Một doanh nghiệp muốn thành công không thể thiếu mô hình Flywheel để liên tục chuyển đổi người mới thành những khách hàng tiềm năng. Nhưng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy lạ lẫm với câu hỏi “Flywheel là gì?”
Ý nghĩa và vai trò của mô hình Flywheel trong chiến dịch Inbound Marketing
Ý nghĩa và vai trò của mô hình Flywheel trong chiến dịch Inbound Marketing
Vậy thực chất mô hình Flywheel là gì? Tại sao mô hình này lại mang ý nghĩa và vai trò lớn trong các chiến dịch Inbound Marketing? Hãy cùng Navee tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!
Flywheel là gì?
Ở góc độ kinh doanh, Flywheel đại diện cho sự tăng trưởng của một doanh nghiệp với vị trí khách hàng là trung tâm quyết định đến sự tăng trưởng đó.
Nếu khách hàng hài lòng với doanh nghiệp, họ sẽ mua lại sản phẩm và thậm chí giới thiệu sản phẩm đó đến nhiều người hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp mang đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng, họ sẽ ngăn cản khách hàng mới tìm đến doanh nghiệp.
Bạn có thể quay và tạo động lực cho bánh đà Flywheel của mình bằng cách đầu tư vào các chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng.
Flywheel đại diện cho sự tăng trưởng của một doanh nghiệp với vị trí khách hàng là trung tâm
Flywheel đại diện cho sự tăng trưởng của một doanh nghiệp với vị trí khách hàng là trung tâm
Một khi bạn đạt được đủ khách hàng và thu hút và làm hài lòng họ, họ có thể giữ cho bánh đà của bạn quay bằng cách quảng bá tổ chức của bạn và mang lại khách hàng mới cho bạn. Theo thời gian, bánh đà của bạn cho phép bạn phát triển mà không cần liên tục đầu tư vào việc thu hút khách hàng.
Ứng dụng của Mô hình Flywheel trong Inbound Marketing
Mô hình Flywheel giúp người làm marketing tham gia vào mọi giai đoạn từ khi khách hàng xuất hiện nhu cầu tìm kiếm bất kì 1 sản phẩm nào đó cho tới khi thu hút đúng đối tượng tới trang web và chuyển đổi họ trở thành các đơn hàng, thu về những lợi nhuận và làm khách hàng hài lòng.
Trong mô hình Flywheel là gì, tất cả mọi nguồn lực đều được tận dụng nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng. Flywheel đại diện cho quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng trong một vòng tuần hoàn.
Ví dụ chỉ một sự thiếu liên kết giữa Sales và Customer Success sẽ khiến khách hàng không hài lòng, ngừng sử dụng dịch vụ. Dẫn đến việc Flywheel quay chậm. Cho nên sự liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp rất cần thiết và quan trọng khi làm việc với khách hàng.
Flywheel còn đại diện cho quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng
Flywheel còn đại diện cho quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng
Sau đây là những gợi ý áp dụng mô hình Flywheel là gì vào Inbound Marketing:
Thu hút (thả thính): Bí quyết để những marketer thả thính khách hàng thành công nằm ở 3 chữ đúng: Đúng người – đúng lời – đúng thời điểm. Đúng người tức là những đối tượng ghé thăm website của doanh nghiệp. Đúng lời là những nội dung liên quan và có khả năng giải quyết nhu cầu của khách hàng. Đúng thời điểm là khi nội dung của bạn đã thực sự là thứ khách hàng cần chưa. Và đừng quên bước đo lường để luôn biết chắc doanh nghiệp đó đã làm được gì và cần cải thiện điều gì nhé.
Hấp dẫn (quyến rũ): Bạn cần có chiến lược cụ thể để tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng ở giai đoạn này: Khách hàng ở đâu – bạn ở đó. Doanh nghiệp hãy tận dụng triệt để sức mạnh của các kênh giao tiếp, sử dụng các công cụ chuyển đổi để bắt được đúng thông tin cơ bản của khách hàng. Từ đó theo dõi được quá trình họ tương tác với doanh nghiệp của bạn.
Ứng dụng của Mô hình Flywheel trong Inbound Marketing
Ứng dụng của Mô hình Flywheel trong Inbound Marketing
Thỏa mãn: Khi doanh nghiệp cung cấp những nội dung nhân văn, bắt kịp xu hướng thì chắc chắn khách hàng sẽ chủ động chia sẻ sản phẩm của bạn đến với gia đình, bạn bè.
Ưu thế của chiến dịch Inbound khi sử dụng bánh đà Flywheel
Mô hình Flywheel giúp người làm marketing có thể quan tâm đến khách hàng trong mọi giai đoạn, từ khi khách hàng xuất hiện nhu cầu tìm kiếm sản phẩm cho tới thu hút đúng đối tượng tới trang web và chuyển đổi họ trở thành các đơn hàng, thu về lợi nhuận và làm khách hàng hài lòng.
Như vậy, những khách hàng đi ra từ “đáy” phễu Flywheel đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra thêm những đối tượng tiềm năng đi vào “miệng” mô hình Flywheel là gì trong tương lai.
Chính vì thế việc bạn làm một khách hàng không hài lòng, đó có thể là tác nhân không nhỏ trong việc bạn muốn tìm kiếm những đối tượng tiềm năng khác.
Rõ ràng, thái độ của những người đi ra từ đáy phễu sẽ tác động trực tiếp đến số lượng người đang cân nhắc đến việc nhảy vào miệng phễu của bạn. Vậy nên quá trình tương tác, làm hài lòng khách hàng chính là lực đẩy lớn nhất, việc này tạo ra “ma sát” trong hành trình mua hàng của khách theo mô hình bánh đà.
Mô hình Flywheel giúp người làm marketing có thể quan tâm đến khách hàng
Mô hình Flywheel giúp người làm marketing có thể quan tâm đến khách hàng
Bánh đà đại diện cho một vòng tròn mà khách hàng chính là nhân vật trung tâm, quyết định đến sự tăng trưởng không ngừng của doanh nghiệp. Nếu bạn mang đến những trải nghiệm không tốt cho khách hàng, đó là chính là lực ma sát có hại đối với vòng xoay của bánh đà này.
Flywheel là gì là mô hình hiệu quả cho Inbound Marketing tập trung trải nghiệm khách hàng.
So sánh mô hình Flywheel và mô hình Funnel
Mô hình phễu Funnel là mô hình tăng trưởng giúp các doanh nghiệp biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức. Mô hình phễu là mô hình có đầu – đuôi, nó biểu thị cho quá trình một người lạ trở thành khách hàng thực thụ.
Phần việc của Flywheel chính là biến quá trình lọc của Funnel trở thành quy trình vòng lặp
Phần việc của Flywheel chính là biến quá trình lọc của Funnel trở thành quy trình vòng lặp
Mô hình Flywheel khác với Funnel, Flywheel không để khách hàng ở cuối phễu mà đặt ở vị trí trung tâm, khiến các khách hàng hài lòng sẽ tiếp tục mua hàng và trở thành người quảng bá rộng rãi cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Để có thể vận hành hiệu quả doanh nghiệp cần ứng dụng cả 2 mô hình để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phễu Funnel sẽ giúp lọc khách hàng, tìm kiếm những đối tượng khách hàng phù hợp, chất lượng và có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Phần việc của Flywheel là gì chính là biến quá trình lọc của Funnel trở thành quy trình vòng lặp. Khi có tác động lực tương tác với khách hàng, bánh đà sẽ bắt đầu quay và quay nhanh hơn khi lực được tác động mạnh.
Không giống như mô hình phễu Funnel, nếu bạn muốn duy trì quá trình, bạn cần tiếp tục đổ thêm người vào miệng phễu, còn bánh đà sẽ tiếp tục quay kể cả khi bạn không tác động lực vào nó, nó chỉ chậm lại khi có lực khác xuất hiện mà thôi.
Một khi Flywheel đã chạy hoàn chỉnh, thương hiệu của bạn sẽ dần phát triển.
Một khi Flywheel đã chạy hoàn chỉnh, thương hiệu của bạn sẽ dần phát triển.
Mô hình Flywheel là một trong những xu hướng mà các nhà doanh nghiệp áp dụng để hiểu rõ hơn và giữ chân được khách hàng của mình. Hy vọng bài viết trên của NAVEE sẽ giúp các bạn không còn lăn tăn với câu hỏi “Flywheel là gì?” nữa.