Insight khách hàng thời trang

Hướng dẫn cách tìm Insight khách hàng thời trang
Nếu bạn kinh doanh lĩnh vưc thời trang và đang tìm kiếm insight khách hàng thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây. Chúng tôi gợi ý những thông tin hữu ích về cách tìm insight khách hàng thời trang chính xác nhất. Tham khảo ngay nhé!

1. Vai trò của insight khách hàng ngành thời trang
Insight khách hàng đóng một vai trò quan trọng, giúp nghiên cứu và tìm ra được những suy nghĩ, mong muốn và nhu cầu ẩn dấu bên trong đối tượng khách hàng. Đó là những yếu tố cảm tính mà ngay đến bản thân khách hàng đôi lúc chưa tự xác định được.

Từ những thấu hiểu đó, doanh nghiệp có thể tìm ra động cơ bên trong thúc đẩy những quyết đinh, hành động mua hàng hoặc từ chối mua hàng.

Insight khách hàng ngành thời trang rất quan trọng

Những nghiên cứu cặn kẽ về Customer insight sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được yếu tố quyết định tại sao khách hàng lại cư xử như vậy. Đồng thời việc nắm bắt đực insight khách hàng giúp tạo nên sự khác biệt trong các chiến lược định vị thương hiệu cũng như cũng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.

Đặc biệt là trong ngành hàng thời trang với quá nhiều thương hiệu, tính cạnh tranh vô cùng cao thì việc tìm ra insight khách hàng càng quan trọng hơn.

2. Cách tìm insight khách hàng thời trang
2.1 Vẽ chân dung khách hàng

Việc tìm ra insight khách hàng thời trang hay bất cứ ngành nghề nào đều không dễ dàng, phải dựa vào rất nhiều công cụ, số liệu, khảo sát, phỏng vấn,…

Để hiểu rõ insight khách hàng trước hết bạn cần khái quát được những đặc điểm cơ bản của đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới, bao gồm các yếu tố như sau:

+ Độ tuổi bao nhiêu?

Khách hàng ở lĩnh vực thời trang có độ tuổi khá rộng. Vì hầu như ở độ tuổi nào cũng có nhu cầu về thời trang. Ở đây chủ yếu rơi vào: 18-45 tuổi (tùy từng phân khúc mà bạn hướng tới).

+ Giới tính nào: nam hay nữ hoặc cả nam và nữ.

+ Ở đâu: TPHCM, Đà Nẵng hay Hà Nội,… và các khu vực, đối tượng lân cận.

+ Sở thích của tệp khách hàng thời trang thường theo dõi các trang, kênh hoặc người có sức ảnh hưởng liên quan đến thời trang. Ngoài ra còn có thể target vào các sở thích tương tự như: mỹ phẩm, phụ kiện, làm đẹp,…

+ Hành vi

Tệp khách hàng này thường mua sắm online, xem và tìm hiểu sản phẩm qua mạng, có thể mua luôn hoặc đến shop mua. Thời gian online vào giờ nghỉ trưa, hoặc lướt mạng vào buổi tối 20-22h và thường xem bằng điện thoại.

+ Nhóm tiềm năng

Tệp khách hàng này thường quan tâm và tham gia các nhóm về bán hàng, rao vặt, các nhóm tâm sự, chuyện phụ nữ.

Chân dung khách hàng thời trang tương đối tổng quát, vì lượng khách hàng tiềm năng lớn, với nhu cầu thời trang thuộc mọi lứa tuổi, giới tính. Bạn cần định vị được phân khúc giá, mặt hàng mình kinh doanh để đi sâu hơn vào khách hàng mục tiêu và tìm hiểu insight của họ.

Cách tìm insight khách hàng thời trang

2.2 Một vài insight khách hàng thời trang

Đối với khách hàng thời trang thì phụ nữ chiếm số đông. Tìm insight khách hàng phải nghiên cứu và từ thói quen mua hàng: mua hàng gì, có thương hiệu hay không, thương hiệu Việt Nam hay nước ngoài, thích thời trang cơ bản hay chạy theo xu hướng,… để xác định động cơ và tìm ra lý do vì sao khách hàng lại làm vậy.

Có thể nói insight của khách hàng thời trang vô cùng đa dạng và phức tạp. Tùy tình hình thực tế cũng như phân khúc khách hàng của từng sản phẩm mà bạn hướng tới để đi sâu vào phân tích insight chi tiết hơn.

Ví dụ như: khách hàng ở độ tuổi 30-40 có công việc ổn định, thu nhập khá thì thường chọn các mặt hàng có thương hiệu, chất vải tốt, giá có thể cao 1 chút. Họ thường chọn những sản phẩm nhìn là biết của thương hiệu nào, ghét đụng hàng,…

Với những khách hàng ở độ tuổi 18-22 chưa có thu nhập ổn định thường chọn mặt hàng bình dân, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, chạy theo xu hướng, vải không cần quá chất lượng, giá cả phải chăng,…

Dưới đây là một số insight khách hàng cho bạn tham khảo nếu vẫn đang loay hoay về việc tìm insight khách hàng nhé:

+ Mua váy, đầm, hay quần áo thường có thói quen mua thêm phụ kiện như: túi, giày, nón,… để phối với đồ. Hoặc mua quần vì thấy hợp với cái áo, túi, giày,… có sẵn ở nhà.

+ Thường có thói quen mua sắm thời trang vào các dịp lễ, đi chơi xa, đi chụp hình, đi tiệc, đám cưới, liên hoan hay bất cứ một dịp nào đó khác với thường ngày. Với phụ nữ bộ đồ đã mặc một lần nhiều người thấy hoặc đã chụp hình thì coi như cũ.

+ Chị em có thói quen đi dạo trung tâm thương mại, mua sắm,… thấy đẹp là vào xem và thường có xu hướng mua sau đó.

+ Không thích đụng hàng. Thích sử dụng hàng độc, limited.

+ Mua không cần lý do: mua để sau này có dịp mặc, mua vì chưa có kiểu dáng này trong tủ, mua vì thấy khuyến mãi mặc dù đã có kiểu dáng tương tự vậy rồi, mua do theo xu hướng, do có nhiều người mua, mua do người nổi tiếng, người mình theo dõi sử dụng, mua vì thấy người bán dễ thương, thích,…

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn đã biết cách tìm insight khách hàng mảng thời trang để mang đến những chiến dịch marketing, thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Đánh giá post