Có rất nhiều công cụ được sử dụng nhằm phục vụ cho chiến lược Digital Marketing. Tuy nhiên mục tiêu của từng công cụ liệu có giống nhau?
Thực hiện chiến lược Digital Marketing, bạn không nên chỉ dùng duy nhất một công cụ. Việc kết hợp các công cụ một cách quả sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Vậy từng công cụ sẽ phục vụ cho những mục tiêu nào? Hãy cùng NAVEE tìm hiểu chi tiết với bài viết sau đây nhé!
Mục tiêu của các công cụ trong chiến lược Digital Marketing
Mục tiêu của các công cụ trong chiến lược Digital Marketing
Tổng quan về Digital Marketing
Digital Marketing còn được biết đến là tiếp thị kỹ thuật số. Đây là các hoạt động được thực hiện nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số với mục đích tiếp cận và giữ chân khách hàng. Các hoạt động này có mục tiêu rõ ràng và có phương pháp đo lường hiệu quả cụ thể.
Digital Marketing được doanh nghiệp sử dụng với mong muốn tăng độ nhận diện, xây dựng thương hiệu và tăng doanh số. Digital Marketing khác biệt với Marketing truyền thống ở chỗ hoạt động trên nền tảng công nghệ số (Digital). Và hiệu quả có thể đo lường được với số liệu rõ ràng.
5 Mục tiêu chính của chiến lược Digital Marketing
Khi thực hiện chiến lược Digital Marketing, mỗi doanh nghiệp đều hướng đến những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, xét cho cùng, chiến lược Digital Marketing đều hướng đến 5 mục tiêu chính:
Tiếp cận đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Thu hút khách hàng hiệu quả
Thôi thúc người dùng thực hiện hành vi chuyển đổi cụ thể
Cân bằng ngân sách cho chiến dịch tiếp thị của bạn
Đạt được chỉ số ROI cao
Mục tiêu của một số công cụ được sử dụng trong chiến lược Digital Marketing
Ngày nay, thế giới đang chuyển mình một cách nhanh chóng nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Khi người dùng tiếp cận với công nghệ số ngày càng nhiều thì việc ứng dụng Digital Marketing được xem là hành động mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Các công cụ khác nhau sẽ đáp ứng được các mục tiêu khác nhau của chiến lược Digital Marketing
Các công cụ khác nhau sẽ đáp ứng được các mục tiêu khác nhau của chiến lược Digital Marketing
Nhưng bạn thấy đó, mục tiêu của Digital Marketing đâu chỉ nằm ở việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Mà còn rất nhiều mục tiêu khác được thể hiện trong từng chiến lược và công cụ cụ thể.
Dưới đây, NAVEE giúp bạn tìm hiểu về mục tiêu sử dụng các công cụ mà doanh nghiệp thường sử dụng cho chiến lược Digital Marketing.
Email Marketing
Email Marketing là một công cụ Digital Marketing đơn giản, hiệu quả mà tiết kiệm. Đây là công cụ được sử dụng rất phổ biến trong các chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp.
Sử dụng Email Marketing là một cách làm mang lại hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp
Sử dụng Email Marketing là một cách làm mang lại hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp
Khi tiến hành một chiến dịch Email Marketing, doanh nghiệp thường hướng đến những mục tiêu sau đây:
Quảng bá thương hiệu: Bằng cách cung cấp thẳng sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu đến địa chỉ Email của người dùng. Dù cho họ không có ý định mở Email. Thì với tiêu đề sáng tạo bạn cũng đã truyền tải được thông điệp cần thiết. Và có thể thu hút sự chú ý của người dùng và thôi thúc họ gửi Email.
Tìm kiếm khách hàng: Giống với công cụ Digital Marketing khác, Email Marketing không nằm ngoài mục tiêu tìm kiếm khách hàng. Và cạnh tranh với đối thủ khác để khách hàng chọn thương hiệu của mình.
Chăm sóc khách hàng: Email Marketing là công cụ lý tưởng cho chiến lược Digital Marketing nhằm chăm sóc khách hàng. Nhất là khách hàng thân thiết để gửi đi các Email khuyến mãi, tri ân hay cung cấp thông tin hữu ích…
Gửi lời mời sự kiện: Khi có sự kiện bạn có thể gửi Email để mời họ đến dự. Điều này thể hiện sự lịch sự, trang nhã nhất. Khiến khách hàng có cảm giác được thương hiệu tôn trọng.
Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng: Nút “trả lời” trong Email, khách hàng có thể nhanh chóng gửi góp ý hay thắc mắc đến doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với những ý kiến chân thành nhất từ phía khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng: Email Marketing có thể hướng đến nhiều mục tiêu. Trong đó mục tiêu lớn nhất đó là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng. Khiến họ có thiện cảm và tin tưởng vào thương hiệu quả bạn.
SEM
SEM hay Search Engine Marketing bao gồm các hoạt động được thực hiện với mục đích đạt được lượng truy cập Website cao trên công cụ tìm kiếm.
SEM có hai phần chính là SEO và PPC
SEM có hai phần chính là SEO và PPC
Nhiều người thường hiểu nhầm SEO chính là SEM. Những thực ra SEM mang ý nghĩa rộng hơn và bao gồm cả SEO trong đó. SEM gồm hai phần chính đó là SEO và PPC. Để hiểu hơn và mục tiêu sử dụng SEM trong chiến lược Digital Marketing. Hãy cùng khám phá mục tiêu của từ phần trong đó là SEO và PPC.
Mục tiêu khi sử dụng SEO
Nâng cao lưu lượng truy cập vào Website doanh nghiệp cả về chất lẫn về lượng.
Hướng người dùng truy cập thẳng vào trang Web từ các trang tìm kiếm như: Google, Yahoo, Bing,..
Đưa Website xuất hiện trong Top 10 của công cụ tìm kiếm. Đây cũng là tiền đề để bạn đạt được 2 mục tiêu ở trên.
Và cuối cùng, không thể thiếu mục tiêu quảng bá thương hiệu và cải thiện doanh số.
Mục tiêu khi sử dụng PPC
Nâng cao lưu lượng truy cập vào Website doanh nghiệp.
Tăng tỷ lệ chuyển nổi, cải thiện số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra.
Quảng bá thương hiệu rộng rãi
Cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp bằng việc bán được nhiều hàng và có nhiều khách hàng.
Social Media
Social Media là công cụ đắc lực cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp
Social Media là công cụ đắc lực cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp
Giống với các công cụ phục vụ chiến lược Digital Marketing khác. Social Media cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Co dù là xây dựng, củng cố thương hiệu hay tăng doanh số.
Đẩy mạnh sự tương tác giữa người dùng với người dùng và giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Cải thiện thứ hạng của Website bằng cách Share lên các trang mạng xã hội.
Làm cho hình ảnh của thương hiệu xuất hiện thường xuyên hơn và tiếp cận với nhiều người dùng. Từ đó biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.
Các nút tương tác trên mạng xã hội, có thể khiến thông tin của bạn đến được với nhiều người dùng hơn. Cụ thể là bạn bè của khách hàng có thể nhìn thấy và tương tác với những nội dung mà bạn đăng tải.
Social Media có thể hoạt động như một kênh hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
Online Advertising
Giống như các hình thức quảng cáo khác, Online Advertising được sử dụng trong chiến lược Digital Marketing nhằm mục đích truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ hay doanh nghiệp đến với người dùng. Đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với một số hình thức quảng cáo khác, Online Advertising cho phép người dùng được tương tác với quảng cáo hay tương tác nhanh chóng, dễ dàng với doanh nghiệp.
Online Advertising cho phép doanh nghiệp nhắm chính xác đối tượng mục tiêu mà họ muốn hướng đến. Từ đó, các thông điệp sẽ được truyền tải đến với đúng người. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tiến hành quảng cáo theo đúng sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng.
Mục tiêu khi áp dụng Online Advertising vào chiến lược Digital Marketing suy cho cùng cũng là tiếp cận và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự cho doanh nghiệp. Nhưng để đạt được mục tiêu lớn này, trước hết Online Advertising cần hoàn thành những mục tiêu nhỏ hơn như:
Truyền bá rộng rãi sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu
Thấu hiểu người dùng
Lắng nghe tiếng nói của khách hàng…
Mobile Marketing
Là một xu hướng còn khá mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng Mobile Marketing hứa hẹn sẽ là công cụ hữu ích cho các chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp trong tương lai.
Mobile Marketing là công cụ rất hữu ích đối với chiến lược Digital Marketing
Mobile Marketing là công cụ rất hữu ích đối với chiến lược Digital Marketing
Ngày nay, mạng di động cùng với các thiết bị thông minh xuất hiện ngày càng nhiều và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Đây chính là thời cơ để doanh nghiệp triển khai các chiến dịch Mobile Marketing hướng đến những mục tiêu quan trọng như:
Tiếp thị đến từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau nhờ khả năng cá nhân hóa.
Gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền tảng là các mối quan tâm chính của khách hàng.
Thông báo và hướng sự quan tâm của khách hàng đối với sự kiện hay hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu hay sản phẩm.
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất chính là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Tạm kết
Thông qua mục tiêu của một số công cụ Digital Marketing nêu trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chúng. Và biết cách lựa chọn công cụ phù hợp nhất cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp.
Bạn thấy đấy, có rất nhiều mục tiêu nhỏ cần hoàn thành trước khi hướng đến mục quan trọng nhất là tăng doanh số. Vì vậy, hãy kết hợp và sử dụng thành thạo các công cụ Digital Marketing nói trên để đạt được kết quả tốt nhất. Và nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Digital Marketing nói chung và Online Marketing nói riêng. Hãy liên hệ ngay với NAVEE để được tư vấn và giải đáp tận tình nhất.