FMCG là ngành gì bao gồm những gì và những điều cần biết
FMCG là một thuật ngữ chỉ một ngành hàng rất quen thuộc đối với chúng ta. Nếu bạn không biết FMCG là ngành gì, cũng như những thông tin liên quan đến chủ đề này thì hãy tham khảo bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về FMCG nhé.
FMCG là ngành gì?
Với những người lần đầu tiếp xúc với kinh doanh thương mại cũng như marketing chắc hẳn rất thắc mắc FMCG là gì mà nhiều người sử dụng cụm từ này như thế.
Thực chất FMCG là viết tắt của Fast Moving Consumer Goods được dịch ra tiếng Việt là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đây chính là ngành hàng kinh doanh tất cả các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu mà con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Chắc hẳn bạn ít nhất cũng phải sử dụng một vài mặt hàng thuộc ngành FMCG, ví dụ như: kem đánh răng, nước rửa chén, bột giặt cho đến chén, bát, đũa, thìa,… Có thể nói những sản phẩm này vô cùng quen thuộc và được tiêu thụ với lượng lớn trên toàn thế giới.
FMCG là ngành gì?
FMCG là ngành gì?
FMCG bao gồm những gì?
Như đã nói ở trên FMCG là ngành hàng tiêu dùng nhanh, nó bao gồm rất nhiều ngành hàng nhỏ trong đó. Để trả lời câu hỏi FMCG bao gồm những gì thì khá là rộng lớn, bạn có thể tham khảo một vài nhóm ngành hàng nhỏ như sau:
– Các sản phẩm gia dụng.
– Các loại thực phẩm và hàng hóa dùng trong việc chăm sóc cá nhân.
– Các loại thực phẩm chức năng.
– Các loại sản phẩm sử dụng với mục đích vệ sinh, giặt ủi.
– Văn phòng phẩm.
– Dược liệu.
– Điện tử tiêu dùng.
Để bạn dễ hình dung hơn thì chúng ta có thể lấy ví dụ một vài “ông lớn” trong ngành FMCG có thể kể đến như: Unilever, OMO, VIM, Colgate, Lavie, Vinamilk, Pepsico, Cocacola vv…
Đặc điểm của ngành hàng FMCG
Các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG là những mặt hàng mà người tiêu dùng mua và sử dụng thường xuyên. Những mặt hàng khá quen thuộc nên không quá tốn thời gian suy nghĩ, đắn đo và nỗ lực để lựa chọn. Đây là những sản phẩm có giá thành thấp, tuổi thọ ngắn và sử dụng nhanh.
Riêng với các nhãn hàng cung cấp sản phẩm thì đây là ngành hàng có khối lượng lớn, mạng lưới phân phối rộng, với số lượng kênh phân phối nhiều. Đồng nghĩa với việc, nhà sản xuất không phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối. Họ làm việc trực tiếp với các nhà phân phối. Sau đó nhà phân phối sẽ trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng.
Ví dụ như: các sản phẩm chăm sóc cá nhân đến từ thương hiệu nổi tiếng Unilever thường được phân phối tại các siêu thị, shop mỹ phẩm trên toàn quốc hay trên thế giới.
Đặc điểm của ngành hàng FMCG
Đặc điểm của ngành hàng FMCG
Các sản phẩm của ngành hàng FMCG sở hữu sức bán khủng bởi nhu cầu của khách hàng rất cao. Do đó, các công ty FMCG phải đối mặt với áp lực sản xuất sản phẩm liên tục với số lượng lớn.
Ngành này có một đặc điểm là chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận được tính trên từng sản phẩm là khá thấp. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ quá lớn cũng như thời hạn sử dụng sản phẩm nhanh (do mặt hàng thiết yếu dùng hàng ngày). Do đó doanh thu trên toàn bộ sản phẩm được đánh giá là cao.
Đặc điểm tiếp theo phải kể đến sự đa dạng sản phẩm trong ngành hàng FMCG. Mỗi loại sản phẩm có rất nhiều nhãn hàng khác nhau cung cấp, mẫu mã đa dạng, phong phú. Ví dụ như riêng kem đánh răng thôi đã có khá nhiều nhãn hàng như: Colgate, P/S, Close-up. Kem đánh răng Colgate lại có rất nhiều loại khác nhau,… Nước uống có ga có rất nhiều loại như: Pepsi, 7up, Sting, Cocacola,…
Đặc điểm này kéo theo việc cạnh tranh tại thị trường này vô cùng khốc liệt. Hiện nay ngành FMCG đang đứng trước thách thức phải luôn luôn thay đổi bản thân để đáp ứng những biến đổi của thị trường. Các doanh nghiệp đang tìm kiếm những phương án giúp các sản phẩm tiếp cận và tạo được lòng tin với khách hàng.
Muốn có chỗ đứng, ngoài chất lượng sản phẩm tốt, nhãn hàng cần phải đầu tư vào khâu bao bì, hình ảnh, truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi,… Và hơn thế nữa, nhãn hàng phải liên tục cập nhật và bắt kịp xu thế mỗi ngày.
Điểm khác nhau giữa ngành FMCG và ngành bán lẻ
Nhiều người thường nhầm lẫn 2 khái niệm FMCG (ngành tiêu dùng nhanh) và Retail (ngành bán lẻ).
2 khái niệm này khác nhau ở chỗ: ngành bán lẻ tập trung vào khách hàng là người tiêu dùng cuối. Còn ngành tiêu dùng nhanh thì làm việc trực tiếp với kênh phân phối của mình ví dụ như đại lý hoặc các nhà bán lẻ.
Nói dễ hiểu hơn là toàn bộ các doanh nghiệp, cửa hàng hay cá nhân làm nhiệm vụ cung cấp trực tiếp sản phẩm cho người tiêu bán sản phẩm cho người dùng cuối đều thuộc ngành bán lẻ. Họ có thể bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng, qua các kênh online hay thậm chí qua điện thoại.
Vì đặc điểm này mà ngành bán lẻ hay bị nhầm lẫn với ngành hàng FMCG. Bởi một số công ty thuộc vào ngành hàng tiêu dùng nhanh nhưng đồng thời vẫn có các cửa hàng, hệ thống website độc quyền để bán hàng cho người tiêu dùng cuối như Nike, Gucci,…