiếp thị kỹ thuật số, là hoạt động Marketing trên các phương tiện kỹ thuật số bao gồm cả thiết bị và nền tảng như như điện thoại di động, Tivi, Internet, biển quảng cáo điện tử,… không quan tâm chúng có trực tuyến không. Mục tiêu của nó là truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.

Hay cụ thể hơn, khi triển khai Digital Marketing, bạn không bị giới hạn trong việc chỉ sử dụng Internet. Tiếp thị kỹ thuật số bao gồm rất rộng nhiều kỹ thuật tiếp thị, mang tính bao quát hơn. Mọi hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều có thể xem là tiếp thị kỹ thuật số. Ví dụ như Content, E-book, Email, Games, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV, Digital OOH,…

Online Marketing là gì?
Để thực hiện được hình thức Online Marketing đòi hỏi phải có kết nối Internet.
Để thực hiện được hình thức Online Marketing đòi hỏi phải có kết nối Internet.
Online Marketing được xem là một tập hợp con của Digital Marketing. Nó còn được gọi là tiếp thị Internet, Marketing trực tuyến. Để có thể thực hiện được hình thức tiếp thị trực tuyến này đòi hỏi có kết nối Internet. Tại Việt Nam sử dụng thuật ngữ Online Marketing phổ biến. Còn ở nước ngoài nó được biết đến với tên gọi là Online Advertising.

Online Marketing sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nghiên cứu về thị trường, sự phát triển dịch vụ, sản phẩm, thúc đẩy doanh thu. Tiếp thị trực tuyến bao gồm các hình thức chính như sau:

Content Marketing: Hình thức quảng cáo thông qua việc sáng tạo, đăng tải nội dung có khả năng tạo tương tác tốt với người dùng.
Mobile Marketing: Phương pháp quảng cáo thông qua điện thoại di động như quảng cáo Push trong các Apps trò chơi, tối ưu hóa trang Web để hiển thị tốt hơn.
SEO – SEM: Là dạng quảng cáo trên Bing Ads/Google Adwords, tối ưu Website để đạt thứ hạng cao hơn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
CPM – CPC – CPA: Hình thức quảng cáo thông qua các Networks.
Email Marketing: Gửi Email tới các khách hàng trong danh sách để quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, hay cập nhật tin tức.
Social Marketing: Tiếp thị thông qua các mạng xã hội như Twitter, Facebook, LinkedIn,…, phát triển các Fanpages để tăng nhận diện thương hiệu.
Điểm khác biệt giữa Online Marketing và Digital Marketing
Tiếp thị kỹ thuật số và tiếp thị trực tuyến có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, việc phân biệt này không phải để phân định đúng sai, mà nhằm để bạn hiểu đúng từng kênh. Từ đó, bạn có thể chọn kênh, phương tiện truyền thông, dùng các chiến thuật một cách phù hợp. Điều quan trọng nhất, dù sử dụng kênh nào, bạn cũng phải có kế hoạch, chiến lược rõ ràng.

Đo lường
Online Marketing sẽ dễ dàng đo lường hơn so với kênh tiếp thị kỹ thuật số.
Online Marketing sẽ dễ dàng đo lường hơn so với kênh tiếp thị kỹ thuật số.
Khi triển khai Digital Marketing, doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả chiến dịch. Tuy nhiên, việc đo lường này không hề dễ dàng vì nó không chỉ phụ thuộc vào Internet, Website. Việc đo lường cần mất nhiều thời gian hơn vì đôi lúc cần tiến hành thu thập dữ liệu thủ công, hoặc chậm trễ trong việc thống kê số liệu,… tương tự như các kênh truyền thống, Outdoor vậy. Doanh nghiệp sẽ khó biết được số người đọc tin nhắn khi thực hiện chiến dịch SMS. Hay có bao nhiêu người đã đọc tin nhắn thực hiện mua hàng sau đó.

Việc đo lường khi thực hiện Online Marketing sẽ dễ dàng hơn so với Digital Marketing. Bởi Online Marketing có sự hỗ trợ của các công cụ đo lường như Google Analytics. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể biết chính xác thời gian người dùng trên Website, lưu lượng truy cập, số lượng Click, truy được nguồn của các nhấp chuột này đến từ kênh nào, khách hàng có muốn mua hàng không,…

Phương thức hoạt động
Để thực hiện Online Marketing thì bắt buộc phải có kết nối Internet. Nếu không có Internet thì hình thức tiếp thị trực tuyến cũng không thể tồn tại. Trái ngược với nó, tiếp thị kỹ thuật số có thể được tiến hành dù có hay không có Internet tùy vào điều kiện tiếp thị. Bạn có thể triển khai Digital Marketing trên một số thiết bị điện tử mà có thể không cần đến Internet. Với trường hợp này, các kênh quảng cáo kỹ thuật số sẽ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông như sóng Radio, sóng truyền hình, sóng điện thoại,…

Chính vì đặc điểm này mà hình thái của tiếp thị kỹ thuật số cũng đa dạng hơn. Online Marketing chỉ xoay quanh các Banner, hiệu ứng liên quan đến Web, mạng xã hội,… còn phương tiện truyền thông của Digital Marketing đa dạng hơn như Billboard, Bluetooth, thiết bị lưu trữ, và gồm cả Internet nữa,…

Mục đích sử dụng
Thế mạnh của Digital Marketing là giúp tăng nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
Thế mạnh của Digital Marketing là giúp tăng nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
Doanh nghiệp thực hiện tiếp thị với hai mục đích chính là để tăng chuyển đổi và tăng nhận diện thương hiệu. Và cả Online Marketing và Digital Marketing đều có thể đáp ứng hai mục đích này của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, khái niệm Digital Marketing bao quát hơn Online Marketing. Do đó, nếu chiến lược tiếp thị của bạn hướng đến việc tiếp cận đối tượng mục tiêu không chỉ giới hạn trên môi trường Internet. Thì Online Marketing không còn là hình thức tiếp thị phù hợp nữa mà thay vào đó là Digital Marketing.

Tìm hiểu Digital Marketing bao quát hơn với bộ Ebooks miễn phí.

Tổng kết
Dù sử dụng kênh tiếp thị nào, bạn cũng cần có chiến lược cụ thể, rõ ràng.
Dù sử dụng kênh tiếp thị nào, bạn cũng cần có chiến lược cụ thể, rõ ràng.
Digital Marketing và Online Marketing đều có vai trò quan trọng. Và là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong xu thế cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Tuy vậy, việc nhầm lẫn giữ hai khai niệm có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch tiếp thị tổng thể của bạn. Hiểu được sự khác nhau giữa hai hình thức tiếp thị này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn chính xác kênh, phương tiện truyền thông và sử dụng các chiến thuật một cách phù hợp hơn nhằm đạt được mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.

Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Digital Marketing sử dụng phù hợp các kênh tiếp thị trên vào việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình.

NAVEE tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp tư vấn, triển khai Digital Marketing uy tín, chất lượng cao. Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, chuyên môn cao và đầy sáng tạo từ NAVEE tin chắc sẽ khiến mọi khách hàng hài lòng. Chúng tôi khi thực hiện công việc, kế hoạch đúng thời hạn, hỗ trợ khách hàng hết mình và đảm bảo mang lại kết quả như mong muốn.

Đánh giá post