Khi truy cập các trang web hàng ngày, bạn có thường nghĩ mình: “Web đé* gì mà xấu, khó dùng thế không biết. Tao mà biết thiết kế, tao làm ngon hơn” không?
Nếu bạn thường có suy nghĩ như thế, và bạn có con mắt nhìn chi tiết, óc thiết kế sáng tạo và không ngại học tập, thì chắc chắn bạn NÊN HỌC THIẾT KẾ WEB.
Và mình biết, nếu bạn đang đọc bài viết này thì chắc chắn bạn có quan tâm rồi.
Và có thể, bạn cũng như bao người khác.
Khi bắt đầu tìm cách học thiết kế web, bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc, xem xét:
Liệu thiết kế web có thực sự là con đường sự nghiệp phù hợp với bạn hay không?
Làm thiết kế web có cần bằng cấp hay không?
Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp thiết kế web?
Học thiết kế có cần học lập trình không?
Cần học sử dụng những công cụ gì?
Thị trường có tuyển dụng thiết kế web nhiều không?
Tóm lại là khá nhiều thứ thắc mắc.
Mình rất đồng cảm với bạn. Bởi vì mình cũng từng có những câu hỏi như thế, nên, hôm nay mình sẽ giải đáp và chia sẻ một lộ trình học thiết kế web để bạn có thể dựa vào đó học tập, chuẩn bị những thứ cần thiết.
Học thiết kế Web
Đầu tiên, hãy trả lời nhanh vài câu hỏi thường gặp trước.
Câu hỏi #1: Thị trường có tuyển dụng thiết kế web nhiều không?
Bill Gates đã từng nói:
“Nếu doanh nghiệp của bạn không có trên internet, thì doanh nghiệp của bạn sẽ không thể kinh doanh được”
Điều này có nghĩa là, một doanh nghiệp chắc chắn phải có ít nhất một website nếu như muốn tồn tại được ở thời đại công nghệ này.
> Thực tế: Một doanh nghiệp muốn mở rộng tệp khách hàng của mình dựa trên internet thì họ không chỉ cần 1 website. Mà cần rất nhiều website. NIIT – ICT Hải Phòng cũng thế. Tính ra thì hiện tại NIIT – ICT Hải Phòng đang sở hữu hơn 10 website, trong đó niithanoi.edu.vn là website chính.
Theo Netcraft, hiện nay có hơn 644 triệu trang web đang hoạt động trên internet và con số này đang tăng lên hàng ngày.
Do đó, các nhà thiết kế web tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao và không thấy dấu hiệu chậm lại.
Câu hỏi #2: Thiết kế web là làm gì?
Công việc của một nhà thiết kế web là thiết kế ra các bản thiết kế trang web độc đáo, truyền cảm hứng, dễ điều hướng và thu hút đối tượng mục tiêu thích hợp.
Ghi chú:
“Là một nhà thiết kế web. Bạn luôn phải nhớ rằng bạn thiết kế của bạn phải đẻ ra tiền”
Vai trò chính của một nhà thiết kế web là thiết kế ra các thành phần trực quan “Nhìn thấy” của một trang web, thiết kế mọi thứ từ phông chữ đến bảng màu, khoảng cách, ảnh…
Các nhiệm vụ chính khác thường sẽ bao gồm những điều sau:
Gặp gỡ khách hàng để thu thập mục tiêu và mong muốn của họ
Thiết kế trang web, bao gồm: Quyết định trang web sẽ nhìn như thế nào trên các thiết bị, trình duyệt khác nhau. Thiết kế bố cục, phông chữ và cách phối màu, chuẩn bị hình ảnh minh họa…
Thông thường, nhiệm vụ của một nhà thiết kế web cơ bản dừng lại ở trên.
Có nghĩa là, sau khi bàn giao các file thiết kế (Ảnh, file Photoshop, file Illustrator) cho bộ phận lập trình Front end thì hoàn thành 70% công việc.
30% còn lại chỉ là chỉnh sửa lại các bạn thiết kế này khi có yêu cầu.
Tuy công việc của bạn sẽ tập trung ở phần này, nhưng việc học để làm không việc này lại không chỉ dừng lại ở việc học Photoshop hay học Figma…
Bởi vì, các nhà thiết kế web hiện đại còn làm nhiều thứ khác (Không dừng lại ở việc vẽ vời)
* Lát nữa chúng ta sẽ thảo luận cụ thể hơn bạn cần học gì.
Câu hỏi #3: Lương thiết kế web là bao nhiêu?
Thực tế thì số liệu báo cáo chính thống mình thu thập được thì được tổng hợp chung thành chức danh Thiết kế UX/UI.
* Ghi chú: Đại đa số nhà thiết kế web chỉ đảm nhiệm được phần UI Design. Còn UX Design là thuộc nhóm chuyên gia.
Mức lương trung bình chức danh phổ biến trong đó có thiết kế web UX/UI
Theo báo báo của Vietnamworks (năm 2020) đã được tổng hợp tại bài viết LƯƠNG LẬP TRÌNH VIÊN thì Thiết kế UX / UI có thể kiếm được trung bình khoảng 1.184 $ mỗi tháng.
Tương đương khoảng 27.000.000 đ mỗi tháng.
Tuy nhiên, chức danh này có:
Phần thiết kế UI: Chính là thiết kế giao diện người dùng mà Nhà thiết kế web hay làm
Phần thiết kế UX (Thiết kế trải nghiệm người dùng): Là phần ý nghĩa thiết kế thế nào để website mang lại trải nghiệm tốt. Đây là phần nâng cao.
Thực tế, ở kinh nghiệm bản thân mình thì khi mới đi làm, mình chỉ nhận được mức lương là 8,5 triệu thôi.
Và phần thưởng thêm khi bạn hoàn thành các dự án thiết kế. Nhưng:
Cứ mỗi lần sửa chữa thì bạn lại tốn thời gian -> Thời gian đó lại phải trả lương cho bạn -> Thưởng sẽ ít đi.
Thế nên, thiết kế tốt, càng ít sửa chữa thì mức thưởng của bạn nhận được thêm càng nhiều. (Dĩ nhiên cái này còn phụ thuộc chính sách của từng công ty)
Còn khi bạn có kinh nghiệm khoảng 1 – 2 năm, kỹ năng thiết kế của bạn ổn ổn rồi thì mức lương cơ bản của bạn có thể lên tới khoảng 11 hoặc 12 triệu / tháng.
Thực tế:
“Nếu bạn làm ở 1 công ty mà muốn sau 2 năm tăng lương từ thêm 3.5 triệu là rất khó. Thường thì nhảy việc sẽ tăng lương dễ hơn =))”
Ngoài ra, khoản thưởng dự án cũng là nguồn thu thêm + động lực để làm thiết kế tốt hơn.
Các công ty muốn giữ nhân viên lâu thường sẽ thiết kế khoản thường này khá tốt và rõ ràng. (Hoặc tính vào phúc lợi khác như du lịch, ăn chơi, nghỉ phép, làm ít giờ …)
Câu hỏi #4: Thiết kế web và Lập trình web có phải là một???
Thiết kế Web vs Lập trình Web
Nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về Thiết kế web và Lập trình web thường nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này (Rất rất hay nhầm lẫn)
Bởi vì thực tế, hai khái niệm Thiết kế web và Lập trình web có thể hiểu chung.
Thế nên, nếu nghe một dân không chuyên hỏi “Bạn có thiết kế website không?” bạn cũng có thể hiểu là họ muốn hỏi về cả:
THIẾT KẾ
+
LẬP TRÌNH WEBSITE
Đừng cười họ vì họ không hiểu nha. Đó là chuyện bình thường thôi.
Còn người trong ngành để phân biệt rõ thì người ta sẽ gọi cụ thể hơn là:
Thiết kế web: Thiết kế giao diện người dùng / UI Designer /Nhà thiết kế web (Chỉ người làm thiết kế giao diện web) /Web Designer
Lập trình web: Lập trình viên phát triển website / Lập trình viên web / Web Developer
Phân biệt theo công cụ sử dụng:
Thiết kế web: Ý chỉ nhiều hơn đến việc sử dụng Photoshop, Illustrator, Figma, Adobe XD… để thiết kế ra các bản thiết kế giao diện website (bản ảnh, file thiết kế ảnh)
Lập trình web: Ý chỉ việc sử dụng các ngôn ngữ, công nghệ (như JAVA, PHP, HTML, CSS…) để biến các “Bản thiết kế” thành các dòng code, mã nguồn … biến thành website thực sự
Câu hỏi #5: Cần bằng cấp gì để trở thành nhà thiết kế web?
Không cần bằng cấp gì cả. Việc của bạn là học và chứng minh năng lực thông qua kỹ năng, dự án cá nhân.
Câu hỏi #6: Học thiết kế web mất bao lâu?
Đây rất là câu hỏi rất khó trả lời.
Học thiết kế web mất bao lâu sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào:
Bạn muốn theo đuổi mục tiêu nào?
Bạn có bao nhiêu thời gian để học các kỹ năng cần thiết
Tốc độ bạn học tập của bạn như thế nào?
Có thể bạn sẽ học những kiến thức cơ bản trong vòng vài tháng.
Nhưng để hiểu kỹ hơn sẽ trang bị cho bạn mức độ kỹ năng cần thiết để tự gọi mình là một nhà thiết kế web chuyên nghiệp, hầu hết mọi người có thể mất đến vài năm. Thậm chí sau đó, có thể mất nhiều năm nữa để thành thạo những kỹ năng đó.
Nhưng đừng lo lắng. Hãy cố gắng học những kiến thức cơ bản sớm và đi thực tập, làm việc bắt đầu từ vị trí thấp nhất.
OK. Như vậy mình nghĩ có thể bạn đã phân biệt và hiểu hơn về hai khái niệm Thiết kế Web là Lập trình Web rồi đó.
Bây giờ, bạn đã hiểu khá rõ rồi. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem…
HỌC THIẾT KẾ WEB CẦN HỌC NHỮNG GÌ?
Học thiết kế web có thể giúp bạn có được một nghề nghiệp thú vị. Bạn sẽ làm việc trong một môi trường năng động đa dạng.
Vì thế bạn cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để có thể xứng đáng với số tiền lương được trả.
Ở đây mình sẽ chia thành 2 phần đó là:
Những Kỹ năng cứng
Và những Kỹ năng mềm
Có nhiều người sẽ chia ra khái niệm khác nhau nhưng về cơ bản thì như nhau (không cần quá phân biệt làm gì cả)
Kỹ năng cứng phải học để làm thiết kế web
Trong trường hợp đầu tiên, đối với người mới bắt đầu học thiết kế web là tập trung vào học các nguyên tắc cơ bản, bao gồm nguyên tắc thiết kế, vẽ cơ bản và các phương pháp thiết kế web được chấp nhận trong ngành.
Vì thiết kế web là một chuyên ngành rộng, các nhà thiết kế cần phải làm quen với các khía cạnh khác nhau của thiết kế, chẳng hạn như thiết kế đồ họa và tạo mẫu.
Để tạo ra một thiết kế web bắt mắt, bạn cần phải học về lý thuyết màu sắc và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống phân cấp thị giác.
Và, tất nhiên, để trở thành một nhà thiết kế web thành công, bạn sẽ cần phải sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế web (sẽ được đề cập đến trong phần sau).
Nâng cao hơn, cũng là về khái niệm hiện đại hơn về thiết kế web.
Ngày xưa: Nhà thiết kế web chỉ là thiết kế ra các bản ảnh thế nên họ tập trung vào học thiết kế đồ họa. (Hiện tại đa số vẫn thế)
Ngày nay (hoặc nâng cao hơn, hiện đại hơn) là Thiết kế UX / UI: Nhà thiết kế không chỉ hiểu biết về thiết kế đồ họa mà còn hiểu về lập trình web, viết code, tâm lý hành vi…
Dĩ nhiên, công việc của Thiết kế UX / UI không tập trung nhiều vào việc viết các dòng code (Việc này có Lập trình viên Front end, Back end làm rồi)
Nhưng tất cả mọi thứ nó liên quan nên bạn cũng cần phải biết (Dĩ nhiên là thường không cần code)
#1: Học thiết kế đồ họa và hình ảnh
Học thiết kế web: Học thiết kế đồ họa, hình ảnh
Thiết kế web bao gồm một phần Thiết kế đồ họa, hình ảnh.
Bạn cần học kỹ về các nguyên tắc thiết kế trực quan như lý thuyết màu sắc, kiểu chữ, hệ thống lưới và không gian.
Các yếu tố này giúp đảm bảo rằng tất cả các yếu tố khác nhau của một trang web – chẳng hạn như phông chữ và bảng màu hoạt động hài hòa với nhau.
Các nhà thiết kế web cũng cần phải học cách cách thiết kế đồ họa.
Dĩ nhiên, không cần phải biết thiết kế đồ họa đỉnh cao nhưng họa sĩ đâu.
Nhiệm vụ phổ biến nhất mà các nhà thiết kế web thực hiện là sắp xếp, xây dựng bố cục, thay đổi kích thước, cắt ghép ảnh, tạo các hình cơ bản, nén hình ảnh… và một chút hiệu ứng.
#2: Kỹ năng vẽ cơ bản
Học thiết kế web: Học kỹ năng vẽ cơ bản
Mặc dù Kỹ năng vẽ không phải là điều cần thiết đối với một nhà thiết kế web, nhưng hầu hết ít nhất bạn sẽ cần học Kỹ năng vẽ cơ bản để có các nguyên lý thiết kế, biết cách tạo ra các bố cục đẹp, hợp lý.
Một nhà thiết kế cũng cần phải nắm chắc các khái niệm bản vẽ cơ bản như vẽ logo, hình học, đổ bóng và bản vẽ thô…
Bản vẽ thô sẽ được dùng để mô tả ý tưởng nhanh chóng, định hình thiết kế, thu thập thêm các thông tin, điều chỉnh của khách hàng….
#3: Học công cụ thiết kế web
Học thiết kế web: Học công cụ thiết kế web
Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ cần thiết cho công việc là một bước thiết yếu để hướng tới thành công.
Nếu bạn muốn thiết kế web tốt, bạn sẽ cần phải học công cụ thiết kế web tốt nhất, cũng như một loạt các công cụ và tài nguyên hỗ trợ khác.
Bạn nên biết cách sáng tạo và sử dụng phần mềm thiết kế tiêu chuẩn của ngành như Adobe Photoshop, Illustrator, Animate …, vì các nhà thiết kế web dự kiến sẽ sử dụng chúng cho các nhiệm vụ quan trọng như tạo mô hình, thiết kế logo và các nội dung khác, sửa đổi hình ảnh…
Adobe Photoshop: Được các nhà thiết kế web coi là phần mềm tốt nhất để chỉnh sửa hình ảnh và thay đổi định dạng tệp. Photoshop cho phép kiểm soát tốt hơn nhiều phần mềm đồ họa khác, đặc biệt là khi chỉnh sửa hình ảnh bằng pixel (chẳng hạn như ảnh chụp).
Adobe Illustrator: Thực sự tốt với phông chữ và hình ảnh vector, vẽ logo, tạo các hình …
Adobe Animate: Sử dụng để tạo các hình động.
Figma / Adobe XD / Sketch: Là công cụ UI Design thường được sử dụng để thiết kế giao diện web, app và tạo mẫu nhanh. (Chỉ cần học sử dụng 1 cái thôi, mình đang sử dụng figma)
Giới thiệu Figma – Công cụ hỗ trợ thiết kế web hàng đầu
Đối với các Nhà thiết kế web cao cấp hơn, họ cũng sẽ sử dụng các trình chỉnh sửa code như Sublime text, Visual Studio Code để xem và sửa HTML, CSS, JS…
Sau khi đã học được sử dụng các công cụ, cuối cùng bạn đã có những kiến thức cơ bản nhất để tạo ra các thành phần của một bản thiết kế website.
Tại thời điểm này bạn nên sử dụng các kỹ năng đã có để bắt đầu mô phỏng lại các website mà bạn thích (dưới dạng file thiết kế ảnh)
Càng tạo ra nhiều bản thiết kế mô phỏng bạn càng học được nhiều khuôn mẫu thiết kế web, phong cách thiết kế, xu hướng thiết kế web.
Bạn cần tự mình tạo ra bản thiết kế header, menu điều hướng
Thiết kế phần slide show
Thiết kế phần sản phẩm, dịch vụ, album ảnh / video
Thiết kế phần giới thiệu doanh nghiệp
Thiết kế phần blog, Admin
Thiết kế phần đăng ký, đăng nhập
Thiết kế phần chân trang
Thiết kế hiển thị trên các kích thước khác nhau
…
Không có quy định tiêu chuẩn cụ thể thiết kế web phải như thế này, phải như thế kia. Nhưng mọi thiết kế tốt đều dựa vào nguyên lý thiết kế và những Best practice (Phương pháp hay nhất) trong ngành.
Nhân tiện, bonus cho bạn một số Best practice trong thiết kế web:
Logo ở trên cùng bên trái
Liên hệ ở trên cùng bên phải
Menu chính ở trên đầu
Trang chủ có phần slideshow
Những gì giá trị nhất thì cho lên trang chủ, trên phần đầu
Lời kêu gọi hành động đưa lên cao trên trang chủ
Tính năng tìm kiếm trong phần đầu ở trang chủ
Có phần form đăng ký / liên hệ ở bên dưới
Phần đăng ký email / subscribe ở chân trang
Icon mạng xã hội ở chân trang
Thiết kế đáp ứng nhiều loại kích thước màn hình
…
Các nhà thiết kế web thường học tập qua các bản thiết kế của người đi trước và dựa vào khả năng sáng tạo riêng của từng cá nhân để tạo ra bản thiết kế của riêng mình.
Tóm lại, ít nhất bạn cần biết cách tạo ra các bản mô phỏng các trang web mà bạn thấy thích.
Dần dần bạn sẽ thực sự hiểu được mình cần phải thiết kế web như thế nào.
Nhưng để tốt hơn nữa, sau giai đoạn này thì bạn cần học thêm một chút về…
#4: Học một số Hệ thống thiết kế phổ biến
Học thiết kế web: Học hệ thống thiết kế web
Bình thường chúng ta thiết kế theo ý thích của mình nhưng như vậy đều là những thiết kế dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Còn một số ông lớn như Google, Apple họ lại không làm như vậy.
Tất cả các thiết kế của họ đều tuân theo một hệ thống thiết kế nhất định để đảm bảo thiết kế truyền tải được bản sắc, sự độc đáo cũng như tầm nhìn của họ.
Và bởi vì, hầu hết các website hiện nay khi chạy trên thiết bị di động đều sẽ chạy trên nền tảng iOS / macOS … hoặc Android.
Thế nên, bạn chắc chắn sẽ cần phải tìm hiểu để có thể tạo ra các bản thiết kế tốt hơn cho từng hệ điều hành.
Học thiết kế web: Học Design System của Apple
Human Interface Guidelines của Apple
Học thiết kế web: Học Flutent Design System của Microsoft
Material Design của Android
Học thiết kế web: Học Material Design System của Google
Ngoài ra có Fluent Design System mới nổi do Microsoft phát triển
Đặc biệt, các hệ thống thiết kế này được tạo ra bởi các nhà thiết kế hàng đầu thế giới, nguyên tắc thiết kế dựa trên rất nhiều dữ liệu thống kê, các nghiên cứu UX (Trải nghiệm người dùng). Do đó, chỉ cần tuân thủ guidelines là bạn đã chắc chắn có một thiết kế web ổn.
Đến đây…
Hầu hết, các nhà thiết kế web ở giai đoạn này sẽ bắt đầu xin đi thực tập thiết kế web hoặc xin đi làm luôn.
Nhưng, chỉ dừng lại ở phần này đang gây ra một hiện tượng rất rất phổ biến trong giới đó là…
Lập trình viên:
“M vẽ cái đéo gì thế này?
Chơi nhau à?”
Nhà thiết kế web:
“Vẽ thế này cũng không được,
thế kia cũng không xong.
Thế thì m muốn thế nào?”
Đó, chính vì Nhà thiết kế web chưa hiểu Lập trình viên nên mới xảy ra vấn đề này.
Vấn ở đây là, Đại đa số nhà thiết kế web có thể tạo ra bản thiết kế đẹp.
Nhưng không bản thiết kế đẹp không đồng nghĩa với thiết kế tốt / khả thi về mặt kỹ thuật.
Vì, thiết kế là thiên về nghệ thuật nhưng Lập trình thì thiên về kỹ thuật.
Thiết kế càng nghệ thuật, sáng tạo thì Lập trình càng khó hoặc tốn nhiều thời gian hơn để lập trình.
Do đó, để công việc thiết kế của bạn tốt hơn, nằm trong nhóm được trả lương cao hơn thì, bạn nên…
#5: Học Lập trình web để thiết kế web
Học thiết kế web: Học lập trình để thiết kế web
Nhà thiết kế web sẽ rất khó để để thăng tiến trong công việc nếu không có kiến thức về lập trình web.
Học lập trình web cơ bản sẽ giúp bạn biết rằng bản thiết kế bạn vừa tạo ra có khả thi về mặt kỹ thuật hay không.
Để biết được điều đấy thì bạn cần học về:
HTML: Được sử dụng để xác định cấu trúc nội dung chính của trang web (bao gồm tiêu đề, đoạn văn, chân trang, ảnh, video và đồ họa…)
CSS: Sử dụng để làm đẹp trang web (bố cục, màu sắc, phông chữ, hình nền, v.v.).
JavaScript: Sử dụng tạo ra các tương tác với khả năng hoạt động trên nhiều trình duyệt web, tạo ra chuyển động, bật thông báo, ….
Bootstrap: Một CSS Framework hỗ trợ tạo ra website có khả năng hiển thị khác nhau trên các thiết bị khác nhau (Responsive). Thường thì bạn học để hiểu hệ thống lưới của Bootstrap.
Đa phần là đến đây bạn đã nằm trong top 20% các nhà thiết kế rồi.
Tuy nhiên, top 10% còn lại được trả lương cực kỳ cao thì sẽ có thêm nhiều kiến thức kỹ năng hơn.
Mà về kỹ năng cứng thì bạn sẽ cần học về:
Cách lập trình web back end: Sử dụng ngôn ngữ lập trình chính như Java, PHP, Python. C# (ASP.NET) để lập trình phía bên dưới
Cơ sở dữ liệu: SQL, MySQL (Học SQL ngay!)
Tham khảo: KHÓA HỌC JAVA hoặc KHÓA HỌC PHP để biết cách lập trình web từ đầu Front end đến Back end.
Tóm lại là bạn biết cách tạo ra một website từ đầu đến cuối (ở mức cơ bản, không cần đi sâu quá) để bạn có cái nhìn tổng quát hơn, phối hợp tốt với đồng nghiệp, cảm thông hơn với công việc của họ…
Cuối cùng, vì mục tiêu đưa ra những bản thiết kế tốt nhất (ít phải sửa chữa) -> Nhận lương, thưởng nhiều hơn. 😀
Tuy nhiên, ở mức độ này thì bạn vẫn chưa được gọi là Nhà thiết kế UX / UI.
Bởi vì nhà thiết kế UX / UI cần phải…
#6: Học thiết kế trải nghiệm người dùng (UX)
Học thiết kế web: Học thiết kế UX (User Experience) – Thiết kế trải nghiệm người dùng
UX (User Experience) là một thuật ngữ phức tạp được sử dụng để mô tả cảm giác của mọi người khi họ truy cập và điều hướng một trang web, tức là khi đó:
Họ có cảm thấy trang web thân thiện, dễ dùng?
Họ có vui vẻ khi sử dụng
Các nội dung có gắn kết và đơn giản để điều hướng?
Có dễ nhìn không?
…
Hay nó có khả năng làm người dùng thất vọng, nhầm lẫn hoặc ức chế và khiến họ rời rời khỏi trang web ngay lập tức và không bao giờ quay lại nữa?
Tất nhiên, mục đích là tạo ra các thiết kế web tốt và một trải nghiệm (UX) tuyệt vời sẽ làm cho các trang web hoạt động theo cách mà người dùng mong muốn và mong đợi, và cuối cùng sẽ khiến họ muốn ở lại trên một trang web.
Trải nghiệm người dùng nhất thiết phải kết hợp từng yếu tố kỹ thuật được mô tả ở trên, nhưng nó cũng nhắc nhở nhà thiết kế web luôn luôn quan tâm đến người dùng cuối khi thiết kế một trang web.
Câu hỏi luôn phải là:
“Chính xác thì người dùng cần gì và làm cách nào để trang web này có thể cung cấp cho họ những gì họ cần một cách nhanh chóng và dễ chịu nhất có thể?”
Để hiểu UX đầy đủ hơn, nếu bạn mới bắt đầu học thiết kế web thì ít nhất phải lưu tâm đến các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết thiết kế web.
Để đạt được trải nghiệm người dùng tốt thì phải dựa trên sự hiểu biết tốt về bố cục và cấu trúc.
Khách truy cập phải được yêu cầu chuyển qua càng ít vòng càng tốt, vì vậy các nhà thiết kế cần đảm bảo rằng:
Các trang web tải nhanh và phản hồi nhanh trên các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau
Quy trình thanh toán được sắp xếp hợp lý
Lời kêu gọi hành động có thể được thực hiện một cách dễ dàng, thu hút lượt hành động mà không phá vỡ thiết kế.
Điều hướng đó trực quan, giúp dễ dàng tìm thấy nội dung có liên quan.
Phông chữ phải dễ đọc trên tất cả các thiết bị tiềm năng đồng thời phải tương thích với cảm giác của thương hiệu.
…
Nói chung là rất nhiều thứ để có thể mang lại một trải nghiệm tốt.
Theo Nielsen:
“Người dùng mong đợi 77% các yếu tố thiết kế Web đơn giản hơn hoạt động theo một cách nhất định (như cách nó vốn như vậy)”
Có nghĩa là hãy làm 77% yếu tố của trang web giống như thông thường. Chỉ 23% còn lại có dành cho sự sáng tạo, phá cách.
Một khía cạnh rất quan trọng khác của UX là bảo mật. Người dùng cần cảm thấy tin tưởng và yên tâm rằng thông tin cá nhân của họ an toàn trước các Hacker khi họ truy cập trang web, trao thông tin cá nhân của họ cho bạn.
Mức độ bảo mật cao này cần đạt được đồng thời làm cho trang web đủ mở để cho phép các bot của công cụ tìm kiếm tìm và hiểu các trang trong trang web.
Cuối cùng, các nhà thiết kế web nên nhớ rằng trang web sẽ là một yếu tố giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, mô phỏng doanh nghiệp trên môi trường ảo.
Khi doanh nghiệp thay đổi và kỳ vọng của người dùng thay đổi, trang web của họ sẽ cần phải điều chỉnh.
Trải nghiệm người dùng (UX) luôn luôn là điều tối quan trọng trong tâm trí của các nhà thiết kế web khi thực hiện những thay đổi này.
Do đó, để nâng tầm sự nghiệp thiết kế web của bạn thì chắc chắn bạn nên học thiết kế UX một cách cẩn thận.
Kỹ năng mềm phải học để làm thiết kế web
Ngoài các kỹ năng cứng, nhà thiết kế web còn phải học các kỹ năng mềm để có thể làm việc tốt trong một môi trường năng động.
Kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng: Word, Excel, Powerpoint
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Tính khách quan và khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn
Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo
Kỹ năng quản lý thời gian tốt và khả năng làm việc đúng thời hạn
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm xuất sắc
Kỹ năng kinh doanh / quản lý khách hàng / con người tốt
…
Dù bạn làm việc trong một bộ phận thiết kế lớn hay làm freelancer, thì bạn vẫn cần phải hợp tác với người khác để tạo ra được sản phẩm.
Và sự hiểu biết về các mục tiêu kinh doanh và giới hạn ngân sách của khách hàng sẽ giúp định hướng công việc của bạn và cuối cùng sẽ giúp đảm bảo rằng các dự án bạn thực hiện đều mang lại lợi nhuận và bền vững.
> Ghi chú: KHÓA HỌC LẬP TRÌNH (Full Stack) tại NIIT – ICT Hải Phòng cũng giúp bạn có được bộ kỹ năng thiết kế web và cả lập trình web.
Một số tài nguyên dành cho nhà thiết kế web
Để hỗ trợ bạn học và thực hiện công việc thiết kế tốt hơn, đây là một số tài nguyên có sẵn:
Awwwards: Đây là trang xếp hạng, đề cử rất nhiều website hay. Bạn có thể vào xem thử, học thiết kế theo.
Dribbble: Trang web này cho phép các nhà thiết kế web làm quen với các xu hướng thiết kế trực quan mới nhất.
Freepik: Tài nguyên thiết kế giúp bạn có những hình ảnh minh họa miễn phí rất tốt.
Flaticon: Có vô vàn icon mẫu miễn phí.
Behance: Một tài nguyên tuyệt vời để nghiên cứu tình huống thiết kế web chuyên sâu.
Daily UI: Thử thách thú vị hứa hẹn sẽ giúp bạn trở thành nhà thiết kế giỏi hơn sau 100 ngày.
Trello: Ứng dụng quản lý công việc, dự án giúp bạn làm việc / cộng tác một cách khoa học hơn, năng suất hơn.
Nên đọc sách: “Don’t make me think” của Steve Krug và “Information Architecture for the World Wide Web: Designing Large-Scale Web Sites” của Peter Morville
Inspector Tool của trình duyệt: Công cụ trình duyệt này cho phép bạn kiểm tra các phần tử trên trang web. Nó giúp bạn biết được các thông số chi tiết, cách sắp xếp, kích thước, khoảng cách, font-size….
Demo sử dụng phần công cụ Inspector của Chrome
Sublime / Atom / Visual Studio Code / Brackets: Các trình soạn thảo mã chuyên dụng này cung cấp nhiều tính năng hữu ích
Google Pagespeed Insights: Công cụ này sẽ cho phép bạn phân tích tải trang của website. Có liệt kê ra các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp cải thiện.
TỔNG KẾT VỀ HỌC THIẾT KẾ WEB
Thiết kế web tiếp tục là một nghề được săn đón nhiều khi việc sử dụng internet trên toàn cầu tiếp tục phát triển.
Học thiết kế web mà chắc chắn sẽ không cần bằng cấp, bất kỳ nhà tuyển dụng cũng thích kinh nghiệm, kỹ năng hơn bằng cấp.
Học cách trở thành một nhà thiết kế web không phải có đường tắt, nó đòi hỏi thời gian, nỗ lực và một chút kiến thức về kỹ thuật lập trình.
Tuy nhiên, với sự nhiệt tình, chăm chỉ, kiên nhẫn và thực hành nhiều, bạn có thể bắt tay học thiết kế web thành công và tạo ra những trang web tốt. Để rồi kiếm được tiền từ những kỹ năng thiết kế web đó.