Những lưu ý cần biết biết khi SEO Onpage hiệu quả

Bạn là người kinh doanh, bạn muốn quảng bá thương hiệu và muốn đưa thứ hạng website mình lên các vị top của Google? Bạn muốn tăng traffic cho website của mình từ khách hàng mục tiêu mà không biết làm thế nào ? 

Nếu câu trả lời là có thì bài viết này là dành cho bạn. Bài hướng dẫn Kiến thức SEO thứ 4 này sẽ tập trung phân tích về giải pháp tối ưu hóa SEO Onpage và các mã HTML quan trọng trong SEO. Kết quả là lượt truy cập đổ về và thứ hạng website lên Top Google không còn là điều quá khó khăn.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là các giải pháp tối ưu trực tiếp trên website sao cho không chỉ thân thiện với công cụ tìm kiếm Google mà còn thu hút lượt truy cập của khách hàng từ nguồn tìm kiếm tự nhiên (organic search so với tìm kiếm trả phí, paid search). 

Công việc tối ưu các kỹ thuật SEO Onpage bao gồm như: tối ưu nội dung bài viết, keyword, tối ưu mã HTML tags, tái cấu trúc trang web để phù hợp nhất với người dùng

Khi nào cần tối ưu SEO Onpage cho website?

Hiện tại, các công cụ tìm kiếm đã thông mình hơn rất nhiều, thường xuyên thay đổi và update thuật toán mới (như Panda, RankBrain,…) để sàng lọc nội dung, đòi hỏi việc làm SEO cho website phải tỉ mỉ và phức tập hơn.

Vậy nênSEO Onpage sẽ là giải pháp cho doanh nghiệp khi muốn đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, cần cải thiện ranking cho website và được nhiều người biết đến hơn từ truy cập tự nhiên trên Google.

Vai trò và lợi ích của SEO Onpage

Trọng tâm chính của SEO Onpage cho website là cung cấp “tín hiệu” cho Google dễ hàng hiểu và quét nội dung trên website tốt hơn.

Trong bài viết Vai trò của dịch vụ SEO onpage cho website, LP Tech đã phân tích chuyên sau về những lợi ích của tối ưu Onpage như:

Tăng traffic cho webiste từ nguồn organic research
Tăng nhận diện thương hiệu trên thị trường
Tăng thứ hạng website
Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Tăng doanh thu

Bí kíp để thực hiện thành công một dự án SEO onpage là gì?

Bí mật một chiến lược SEO Onpage thành công của LP Tech là luôn đặt lợi ích của người truy cập website lên hàng đầu. Mỗi website của khách hàng LP Tech khi tối ưu phải luôn tuân theo Quy trình nâng cấp SEO Onpage để đạt hiệu quả tổt nhất.  

Làm sao cho khi người dùng vào website ngoài nhận được những thông tin hữu ích giúp họ giải quyết vấn đề còn có những trải nghiệm tuyệt vời trên trang web, kết quả là tăng cơ hội chuyển đổi bán hàng cho doanh nghiệp.

Những công việc cần làm khi tối ưu hóa SEO Onpage

Có rất nhiều thành phần trong trang web ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình Googlebots thu thập dữ liệu, index và xếp hạng trải nghiệm người dùng trên website.

Dưới đây là doanh mục checklist những vấn đề cần tối ưu trên trang web mà LP Tech đã áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình cũng như cho các khách hàng dùng Dịch vu SEO. Tùy vào sức khỏe webiste và lĩnh vực kinh doanh hiện tại của bạn mà tối ưu Onpage cho đúng, cho hiệu quả.

HTML5 và Meta Tag.
Google Amp.
Tốc độ website – Google Pagespeed.
Robots.txt và sitemap.xml.
Schema (Dữ liệu cấu trúc như: FAQ, Question, Service, Books, Article, Video, Recipe, Breadcrumb, Vote ..).
Duplicate Content – nội dung trùng lặp.
Image optimize – tối ưu hình ảnh như thẻ ALT và Title trong hình ảnh.
Linkout và Internal Link.
Những HTML quan trọng trong SEO

Một trong những công việc đầu tiên khi bạn tối ưu SEO Onpage cho website là phải kiểm tra các thẻ Tag HTML, những thẻ này có ảnh hưởng trực tiếp tới ranking của một website. Dưới đây là list các HTML Tags quan trọng để tăng SEO Onpage.

Trong phần này LP Tech chỉ tập trung nói về vai trò của những thẻ HTML này đối với tối ưu SEO Onpage, còn cách sử dụng các HTML Tags này như thể nào cho hiệu quả thì đã được LP Tech phân tích chi tiết trong bài Các HTML tags quan trọng để tăng SEO Onpage

1. Title Tag 

Tiêu đề trang (Title tag) là một HTML element để chỉ rõ tựa đề của trang, hiểu đơn giản là phần nội dung ngắn gọn có liên quan nhất với nội dung chính của trang. Đây cũng là tiêu đề của kết quả tìm kiếm được Google hiện thị trên SERPs. 

Một tiêu đề hay, liên quan với nội dung bài viết sẽ giúp thu hút nhiều người truy cập click chuột vào xem bài viết của bạn hơn so với đối thủ khác.

Ngoài ra, tiêu đề phải chứa keyword chính giúp cho Googbots dễ dàng hiểu được nội dung bài viêt, thời gian xử lí và ranking website bạn nhanh hơn, từ đó đề xuất website của bạn với những truy vấn có từ khóa liên quan. 

2. Meta Description Tag 

Hay còn gọi là thẻ mô tả, là một thuộc tính quan trọng của HTML trong SEO Onpage dùng để tóm tắt ngắn ngọn nội dung của bài viết. Đây phần được đặt dưới tiêu đề và là yếu tố thứ hai thu hút người dùng sau Tiêu đề của bài viết.

Người dùng bị thu hút bởi bài viết có tiêu đề hấp dẫn, sẽ kéo xuống tiếp để xem phần mô tả, nếu phần mô tả hay, chứa nội dung đúng với nhu cầu tìm kiếm thì dĩ nhiên họ sẽ click vào đọc bài viết. Tối ưu meta description sẽ tối ưu được tỉ lệ CTR (Click-through rate) của một website.

3. Heading Tags

H1, h2, h3,… là một trong ví dụ đễ hiểu nhất của các thẻ Heading. Heading tags là phần đầu mục cho một phân đoạn. Các thẻ này chứa những thông tin liên quan đến tựa đề và các mục lớn của nội dung liên quan.

Vai trò chính của các thẻ này là chia phải viết ra thành nhiều phần với việc sử dụng tag giúp cho người đọc dễ nắm bắt và thông tin hiểu hơn, đồng thời sẽ giúp Google hiểu rõ nội dúng trên trang web bạn hơn.   

4. Thuộc tính Alt text trong hình ảnh

Trong bài viết, chúng ta thường sử dụng hình ảnh để mô tả sinh động hơn cho phần nội dung. Sử dụng thuộc tính Alt text cho hình ảnh đóng vai trò mô tả để cho Bots và người đọc dễ dàng hiểu nội dung của trang hơn, hỗ trợ cho quá trình SEO tốt hơn.

Ngoài ra thẻ alt sẽ hiển thị trực tiếp lên web thay vào vị trí của hình ảnh khi kết nối mạng kém không tải được ảnh, thì người đọc vẫn hiểu được vị trí đó có 1 tấm ảnh, và ảnh đó nói về điều gì.

5. Thuộc tính No-archive Tags

Trong bài viết, bài thường sử dụng liên kết (links) tới các trang web khác không phải của bạn hay tới các trang khác trên website của bạn.

Bạn sẽ sử dụng non-archive tag để ngăn Google bots không lưu trữ các nội dung của web page mà bạn không muốn chúng được lưu giữ trong bộ lọc của Google Search. Thao tác này giúp giảm thiểu công việc của bots khi xử lý dữ liệu trên website của bạn, đây là một bước để tăng ranking bởi SEO On-Page.

6. Thuộc tính No-index Tags

Thuộc tính này được dùng để cài đặt hướng dẫn cho Googlebots không dò tìm và đánh giá các trang không cần thiết trên website của bạn. Thẻ HTLM này giúp tối ưu hóa công việc của google bằng cách giảm nội dung mà bots phải quét để thu thập dữ liệung của mình.

Qua đó quá trình bots thu thập các nội dung quan trọng hơn được tối ưu và index nhanh hơn lên trang hiện thị của Google, tăng ranking website.

7. No-follow Tags

Là một meta tag nữa nhằm mục đích định hướng công việc cho các bots đó là không theo dõi các link có chứa no-follow tags và không truyền đi các nội dung trong các link này.

Sử dụng thẻ no-follow giúp cho bots không phát tán đi những trang có nội dung mà bạn không muốn truyền đi, ví dụ như các UGC hay nội dung tạo bởi người dùng.

Tổng kết

Kết thúc bài hướng dẫn SEO thứ 4 này, LP Tech mong ra bạn đọc có thể nắm được tối ưu SEO Onpage là gì và vai trò của SEO Onpage đối với thứ hạng của một webiste, các thẻ HTML Tag quan trọng mà bạn cần lưu ý .

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang sử dụng Dich vụ SEO Onpage có cái nhìn rõ hơn về tại sao phải tối ưu SEO Onpage cho website của mình và cần phải tối ưu những yếu tố nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá post