Marketing trực tiếp – gián tiếp là gì, các hình thức có trong marketing
Marketing có 2 hình thức quen thuộc đó chính là trực tiếp và gián tiếp. Vậy marketing trực tiếp là gì, gián tiếp là gì? Chúng có những đặc điểm ra sao và nên vận dụng vào những trường hợp như thế nào? Cùng đi tìm lời giải cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp là một chuỗi các hoạt động được thực hiện nhằm tiếp cận, thu hút và tương tác với khách hàng sử dụng các dữ liệu về họ có sẵn như: email, địa chỉ, số điện thoại… Với các hoạt động này, doanh nghiệp sẽ tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
Marketing trực tiếp sử dụng rất nhiều công cụ. Để bạn dễ hình dung về hình thức này, chúng tôi chia nó thành 2 nhóm như sau:
– Các công cụ marketing trực tiếp truyền thống bao gồm:
Thư trực tiếp, gửi đến khách hàng các ấn phẩm như: catalogue, postcard, các hình thức tiếp thị từ xa như gọi điện thoại (telemarketing), các bản tin doanh nghiệp (Newsletter), gửi phiếu giảm giá (Coupon), tiếp thị tận nhà hay quảng cáo phúc đáp, quảng cáo tại điểm bán, tổ chức sự kiện.
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp là gì?
Nhóm công cụ này có từ rất lâu đời. Cho đến nay vẫn được áp dụng nhưng không còn phổ biến nhiều như trước nữa.
– Các công cụ marketing trực tiếp hiện đại bao gồm:
Gửi thư điện tử, gửi tin nhắn, sử dụng mạng xã hội. Đây là những công cụ marketing xuất hiện và được ưa chuộng gần đây, dựa trên sự bùng nổ của nền công nghiệp 4.0.
Những ưu điểm mà marketing trực tiếp mang lại có thể kể đến như sau:
+ Giúp tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng cũng như tạo dựng tương tác liên tục trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
+ Thông điệp về thương hiệu và sản phẩm được cá nhân hóa cũng như khách hàng hóa.
+ Lựa chọn được thời điểm tiếp cận khách hàng tiềm năng để mang đến hiệu quả cao.
+ Hỗ trợ thay đổi, chỉnh sửa các chiến lược marketing khác như: nội dung, thông điệp quảng cáo, đặc điểm sản phẩm, giá cả để mang đến sức hấp dẫn với khách hàng.
+ Tránh bị đối thủ thăm dò về chiến lược của doanh nghiệp nhất là các ưu đãi dành riêng cho khách hàng.
+ Cho phép đánh giá được hiệu quả nhờ việc có thể đo lường được phản ứng của khách hàng đối với cách tiếp cận hoặc các thông tin về sản phẩm.
Để phát huy hình thức marketing trực tiếp một cách hiệu quả bạn có thể tham khảo các bước như sau:
+ Xác định mục tiêu muốn tiếp cận trong chiến lược, là mục tiêu gì: tìm hiểu thị trường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hay là bán hàng.
+ Xây dựng được dữ liệu khách hàng để khai thác. Nếu không có dữ liệu khách hàng, khó mà sử dụng các công cụ marketing trực tiếp.
+ Lựa chọn công cụ marketing trực tiếp hiệu quả và phù hợp. Nếu lựa chọn sai có thể không mang lại kết quả như mong đợi.
+ Đánh giá hiệu quả mà hình thức này mang lại, rút kinh nghiệm và sửa đổi.
Marketing gián tiếp là gì?
Các công cụ tiếp thị không diễn ra giao tiếp trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp được gọi là marketing gián tiếp. Hình thức này được sử dụng với mục tiêu định hướng truyền thông đại chúng. Tức là nó có phạm vi tiếp cận lớn với mục tiêu cụ thể là thu hút một loạt các phân khúc khách hàng với nhau. Trái ngược với marketing trực tiếp có tính cá nhân hóa.
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing gián tiếp là gì?
Doanh nghiệp sử dụng marketing gián tiếp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc nhắc nhớ khách hàng đương nhiệm về sản phẩm, dịch vụ. Để bạn dễ hình dung hơn thì ví dụ tiêu biểu của marketing gián tiếp chính là quảng cáo.
Trong trường hợp này, khách hàng đã nhận thức và hiểu rõ về sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các thao tác nhắc nhớ về nó để củng cố trong tâm trí khách hàng, tạo dựng được mối liên kết và định dạng thương hiệu. Các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng như: xà phòng, kem đánh răng, nước rửa chén,… thường rất hay sử dụng hình thức marketing này.
Như đã nói ở trên, marketing gián tiếp không mang tính cá nhân hóa nên nó không xem xét các đặc điểm của từng phân khúc khách hàng khác nhau. Nó truyền tải thông điệp chung cho tất cả người xem.
Với hình thức marketing gián tiếp, thật khó để đánh giá được phản hồi ngay lập tức của khách hàng. Vì vậy, khó mà có thể đo lường được độ hiệu quả một cách cụ thể của các công cụ marketing gián tiếp.
Một số đặc điểm của hình thức marketing gián tiếp có thể kể đến như sau:
+ Khó ghi nhận các phản hồi của khách hàng ngay lập tức.
+ Thường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải như: kênh truyền hình, công cụ in ấn,… Vì vậy, chi phí để thực hiện thường cao.
+ Hình thức marketing này được dùng để định hướng truyền thông đại chúng. Nó không có đối tượng mục tiêu hướng tới một cách cụ thể.
Cả 2 hình thức marketing trực tiếp, gián tiếp đều có những ưu điểm riêng. Tùy từng tính chất của sản phẩm/dịch vụ hay chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức cho phù hợp.
Các công cụ của 2 hình thức marketing này tốt hơn hết nên bổ trợ cho nhau và dùng trong hoàn cảnh hợp lý mới đem lại hiệu quả tốt nhất.