Hiểu rõ về cách hoạt động của công cụ tìm kiếm Google Bot

Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, các công cụ tìm kiếm đã gắn liền với cuộc sống của con người, giúp chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết một cách nhanh chóng.

Một trong những công cụ tìm kiếm nổi bật hiện nay phải điểm đến là Google. Là nơi được đa số người dùng truy cập để giải quyết các vấn đề về thông tin bởi sự chất lượng kết quả trả về và giao diện thân thiệt người dùng. Vậy nên Google nhận được sự nhiều sự “ưu ái” của người làm SEO trong việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ của họ thông qua hiện thị website trên trang kết quả tìm kiếm.  

Với xu hướng kinh doanh hiện đại, ngoài những công ty chuyển cung cấp về Dịch vụ seo uy tín, thì rất nhiều người muốn tự học để tự tay SEO website của mình trên Google, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tìm năng trên Internet.

Tiếp tục với “Serries Kiến Thức SEO”, trong bài hướng dẫn SEO thứ 2 hôm nay, LPTech sẽ giới thiệu về các công cụ tìm kiếm là gì và cách thức hoạt động của chúng như thể nào, cụ thể là Google. Nắm vững hành trình con bot Google đánh giá website giúp người làm SEO website định hướng thêm cho lộ trình phát triển website hiệu quả hơn.

Search Engine là gì?

Search Engine hay còn gọi là các công cụ tìm kiếm, là một hệ thống tìm kiếm thông tin có trên Internet.

Đơn giản là khi người thực hiện tìm kiếm thông tin trên thanh tìm kiếm, công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ trả về các kết quả có liên quan nhất với truy vấn của người dùng.

Có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau, trong đó có thể kể đến như Google, Bing, Yahoo, Yandex… Nhưng Google được xem là nổi bật và là lựa chọn hàng đầu ngay khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về một cái gì đó.

Theo thống kê của Net Market Share năm 2019, Google Search chiếm hơn 70% tổng thị phần trên toàn thế giới và có hơn 2.4 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm thông qua Google.

Điều này dễ dàng cho thấy Google là chiếc cầu kết nối người dùng với các sản phẩm của doanh nghiệp thông qua hiện thị website của họ trên SERPs. Vậy nên chứng minh cho lý do tại sao cộng đồng SEO webiste lại chú ý tới những “đặc điểm” và “cách hoạt động” của Google như vậy.

Quá trình hoạt động của Google

Dù khác nhau về thuật toán nhưng hầu hết các công cụ tìm kiếm đều có một phương thức hoạt động giống nhau. Cơ chế hoạt động của Google gồm 3 bước:

Bước 1: Crawling – thu thập dữ liệu
Bước 2: Indexing – lập chỉ mục
Bước 3: Rarking – xếp hạng

Muốn làm SEO hiệu quả thì bạn cần phải hiểu rõ chi tiết từng bước hoạt động của công cụ tìm kiếm Google dưới đây.  

Crawling là gì?

Là bước đầu tiên để Google thu thập dữ liệu những trang tồn tại trên web của bạn. Google sẽ gửi tự động một nhóm các Googlebot hay bọ tìm kiếm đến website của bạn và thông qua các liên kết để khám phá các trang mới. Sau này các trang này sẽ được lập chỉ mục và truy xuất khi nội dung trên URL này phù hợp với thông tin người dùng tìm kiếm.

Một kinh nghiệm để cải thiện kết quả Google thu thập toàn bộ dữ liệu là mỗi website cần thiết lập một sơ đồ trang web (Sitemap). Sơ đồ này là một tập tin nội dung chứa tất cả các đường dẫn (URL) của một website, có vai trò điều hướng web rõ ràng liên kết đến tất cả các phần và trang quan trọng.

Công cụ tìm kiếm Google có thể xem toàn bộ website của bạn nhưng đôi khi một số trang hoặc phần khác có thể bị che khuất vì một lý do nào đó. Vậy nên một webiste có sơ đồ điều hướng các trang rõ ràng thì googlebot sẽ dễ dàng di chuyển mọi nghách ngách trong trang web đó và giúp Google biết được những trang nào cần đánh chỉ mục (index).

Đặc biệt là đối với các website mới hoặc với các trang mới cập nhật nhiều, chưa có nhiều liên kết với các trang khác thì sử dụng sitemap hỗ trợ công cụ tìm kiếm lập chỉ mục cho những trang này nhanh hơn và tăng khả năng xếp hạng của chúng trên trang hiển thị kết quả SERPs.

Indexing là gì? 

Sau khi đảm bảo website của mình đã được thu thập dữ liệu, thì bước tiếp là đảm bảo rằng các webpage được lập chỉ mục.

Các công cụ tìm kiếm sẽ xử lí và lưu trữ thông tin của website trong một chỉ mục, là nơi chứa tất cả các nội dung Google đã khám phá. Ví dụ bạn có website nhà hàng làm về ngành ẩm thực… Google sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành ẩm thực, nếu bạn có trang web thời trang, nó sẽ lưu các chỉ mục trên web vào ngành thời trang.    

Khi người dùng nhập truy vấn, công cụ tìm kiếm sẽ quét các chỉ mục của nó để lọc và xếp hạng các trang có liên quan. Nếu trang web của bạn không được lập chỉ mục, thì hiển nhiên nó sẽ không được sẽ hiển thị trên trang kết của quả Google.

Làm thế nào để kiểm tra xem trang nào website của bạn đã được lập chỉ mục ?

Đơn giản nhất bạn có thể kiểm tra số lượng và trang nào website của bạn đã được Google lập chỉ mục bằng cách: nhập trên Google, ví dụ:

site:yourdomain.com
site:lptech.asia

Ngoài ra, để biết chính xác kết quả thì người làm SEO cho website có thể theo dõi và kiểm tra trong phần báo cáo Phạm vi chỉ mục trong Google Search Console. Vì sao một số thông tin của trang web bạn khi tìm kiếm lại không được hiển thị trên kết quả của Google ? Báo cáo trong Google Search Console sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, bạn dễ dàng nắm được có bao nhiều pageweb đã được lập chỉ mục và trang nào không được lập chỉ mục với lý do gì.

Đối với các URL không được index, dựa vào báo cáo lỗi bạn dễ dàng fix lỗi hơn để phù hợp với thuật toán của Google, sau đó bạn có thể gửi URL các trang riêng lẻ này trong công cụ Google Search Console để được index nhanh và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. 

Ranking là gì?

Là quá trình công cụ Google xếp hạng và trả về các kết quả tìm kiếm liên quan nhất với truy vấn của người dùng. Nhìn chung, trang web xếp hạng càng cao nghĩa là Google càng tin tưởng rằng website đó giải quyết được mong muốn của người tìm kiếm thông tin nhất. 

Mức độ liên quan được công cụ tìm kiếm xác định bằng các thuật toán Google, quy trình hoặc công thức mà thông tin được lưu trữ, truy xuất và sắp xếp theo những cách có ý nghĩa. Các thuật toán này được Google thay đổi và update thường xuyên để cải thiện chất lượng tìm kiếm tổng thể, tức là cung cấp các câu trả lời phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. 

Tổng kết

Các công cụ tìm kiếm nói chung và Google nói riêng luôn đề cao quan điểm về việc “nâng cao sự tiện lợi và hữu ích cho người dùng”. Muốn SEO website thành công đòi hỏi các SEOer làm phải nắm vững các nguyên tắc hoạt động và các thuật toán của Google, từ đó tối ưu website sao cho thân thiện với Google và đưa trang web lên thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm. 

Bài hướng dẫn SEO thứ 2 này, mình đã giới thiệu sơ lược về công cụ tìm kiếm cũng và cách thức hoạt động của Google như thế này nào và vì sao các trang của bạn không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Mong rằng bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức SEO bổ ích và kỹ năng để áp dụng vào quá trình tối ưu webite hiệu quả hơn.

Mặc dù công cụ tìm kiếm vẫn chưa hoàn chỉnh, Google đã và đang thay đổi các thuật toán của mình để để chống lại các kỹ thuật SEO “mũ đen” và đảm bảo các nguyên tắc về chất lượng. Hy vọng trong tương lại, việc tìm kiếm thông tin mong muốn sẽ dễ dàng và hữu ích hơn do thuật toán của Google ngày càng được cải thiện. 

Đánh giá post