SEM là sự kết hợp giữa SEO và Google Ads (Quảng cáo google tìm kiếm). Một cách marketing rất hiệu quả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Hiện nay đa số các doanh nghiệp sẽ áp dụng SEM trong marketing thay vì chỉ SEO.
SEM trong marketing là gì có lẽ là câu hỏi khó cho các doanh nghiệp mới. Để hiển thị ở trang đầu tiên và tăng traffic trên công cụ tìm kiếm, các doanh nghiệp lâu năm đã và đang cố gắng nghiên cứu từ khóa, chạy Google Ads, SEO top google tiếp cận đối tượng mục tiêu. Đó là lợi ích SEM đem lại, cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về SEM và biết cách thực hiện.
SEM là gì?
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing: Tiếp thị công cụ tìm kiếm. SEM là tổ hợp bao gồm SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Pay Per Click). Nói cách khác, SEO là một nhánh của SEM. SEM là là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet.
Là một loại hình marketing trên internet, liên quan đến việc nghiên cứu và sử dụng nhiều phương pháp digital khác nhau, nhằm mục đích đưa website doanh nghiệp đi lên vị trí top đầu trên công cụ tìm kiếm như mong muốn.
SEM bao gồm: SEO (Search Engine Optimization) và PSA (Paid Search Advertising).
Quan điểm về SEM trong marketing
Quan điểm này thay đổi do trong quá trình triển khai SEM, các doanh nghiệp nhận ra và thay đổi thành:
SEM là quá trình giúp website gia tăng traffic thông qua công cụ quảng cáo có trả tiền. Trong quan điểm này, thì SEO không còn là thành phần SEM và cho ra đời thuật ngữ mới đó là Search Marketing, bao gồm cả SEO và PSA. Hiện tại chưa có khẳng định đúng sai về định nghĩa trên.
Điểm mạnh của SEM
Ưu điểm:
- Tăng lưu lượng truy cập
- Có khả năng dự báo: Muốn bạn chi tiền cho việc quảng cáo, Google và các công cụ tìm kiếm khác đều phải xuất báo cáo, rằng bạn nhận được bao nhiêu lượt nhấp với ngân sách bỏ ra. Từ đó bạn có thể suy ra số lượng khách hàng mà mình nhận được.
- SERP: Doanh nghiệp sẽ được hiển thị nhiều hơn trên kết quả tìm kiếm.
Nhược điểm:
- Mức độ cạnh tranh cao
- Chi phí cao
- Dễ bị đánh đồng: “Đồ chất lượng cần gì quảng cáo”, đó là quan điểm người tiêu dùng, và sự xuất hiện tràn lan quảng cáo dễ gây khó chịu và phản ứng ngược.
SEM áp dụng phương pháp nào hiệu quả
SEM bao gồm hai công cụ quan trọng đó là SEO và PSA, là khái niệm các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý và hiểu rõ để ứng dụng.
1. SEO – search engine optimization
Hiện đang là xu hướng được ưa chuộng bởi Google, để có thể làm SEO thành công, bạn cần biết về giao diện web, biết nghiên cứu từ khóa chiến lược, backlink, SEO tổng thể, content,…
SEO là một quá trình dài, Google đã thay đổi các thuật toán hướng đến nội dung hữu ích cho người dùng nhiều hơn trước kia, vì thế nội dung trên website bạn phải chất lượng. Việc này không những tạo ấn tượng tốt với Google mà còn với khách hàng.
Ngoài việc tập trung vào các key chính, bạn có thể đẩy top key hữu ích khác để tăng traffic cho website, cung cấp thông tin cho người dùng.
SEO tổng thể là chiến dịch đẩy hàng ngàn từ khóa lên top, Website bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích khi phủ rộng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng với quy mô lớn hơn. Từ đó tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Chú trọng đẩy mạnh sức mạnh thực sự bên trong website.
2. PSA – Paid Search Advertising
Ngoài cái tên PSA ra, quảng cáo trả tiền còn được biết đến với thuật ngữ khác là:
CPC – Cost per click.
CPM – Cost per thousand click.
PPC – Pay per click.
Paid search ads.
Google liên tục cập nhật những tính năng mới để tối ưu hóa hiệu quả các chiến dịch trên nền tảng. Xu hướng trong tương lai là hoàn toàn tự động hóa, thay thế cho các thao tác thủ công như hiện tại.
Chiến lược đặt giá thầu tự động kết hợp với AL: Smart bidding là một thành tựu trong việc ứng dụng AL của Google.
Là việc đặt giá thầu thông minh, thầu tự động, tối ưu hóa giá trị chuyển đổi trên chiến dịch hoặc các danh mục đầu tư.
Bạn chỉ cần cho Google biết mục tiêu chiến dịch bạn là gì, tính năng đặt giá thầu sẽ giúp bạn tính toán làm sao để đạt mục tiêu với ngân sách hiện tại.
Ngoài ra, còn có thể đưa ra nhiều tín hiệu ngữ cảnh như: Thiết bị, vị trí, trình duyệt, ngôn ngữ,… để hoạt động đặt giá thầu cách tối ưu tốt hơn.
Đây là phương pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp mới bắt đầu chạy quảng cáo Google, hoặc dành cho những nhà quản lý bận rộn.
Triển khai SEM trong marketing như nào?
Việc phối hợp SEO và PSA sẽ đem lại kết quả tối ưu nhất:
- Thứ nhất, website sẽ nhận được sự truy cập cả từ các nguồn khác nhau, tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.
- Bài viết nếu vừa có trong quảng cáo vừa có trong tìm kiếm tự nhiên sẽ tăng 50% lượt click vào website.
- Chỉ cần nghiên cứu từ khóa cho 1 bên (SEO hoặc PSA) và có thể áp dụng cho bên còn lại.
- Tăng mức độ nhận diện thương hiệu, khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu bạn ở nhiều nơi, là từ 2 lần trở lên, họ sẽ ghi nhớ thương hiệu bạn.
- Tìm hiểu thêm: Email Marketing là gì?
1. Chiến lược marketing online ngắn hạn với SEO và PSA
Nếu cần lên top trong ngắn hạn, bạn có thể thấy rõ việc triển khai quảng cáo PSA tốt hơn, vì chỉ cần trả tiền cho Google là bạn có thể lên top ngay trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn đầu bạn cũng cần tiến hành SEO song song với PSA, vì khi SEO website cũng là hành cộng cải tiến nội dung, cải tiến trải nghiệm người dùng, SEO trang đích chuẩn hơn, Google sẽ đánh giá cao những trang website làm được việc này.
SEO ngay khi thực hiện những chiến dịch ngắn hạn cũng là để chuẩn bị cho tương lai với sự bền vững, dài hạn, tiết kiệm chi phí.
2. Chiến lược marketing online dài hạn với SEO và PSA
PSA được coi là “Thức ăn nhanh”, giúp “chống đói” ngay tức thời, gia tăng khách hàng tiềm năng cách nhanh chóng. Nhưng nếu coi đó là giải pháp lâu dài thì là một sai lầm rất lớn. Nó sẽ “gặm nhấm” ngân sách một cách đáng sợ, đến khi bạn hết tiền, thì bạn k còn xuất hiện ở bất cứ đâu trên Google nữa.
Vậy trong chiến lược dài hạn, bạn cần tập trung vô SEO, tận dụng PSA như một phương pháp bổ trợ, đây là việc làm đường dài, khi key SEO đã phủ top Google, bạn chỉ cần dừng chạy quảng cáo.
SEM còn gì khác ngoài SEO & PSA
Ngoài SEO và PSA ra, SEM còn là tổng hợp của các yếu tố khác, bao gồm:
- SEA ( Search Engine Advertising): Các hình thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
- SMO (Social Media Optimization):Tối ưu hóa Social media.
- SMM (Social Media Marketing): Tiếp thị thông tin thông qua trang mạng xã hội.
- SMA (Social Media Ads): Quảng cáo tiếp thị trên Social media để tăng lưu lượng truy cập website.
Công cụ hỗ trợ SEM nên dùng
Với các công cụ hữu ích và một chiến lược hiệu quả, SEM sẽ trở nên thật tuyệt vời để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và phủ sóng thương hiệu, hãy bắt đầu với những ứng dụng dưới đây:
1. HubSpot’s Ad Tracking Software
Hỗ trợ tạo quảng cáo, quản lý và nhận các thông tin quảng cáo. Với bản miễn phí, bạn vẫn có thể tạo quảng cáo và đồng bộ thông tin khách hàng.
2. Google Trends
Công cụ tìm kiếm trực tuyến giúp người dùng xem được tần suất key được truy vấn, so sánh với kết quả Google trên toàn cầu.
3. SEMrush
Là nền tảng SaaS, dùng để nghiên cứu từ khóa, dữ liệu xếp hạng trực tuyến, số liệu tìm kiếm, giá mỗi nhấp chuột.
4. WordStream
Giải pháp giúp bạn nghiên cứu, đo lường và tối ưu hiệu suất quảng cáo. Có thể truy cập vào các báo cáo nâng cao để phân tích dữ liệu, là công cụ tạo quảng cáo tuyệt vời. Ngoài ra còn có các cảnh báo và công cụ quy trình làm việc giúp đưa ra quyết định về chiến dịch.