Thiết kế website giai đoạn 2021 được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ vì ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 cùng sự phát triển vốn có của thời đại công nghệ thông tin.
Đây là giai đoạn rất phù hợp để doanh nghiệp chuẩn bị xây dựng mới hoặc nâng cấp các phiên bản để có thể theo kịp xu hướng thiết kế web thịnh hành, đẩy mạnh hành trình tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận trong chiến lược khai thác kênh tiếp thị Digital của mình.
Năm 2021, giai đoạn thiết kế website bùng nổ
Bước sang năm 2021, nền kinh tế dần khởi sắc sau khoảng thời gian dài ảm đạm và khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai. Sự chuyển biến này sẽ là “CƠ HỘI VÀNG” cho các doanh nghiệp khi biết xây dựng và tận dụng lợi thế của mình. Đầu tư thiết kế website theo xu hướng mới chính là một trong những lợi thế trên.
Ở bài viết này, LPTech cùng bạn sẽ xem xét những chuyển biến của thị trường thiết kế website cùng các xu hướng thiết kế hiện đại nhất năm 2021, cung cấp góc nhìn tổng quan và mới nhất về công nghệ hiện nay.
Doanh nghiệp trên đà hồi phục và tăng trưởng sau Đại Dịch Covid-19
Vắc-xin điều trị và phòng ngừa Covid-19 được giới chuyên gia dự đoán sẽ được “trình làng” vào năm 2021. Dịch bệnh được khống chế, kéo theo đó là sự vực dậy của toàn bộ nền kinh tế trong và ngoài nước.
Lúc này, doanh nghiệp bắt đầu hồi phục và bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Nhiều phương thức tiếp thị được đẩy mạnh để tiếp cận khách hàng nhiều hơn, gia tăng doanh thu, củng cố lợi nhuận.
Đặc biệt, đầu tư xây dựng và phát triển các kênh DIGITAL (trong đó có thiết kế website) sẽ là một trong nhiều chiến lược phát triển trọng tâm giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình.
Các phương thức online “lên ngôi” nhờ Covid-19
Trong thời gian dịch bệnh, mối đe doạ về sức khoẻ cũng như lệnh giãn cách xã hội khiến tâm lý người dùng trở nên e dè trong những hoạt động sinh hoạt vốn là điều bình thường: ít đến các nhà hàng – quán ăn, ít đến những khu vui chơi giải trí, ít đến văn phòng làm việc,…
Với khẩu hiệu quen thuộc “Ở NHÀ LÀ YÊU NƯỚC”, người dân Việt Nam nghiêm túc tuân thủ theo nguyên tắc phòng dịch chủ chốt: Ở NHÀ!
Nhờ vậy, các phương thức online bắt đầu “lên ngôi”: làm việc qua các phần mềm online, tìm mua hàng hoá thông qua các trang web thương mại, các kênh mạng xã hội trỗi dậy, phương thức đặt hàng qua ứng dụng và giao hàng tận nhà trở nên phổ biến hơn bao giừ hết,…
Covid-19 khiến thói quen tiêu dùng thay đổi từ offline sang online và doanh nghiệp cũng phải theo đó mà thay đổi!
Các “ông lớn” công nghệ đang chuyển mình
Năm 2020 là năm đánh dấu nhiều sự thay đổi mới của các “ông lớn” công nghệ, đặc biệt là Google và Facebook.
Sở hữu hơn cả tỷ người dùng, Google và Facebook là nơi để doanh nghiệp cùng các nhà kinh doanh online nhỏ lẻ tiếp cận và khai thác khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, từ hồi đầu năm 2020, hai “ông lớn” này đã công bố và áp dụng một số thuật toán quan trọng với mục tiêu tối ưu hoá trải nghiệm người dùng; kiểm soát chặt chẽ thông tin; loại bỏ các tin rác, tin giả;… Sự thay đổi này giúp môi trường mạng trở nên “sạch” hơn cho người dùng thông thường.
Mặt khác, từ giữa năm 2020, giới kinh doanh Digital bỗng “sôi nổi” vì chính sách siết chặt quảng cáo từ những “người khổng lồ” này, đặc biệt là Facebook. Nhiều tài khoản quảng cáo nhỏ lẻ, không thuộc công ty bay hơi chỉ sau một đêm, thuật toán Facebook cũng “bóp” đi lượng tương tác, lượt hiển thị cùng nhiều chỉ số đo lường quan trọng khác trong một bài viết,… Điều này khiến các nhà kinh doanh hay tiếp thị online gặp nhiều trở ngại.
Về khía cạnh quảng cáo Google, nhiều chính sách siết chặt cũng được áp dụng khiến giá đấu thầu cao và độ cạnh tranh khi mua quảng cáo trở nên khắt khe hơn.
Bên cạnh đó, những thuật toán liên tục được cập nhật theo xu hướng loại bỏ những trang web ảo, các bài viết không có giá trị cho người dùng, các trang có liên kết xấu… Sự chuyển biến của công cụ tìm kiếm tỷ người dùng này đánh vào các hoạt động quảng cáo “lách luật” hay kỹ thuật SEO mũ đen không bền vững.
Song song đó, Google cũng cho ra mắt nhiều công cụ mới nhằm hỗ trợ các nhà phát triển website theo dõi và tiến hành tối ưu trang web tốt hơn.
Chính vì những thay đổi này, người kinh doanh và nhà tiếp thị online bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của tư duy “đừng để trứng trong cùng một rổ”, ngân sách chi cho tiếp thị số bắt đầu được chia ra nhiều phần, đánh vào nhiều phương thức và kênh phân phối khác nhau. Thiết kế website cùng SEO marketing “mũ trắng” theo hướng bền vững, an toàn và ít tốn kém được chú trọng nhiều hơn.
Trong luồng phát triển của thời đại công nghệ thông tin
Theo dự báo, trong vòng 10 đến 15 năm tiếp theo (có khi là lâu hơn) vẫn là thời kỳ hoàng kim của công nghệ số.
Dự báo này hoàn toàn có cơ sở bởi sự xuất hiện của các thế hệ con người sinh trưởng và phát triển qua từng thời kỳ sẽ hình thành các xu hướng tiêu dùng cùng các thói quen sinh hoạt khác nhau:
Thế hệ X (thế hệ “Latchkey”, Gen X): họ là những người sinh ra vào những năm 1965 đến 1979, họ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ bắt đầu xuất hiện máy tính cá nhân, Internet, truyền hình cáp,… Gen X am hiểu kỹ thuật số, thích đọc báo, sách, xem TV và có tìm hiểu và sử dụng các nền tảng công nghệ mới, như online Facebook hay tìm kiếm thông tin trên Google chẳng hạn!
Thế hệ Y (Gen Y): những bạn trẻ sinh ra trong giai đoạn 1980 – 1994, họ đã trưởng thành, đủ chín chắn để trở thành lực lượng lao động chủ chốt và chịu tác động trực tiếp từ sự phát triển của công nghệ. Mọi thứ xảy ra đối với Gen Y đều rất nhanh, gọn và tiện lợi. Điện thoại di động là vật dụng quen thuộc của những người sinh ra trong giai đoạn này, họ am hiểu công nghệ cao, vẫn xem TV, yêu thích Netflix, sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội và có xu hướng tìm mua hàng hoá thông qua máy tính cá nhân.
Thế hệ Z (iGeneration, Gen Z): giai đoạn 1995 đến 2009, đây là thế hệ trẻ chuẩn bị bước vào lực lượng lao động, họ sinh trưởng trong thời kỳ của thiết bị điện thoại thông minh, ứng dụng công nghệ cao, sự xuất hiện của trang mạng xã hội, lối sống nhanh và có phần ảo. Gen Z lớn lên với sự kề cận của chiếc điện thoại thông minh và một thế giới siêu kết nối.
Tựu chung lại, các thế hệ này đề có một điểm chung là rất nhạy bén với công nghệ, họ sẵn sàng tìm hiểu những điều mới lạ khiến cho công nghệ thông tin ngày càng phát triển và xuất hiện thêm nhiều xu hướng mới. Điều này đòi hỏi các nhà tiếp thị cần có những chiến lược tiếp cận sao cho phù hợp.
> Có thể bạn sẽ quan tâm: Nhận diện các thế hệ người tiêu dùng và thói quen mua sắm
Những xu hướng thiết kế website thịnh hành năm 2021 là gì?
Năm 2021 được dự báo rằng sẽ là năm bùng nổ của thiết kế website vì nhiều nguyên nhân. Website 2021 sẽ được thiết kế với tiêu chí đáp ứng một số xu hướng quan trọng để không bị lạc hậu và phát huy hiện quả tốt hơn.
Tốc độ tải trang vẫn quan trọng nhất
Trong vài năm trở lại đây, tốc độ tải trang vẫn là yếu tố mà nhiều nhà phát triển website quan tâm. Năm 2021, giới làm website vẫn công nhận tầm quan trọng của xu hướng này. Tối ưu hoá tốc độ tải trang là xu hướng tất yếu và là một trong những tiêu chuẩn thiết kế website quan trọng.
Thời gian tải trang nhanh hay chậm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO, tối ưu tốc độ tải là ưu tiên hàng đầu cho các trang web muốn có thứ hạng và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Nội dung website được cá nhân hoá theo vị trí địa lý và lịch sử trình duyệt
Xu hướng này được mô tả là lưu dấu lại vị trí truy cập và lịch sử xem trang của người dùng, đề xuất lại những trang đã xem và cung cấp/hiển thị thêm nhiều thông tin liên quan dựa trên hành vi tìm kiếm trong quá khứ hoặc những gì đang gần với khu vực xung quanh người dùng.
Đây không phải là những nội dung chung chung để phục vụ tất cả mọi người, nó mang tính cá nhân hoá, đáp ứng cho 1 chủ thể người dùng.
Phần nội dung tuỳ chỉnh này giúp người dùng quay lại trang web lần hai, lần ba dễ dàng hơn và tăng chuyển đổi.
Xu hướng này đặc biệt quan trọng đối với các thiết kế website thương mại điện tử. Trang web có khả năng hiển thị các sản phẩm đã xem, đã lưu hoặc đã thích gần đây của người mua sắm trực tuyến có thể dẫn đến tăng chuyển đổi. Bên cạnh đó, làm nổi bật nội dung giỏ hàng bị bỏ qua để “nhắc” khách hàng quay lại cũng rất quan trọng để duy trì tỷ lệ chuyển đổi cao.
Nhấn mạnh vào dữ liệu và các hình ảnh trực quan
Xu hướng này hình thành vì người dùng ngày càng tin tưởng vào những dữ liệu sau quá trình chọn lọc và phân tích. Các nhà thiết kế website theo đó mà ứng dụng phân bổ thông tin cùng cấu trúc thiết kế tập trung vào việc thể hiện những dữ liệu quan trọng có tác dụng so sánh và hỗ trợ người dùng ra quyết định.
Những dữ liệu được tổng hợp và trình bày đẹp mắt, có mô tả hình ảnh trực quan sẽ là điểm cộng lớn cho website.
Trực quan hóa dữ liệu tạo ra các hình ảnh từ dữ liệu trên web một cách thu hút người đọc và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn. Đồ thị và Infographics là một số cách phổ biến và hiệu quả nhất để thể hiện dữ liệu.
Thiết kế website theo xu hướng này mang đến kết quả tích cực cho việc giữ chân người dùng ở lại trên web, dẫn dắt họ đến với những thông tin chi tiết và hữu ích hơn.
Ưa chuộng xu hướng tối giản và bố cục thiết kế bất đối xứng
Thiết kế giao diện web theo phong cách đối xứng đã trở nên khá xưa và phần nào gây nhàm chán cho người dùng thuộc thế hệ mới. Họ ưa chuộng những điều năng động, mang tính cá nhân, một kiểu cách thoải mái và vui vẻ,…
Thiết kế website tối giản và bất đối xứng sẽ đem đến hiệu quả tích cực khi tiếp cận những đối tượng này. Dù vậy, trong nguyên tác thiết kế vẫn phải chú trọng sự cân bằng, đó chính là sự cân đối giữa các phần tử khiến mắt người nhìn cảm thấy dễ chịu, ấn tượng và bị thu hút.
Ngoài ra, các nhà phát triển website dựa trên tâm lý tiêu dùng mà có xu hướng rút ngắn số lượng từ ngữ, chú trọng nhiều hơn phần hình và những thông điệp chính, nội dung ngắn gọn, súc tích và có tác dụng “đánh thẳng” vào tâm lý người xem.
Chatbot và trí tuệ nhân tạo trong thiết kế website
Xu hướng này không mới trong những năm gần đây, tuy nhiên nó vẫn rất quan trọng trong năm 2021. Machine learning (máy học) và trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh và trở nên phức tạp. Người dùng hiện nay đều rất thích thú với những robots “giống như người thật” này.
Chatbots có thể tự hiểu được người dùng đến web đang tìm kiếm điều gì và nhanh chóng đề xuất những giải pháp để giải quyết vấn đề của họ. Chatbots mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi không phải thuê thêm một nhân sự ngồi trước màn hình tư vấn trực tiếp.
Ngoài ra, thiết kế website tích hợp với các cuộc trò chuyện thoại và trợ lý ảo. Một trang web tích hợp tìm kiếm bằng giọng nói bên cạnh việc tìm kiếm bằng văn bản truyền thống cũng rất đáng mong đợi!
Thiết kế website vẫn là chế độ tối màu (Dark Mode)
Website được thiết kế dưới dạng tone màu tối là xu hướng quen thuộc trong 1 – 2 năm trở lại đây, năm 2021, xu hướng này vẫn còn tiếp diễn và phát triển mạnh mẽ.
Về mặt thực tế, Dark Mode giúp người dùng giảm mỏi mắt, giảm ánh sáng xanh từ màn hình, đây mối quan tâm của nhiều người khi chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian hơn để nhìn vào màn hình.
Về góc độ thẩm mỹ, chế độ tối màu dễ dàng tạo và phối màu giao diện, tạo ra những mẫu thiết kế web cực kỳ hiện đại, đồng thời cho bạn khả năng làm nổi bật các yếu tố thiết kế khác chỉ bằng cách làm tối các yếu tố bao quanh nó.
Cuối năm 2020, dân tình đã chứng kiến phiên bản cập nhật giao diện ở chế độ dark mode trên News Feed của Facebook. Điều này đủ để chứng minh xu hướng thiết kế website theo chế độ tối màu vẫn đang và sẽ tiếp tục rất thịnh hành.
Điều hướng trên di động thân thiện với ngón tay cái
Đến năm 2021, thiết kế website Responsive không còn là một lựa chọn nữa, trang web của bạn phải hoạt động tốt và dễ sử dụng trên thiết bị di động. Bố trí giao diện cùng nội dung trên website nằm trong khoảng di chuyển của ngón tay cái trên màn hình di động là xu hướng cần thiết trong năm nay và cả những năm về sau.
Hãy nghĩ về cách cầm và sử dụng điện thoại thông minh để truy cập và đọc tin tức trên web, bốn ngón tay được quấn quanh mặt sau và ngón tay cái của bạn sẽ làm tất cả công việc cần thiết trên màn hình phía trước.
Chính vì thói quen trên mà thiết kế website nên đặt thanh điều hướng, menu và thậm chí cả các nút liên hệ trong không gian mà ngón tay cái của bạn có thể chạm tới, điều này làm tăng trải nghiệm người dùng trang web lên gấp nhiều lần.
Website tối ưu các chỉ số thiết yếu về trang (core web vitals)
Vào tháng 11/2020, Google chính thức thông báo trên Twitter của mình:
Chúng tôi thông báo rằng các tín hiệu xếp hạng (ranking signals) trải nghiệm trang cho Google Tìm kiếm sẽ ra mắt vào tháng 5 năm 2021. Điều này sẽ kết hợp Core Web Vitals và các tín hiệu liên quan đến UX trước đó.
Điều này có nghĩa là các chỉ số thiết yếu về trang web – Core Web Vitals (bao gồm LCP, FID, CLS) cần phải được tối ưu, hướng đến sự toàn diện cao nhất. Những chỉ số này không còn là đề xuất nên có như trước mà nó đã nằm trong danh sách hơn 200 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xếp hạng tìm kiếm của trang web trên Google SERPs.
Đây sẽ là tín hiệu cho một cuộc chạy đua cho các nhà thiết kế website trong thời gian tới cùng những xu hướng tối đa hoá trải nghiệm người dùng và thân thiện với công cụ tìm kiếm hơn.
>> Bạn có thể tìm đọc bài viết Xu hướng thiết kế web thịnh hành năm 2020 để cập nhật những thông tin công nghệ cần thiết!