Các mẫu kế hoạch marketing cụ thể giúp doanh nghiệp tiến hành các chiến lược marketing tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Cùng Chuyên Gia Marketing tìm hiểu về các kế hoạch, chiến lược, công cụ tiếp thị như: Social media, content marketing, digital marketing, business to business,… Bài viết chia sẻ những nội dung giúp bạn thiết lập cho doanh nghiệp mình kế hoạch phát triển, định vị bền vững, tiết kiệm ngân sách và tối ưu hóa doanh thu nhé!
mẫu kế hoạch marketing hiệu quả
Nội Dung Chính [Ẩn]
KẾ HOẠCH MARKETING LÀ GÌ?
MẪU KẾ HOẠCH MARKETING THÀNH CÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
NỘI DUNG TRONG BẢNG KẾ HOẠCH MARKETING
CÁC BƯỚC LẬP MẪU KẾ HOẠCH MARKETING CỤ THỂ
KẾT LUẬN
KẾ HOẠCH MARKETING LÀ GÌ?
Kế hoạch marketing là chiến lược bài bản, dài hạn được các doanh nghiệp xây dựng để theo dõi việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, và thương hiệu theo lộ trình nhất định.
MẪU KẾ HOẠCH MARKETING THÀNH CÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Chuyên gia marketing gợi ý cho bạn một số mẫu kế hoạch Marketing cụ thể từ các nhà Marketing chuyên nghiệp sau đây:
1. Kế hoạch Marketing Online của nef
Kế hoạch Marketing đã được tổng hợp đầy đủ tại đây, kế hoạch Marketing mẫu này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng và phát triển hiệu quả những chiến lược Marketing sau này.
Download kế hoạch Marketing mẫu Nef.vn
2. Marketing plan mẫu của Saokim
Đây là mẫu kế hoạch Marketing vô cùng chuyên nghiệp được Sao kim cung cấp, dựa vào mẫu này bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và có thể thu được kết quả tốt.
Download kế hoạch Marketing mẫu saokim.com.vn
3. Plan Marketing mẫu của SlimCRM
Sau đây là kế hoạch Marketing mẫu đơn giản được SlimCRM chia sẻ thông qua Google sheet. Hãy xem qua và ứng dụng ngay nhé!
Download kế hoạch Marketing mẫu SlimCRM.vn
TẦM QUAN TRỌNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
Việc lập kế hoạch marketing là việc không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển công ty. Vì sao nó lại cần thiết như vậy?
1. Hỗ trợ trong việc xác định mục tiêu
Một bản mẫu kế hoạch marketing chuẩn sẽ giúp xác định được những mục tiêu cụ thể và những định hướng được lộ trình đúng đắn. Điều này hạn chế được lỗi xác định mục tiêu không rõ ràng gây khó khăn trong việc xác định mục tiêu hay vấp phải.
2. Kim chỉ nam trong hành động
Lập kế hoạch marketing cụ thể để chúng trở thành kim chỉ nam hành động cho công ty nhanh chóng thành công.
Các mẫu kế hoạch marketing được xây dựng cụ thể giúp doanh nghiệp xác định những việc trọng tâm phải làm. Từ đó, mọi mục tiêu được thực hiện chính xác, đầy đủ, năng suất cao và trong thời gian dự định.
3. Đảm bảo sự nhất quán
Kế hoạch marketing bao gồm rất nhiều nhiệm vụ cần phải làm. Lúc này bản mẫu kế hoạch marketing sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan để chắc chắn rằng tất cả các nhiệm vụ được đưa ra đều thống nhất và hướng đến việc thực hiện mục tiêu cuối cùng.
kế hoạch marketing cụ thể
NỘI DUNG TRONG BẢNG KẾ HOẠCH MARKETING
Dưới đây là những nội dung công việc trong bảng kế hoạch marketing mà Chuyên gia marketing nghiên cứu và chia sẻ đến bạn, hãy cùng tham khảo.
1. Bản tóm tắt dự án
Bản tóm tắt dự án mang đến cho cấp quản lý cái nhìn tổng quan kế hoạch marketing, công việc cụ thể để từ đó biết được tổng quát mục tiêu kế hoạch. Những nội dung cần thiết trong bản tóm tắt gồm có:
• Khách hàng mục tiêu là ai?
• Sản phẩm mũi nhọn là gì?
• Đối tác mang đến sự thành công dành cho bạn?
• Cách tạo nên sự khác biệt để khách hàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu bạn?
• Các vấn đề khách hàng là gì? Cách giải quyết vấn đề?
2. Bản tuyên bố sứ mệnh
Nội dung này sẽ thể hiện tầm nhìn, giới thiệu giá trị cốt lõi sẽ mang đến cho khách. Giống như lời cam kết doanh nghiệp dành cho khách hàng.
kim chỉ nam hành động
3. Bản phân tích thị trường
Bản phân tích thị trường đánh giá được những tiềm năng thị trường để từ đó định hướng và khai thác cách hiệu quả. Để bản phân tích thị trường thật sự giá trị, bạn có thể áp dụng một trong 2 mô hình gồm:
• Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh Porter: Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ thực hiện quá trình phân tích 5 yếu tố gồm: Rủi ro từ doanh nghiệp mới tham gia, mức cạnh tranh trong cùng ngành, sự xuất hiện các loại hàng hóa mới, quyền lực nhà cung cấp, và quyền lực người mua.
• Mô hình SWOT: Mô hình xác định những yếu tố ảnh hưởng về cả mặt tiêu cực lẫn mặt tích cực.
4. Bản phân tích đối thủ cạnh tranh
Bản phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ phải trả lời được các câu hỏi gồm:
• Điểm mạnh và điểm yếu đối thủ.
• Chiến dịch marketing mà đối thủ đang áp dụng là gì? Hiệu quả ra sao?
• Khách hàng mục tiêu mà đối thủ đang hướng đến.
Việc xác định, phân tích đối thủ đòi hỏi phải thật sự chuẩn xác. Bạn phải lập được danh sách cách rõ ràng. Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, bạn cần phải xác định thêm những đối thủ gián tiếp, tránh việc bỏ qua loại đối thủ này dẫn đến những đánh giá sai lầm về tính chất cạnh tranh.
phân tích đối thủ cạnh tranh
5. Phân đoạn thị trường mục tiêu-Xây dựng chân dung khách hàng
Mẫu kế hoạch marketing ở nội dung này phải làm rõ được các vấn đề như:
• Nhân khẩu học
• Hành vi mua hàng
• Vị trí địa lý
• Đối tượng khách hàng trong từng thị trường cụ thể.
Lưu ý không được quên đưa ra các nhận định về những thị trường tiềm năng khi chưa khai thác được cơ hội và rủi ro
Từ những nghiên cứu trong từng đoạn thị trường đã xác định được, có thể chỉ ra chi tiết khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu càng chi tiết thì cơ hội thành công kế hoạch marketing càng cao.
6. Mục tiêu và KPIs
Tính nhất quán giữa mục tiêu với KPIs
Mục tiêu kế hoạch marketing cần phải có tính nhất quán với mục tiêu kinh doanh. Có thể dùng quy tắc SMART để xác định mục tiêu kế hoạch marketing, và để hiện thực hóa kế hoạch trên, bạn phải xác định được KPIs.
mục tiêu và kpi trong kế hoạch marketing
7. Chiến lược 4Ps
Chiến lược 4Ps gồm 4 yếu tố:
• Product (sản phẩm): Là khả năng đáp ứng khách hàng sản phẩm? Sự khác biệt sản phẩm so với đối thủ là gì? Cách thức sử dụng sản phẩm như thế nào?
• Price (giá): Trả lời câu hỏi giá trị sản phẩm có tương xứng với chất lượng không? Tầm giá này hướng đến nhóm đối tượng khách hàng nào? Giá so với thị trường? Có nên giảm giá không?
• Place (kênh phân phối): Hình thức bán hàng là gì? Địa điểm bán hàng doanh nghiệp lựa chọn đã phù hợp chưa? Bán trực tiếp hay giao cho bên phân phối?
• Promotion (quảng bá): Hình thức marketing phù hợp? Chính sách khuyến mãi nào phù hợp trong thời điểm hiện tại?
8. Định giá
Việc định giá sản phẩm phải đảm bảo các yếu tố dưới đây:
• Giá cả sản phẩm, dịch vụ phải tương xứng với giá trị hàng hóa mang lại.
• Giá cả cạnh tranh với đối thủ.
• Mức độ hài lòng người tiêu dùng về mức giá mà doanh nghiệp đưa ra.
9. Kênh tiếp thị
Lựa chọn kênh marketing phù hợp
Đây là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu. Hình thức marketing hiệu quả có thể áp dụng như:
• Tiếp thị nội dung (Content Marketing)
• Các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram
• Các sàn thương mại điện tử hoạt động trong nước như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,…
• Các sàn thương mại điện tử quốc tế như: Amazon, Taobao, Alibaba,…
• Tiếp thị tại các điểm bán hàng: Siêu thị, nhà phân phối, các cửa hàng tạp hóa,…
• Website: Thực hiện SEO ( Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ một cách hiệu quả.
• Các nền tảng cho phép tiếp thị video như: Youtube, Tik Tok, …
kế hoạch xây dựng kênh marketing
10. Ngân sách của kế hoạch
Ngân sách kế hoạch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không có bất kỳ quy tắc tính toán nào có thể đưa ra số liệu chính xác.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách kế hoạch có thể kể ra như:
• Quy mô doanh nghiệp
• Ngành kinh doanh, lĩnh vực hoạt động
• Loại hình hoạt động Marketing
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn riêng trong việc phân bổ ngân sách kế hoạch. Có thể áp dụng quy tắc ngón tay cái.
CÁC BƯỚC LẬP MẪU KẾ HOẠCH MARKETING CỤ THỂ
Các bước chi tiết lập mẫu kế hoạch tiếp thị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu là xác định mục tiêu, cần thực hiện ngay khi bắt khi xây dựng kế hoạch marketing
Bước 2: Xây dựng KPIs cho kế hoạch
Xây dựng KPIs giúp doanh nghiệp lường trước được hiệu quả thực hiện kế hoạch. Từ kết quả dự báo đã nghiên cứu, có thể đưa ra các lựa chọn, giải pháp mang tính chiến lược, và tối ưu hóa kế hoạch marketing.
Bước 3: Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Nhóm khách hàng mục tiêu được chọn lọc nhằm điều hướng chiến lược sao cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu khách hàng.
Có nhiều cách để xác định tệp khách hàng mục tiêu như: Sử dụng phần mềm bán hàng, thông qua kho lưu trữ thông tin khách hàng, và các cuộc khảo sát,…
Bước 4: Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin, có thể sử dụng các kênh tiếp thị online như:
• Youtube
• Instagram,…
Và tất nhiên, sẽ còn có các kênh hoạt động tiếp thị truyền thống như:
• Sách,báo
• Các ấn phẩm tạp chí,…
Đó cũng là mảnh đất màu mỡ để bạn đầu tư nhằm tiếp cận được khách hàng.
Bước 5: Rà soát lại kế hoạch
Mẫu kế hoạch marketing cụ thể được hoàn chỉnh phải trải qua nhiều lần sửa chữa bổ sung, chính vì vậy bước rà soát lại kế hoạch cần chú trọng
Bước 6: Dự trù chi phí
Dự trù chi phí đầu tư cho các chiến dịch marketing
Chi phí đầu tư cho các chiến dịch marketing là con số khá lớn ( Tùy vào quy mô). Vì vậy, bạn cần tính toán mức chi phí dự trù nhằm hạn chế tình trạng không xử lý được trong phân bổ chi phí.
Bước 7: Xác định các đối thủ cạnh tranh
Việc hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tạo nên những kế hoạch marketing mới mẻ, không đi theo lối mòn các doanh nghiệp trước. Khi làm tốt vấn đề này bạn sẽ tạo nên nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng và chiếm được thị phần cao.
mẫu kế hoạch marketing cụ thể
KẾT LUẬN
Bài viết trên chia sẻ đến bạn mẫu kế hoạch marketing cụ thể và chi tiết, tùy vào tình hình doanh nghiệp mà bạn có thể dựa vào những mẫu trên để triển khai kế hoạch riêng. Hy vọng có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.