SEO là gì? Website có cần đến SEO hay không?

SEO là gì

SEO là gì? đây là câu hỏi mà đối với những bạn mới tiếp cận marketing thắc mắc hoặc những doanh nghiệp cần digital marketing trong kinh doanh. “SEO không thể thiếu trong marketing” Nó có tầm ảnh ảnh cũng như tác dụng rất quan trọng. Đơn giản hiểu SEO là tối ưu “cái gì đó” với công cụ tìm kiếm. cụ thể là tối ưu website, google map, fanpage facebook, … Những thứ có thể xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Định nghĩa SEO là gì?

Seo là gì? SEO là chữ viết tắt của search engine optimization, tạm dịch là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Một cách dễ hiểu, SEO là hoạt động tối ưu website sao cho công cụ tìm kiếm hiểu rằng website của bạn đáng được hiển thị vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm Google.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết SEO là gì, cách thức hoạt động và cách sử dụng.

Hãy nhớ rằng SEO không phải chỉ là công việc một lần. Đó là quá trình liên tục không hồi kết, nghĩa là bạn cần tối ưu hóa trang web của mình liên tục. Để làm được, bạn cần hiểu cách công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web với những tiêu chuẩn nhất định. Chúng tôi sẽ nói về những vấn đề này sau đó nên bạn hãy tiếp tục xem nhé.

6 hình thức SEO phổ biến

  1. SEO tổng thể: là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng.
  2. SEO từ khóa: chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google.
  3. SEO Social: kết hợp phát tán trên Facebook hay Twitter với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  4. SEO ảnh: tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác.
  5. SEO App: giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.
  6. SEO Local: phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương, thu hút khách hàng tiềm năng ghé đến cửa hàng tốt nhất

Mục đích của SEO

Mục tiêu của SEO khá đơn giản, đó chính là lên Top Google? Không không hẳn như vậy, tôi tìm đến SEO không hẳn là vì Top mà là vì sức ảnh hưởng mà Top Google mang đến cho tôi – chính là Doanh Thu và Thương Hiệu.

“80% user click vào kết quả Organic thay vì Google Ads. Và trong 80% đó có trung bình 65% click vào kết quả top 5.”

Những số liệu đó không nói dối. Do đó, trong quá trình làm SEO thì việc thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm là điều quan trọng nhất. Điều này cũng tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.

SEO dành cho ai?

Bất kỳ ai muốn tiếp cận khách hàng nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm mà không tốn quá nhiều chi phí thì đều cần đến SEO.

Những người cần sử dụng SEO thường là:

  • Quản lý website: Tập tành thực hành SEO trên website và muốn bán hàng đem lại doanh số, tiết kiệm chi phí.
  • Chủ doanh nghiệp: Muốn phát triển kinh doanh lâu dài qua các công cụ tìm kiếm.
  • Người làm marketing muốn nâng cao doanh số và tiết kiệm ngân sách.
  • Những ai đang muốn hướng nghiệp SEO để làm việc cho doanh nghiệp hay phát triển thương hiệu cho cá nhân sau này.

SEO là một phần cơ bản của Digital Marketing vì mọi người thực hiện hàng nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm, phần lớn là nhằm mục đích thương mại để tìm thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Hoạt động tìm kiếm đem lại nguồn lưu lượng truy cập trực tuyến chính cho các thương hiệu và bổ sung cho các kênh tiếp thị khác.

Khả năng hiển thị lớn hơn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm so với đối thủ cạnh tranh có thể có tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của bạn, dù là dưới hình thức kết quả như thế nào.

Các loại lưu lượng truy cập SEO

Không gì quan trọng hơn là có khách truy cập vào trang web. Một trang web tốt mà không có khách truy cập nào thì không có giá trị gì cả.

May mắn là có một số thứ chúng ta có thể làm để tăng traffic.

Đầu tiên, bạn nên biết traffic đến từ đâu. Đây là 3 loại traffic SEO Web:

Chất lượng truy cập

Đối với doanh nghiệp, càng nhiều khách truy cập chuyển đổi thành người mua thì chất lượng truy cập càng tốt.

Bạn có thể sử dụng tỷ lệ chuyển đổi để xác định chất lượng traffic website. Mặc dù tùy vào loại hình kinh doanh và mục tiêu nhưng 5% là tỷ lệ chuyển đổi tốt.

Traffic tốt là khi khách truy cập trang web tìm kiếm những sản phẩm bạn cung cấp. Nếu bạn bán điện thoại thông minh Blackberry, traffic nên loại trừ những người muốn mua trái cây.

Số lượng truy cập

Chất lượng truy cập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn còn số lượng truy cập mới là nền tảng.

Bạn chỉ có thể đo traffic từ số lượt truy cập. Nhưng, có nhiều thứ bạn nên giám sát: khách truy cập, lượt xem trang và thời lượng truy cập.

Bạn không cần phải tính toán các yếu tố này thủ công. Có những công cụ như Google Analytics hoặc StatCounter để giúp bạn biết được traffic trang web của mình.

Ví dụ cách StatCounter giúp bạn tính traffic

Lưu lượng truy cập tự nhiên (không trả phí)

Lưu lượng truy cập tự nhiên là thứ ưa thích của chủ sở hữu website vì nó không chỉ miễn phí mà còn có thể mang lại nhiều khách truy cập/ chuyển đổi hơn.

Nếu một số người dùng internet nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và nhấp vào link được cung cấp bởi kết quả tìm kiếm thì những lượt truy cập có được theo cách này chính là lưu lượng truy cập tự nhiên.

Mặc dù nghe thì dễ nhưng sự cạnh tranh để có được lưu lượng truy cập tự nhiên thực sự rất khốc liệt. Do đó, bạn cần triển khai SEO tốt để có được kết quả như mong muốn.

SEO hoạt động như thế nào?

Để hiểu SEO là gì bạn còn cần tìm hiểu cách thức hoạt động của nó. Tối ưu hóa SEO cho trang web là một hoạt động giúp người truy cập có thể dễ dàng tìm thấy website bằng cách sử dụng những từ khóa nhất định.

Việc tối ưu sẽ mang lại các lợi ích:

  • Cung cấp thông tin liên quan đến người truy cập
  • Trở thành điểm đến đáng tin cậy trong mắt công cụ tìm kiếm
  • Tăng traffic tự nhiên nhiều hơn và chất lượng truy cập tốt hơn

Mặc dù kết quả tìm kiếm xuất hiện ngay lập tức nhưng quá trình diễn ra trong công cụ tìm kiếm là một quá trình phức tạp. Trong thực tế, quá trình này bắt đầu trước cả khi bạn nhập gì đó vào thanh tìm kiếm và nhấn enter.

Để hiểu được vấn đề rõ hơn, hãy xem cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm.

Công cụ tìm kiếm thực hiện 3 nhiệm vụ chính cho mỗi lần tìm kiếm mà bạn yêu cầu:

  • Crawling. Quá trình này xảy ra trong những giai đoạn trước. Nó là quá trình thu thập thông tin từ các trang web trên khắp thế giới – từ trang này sang trang kia, từ liên kết này đến liên kết kia.
  • Indexing. Sau khi thu thập thông tin, crawler của web sẽ lưu trữ thông tin trong danh sách entry: index.
  • Ranking. Các kết quả sẽ được hiển thị theo thứ tự, dựa trên những kết quả phù hợp nhất.

Để đảm bảo chất lượng của kết quả, các công cụ tìm kiếm sử dụng một bộ quy tắc gọi là thuật toán.

Các thuật toán của công cụ tìm kiếm sẽ đảm bảo mọi người có được thông tin phù hợp nhất từ tài nguyên đáng tin cậy nhất.

Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và họ có một đội ngũ chuyên trách để làm việc trên thuật toán. Nhóm này chịu trách nhiệm cải thiện chất lượng trải nghiệm của người dùng khi sử dụng Google.

Đôi khi, Google đặt một cái tên đặc biệt cho thuật toán. Ví dụ, Panda là thuật toán liên quan đến xem, xử phạt và thưởng cho content, trong khi Penguin là thuật toán để ngăn chặn spamdexing. Google sau đó còn tạo ra Hummingbird để cải thiện được cả hai.

Rõ ràng, nội dung trang web tốt là những gì mà Google thực sự quan tâm.

Hiện tại, bạn đã bao giờ nghe về page authority?

Page auhtority là một hệ thống tính điểm được phát triển bởi Moz, từ 1 đến 100, để dự đoán thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Nó giúp bạn hiểu những gì công cụ tìm kiếm sử dụng để đáp ứng điều kiện có kết quả tìm kiếm tốt nhất. Nó đo độ uy tín và tin cậy của từng trang riêng lẻ.

Link Explorer to Check Page Authority

Với link explorer này, bạn có thể kiểm tra page authority của mình. Chỉ cần nhập URL bạn muốn kiểm tra là bạn sẽ nhận được phân tích cho liên kết. Thông tin bạn nhận được từ phân tích này là công cụ tuyệt vời để bạn thực hiện các cải tiến.

Cách làm SEO Marketing

Sau khi biết được SEO hoạt động như thế nào, SEO là gì. Hãy tìm hiếu cách sử dụng SEO trong marketing

Nhắc lại, tối ưu hóa SEO là quá trình không bao giờ kết thúc. Công cụ tìm kiếm luôn cập nhật thuật toán để cung cấp kết quả tốt nhất.

Bạn nên luôn phải sử dụng phương pháp, với những kỹ thuật mới nhất để thực sự đạt được hiệu quả. Nếu không, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng trang web của bạn trên kết quả công cụ tìm kiếm.

Có 2 loại SEO Web: onsite SEO và offsite SEO.

OnSite SEO

Onsite SEO hay còn gọi là SEO onpage. SEO Onpage là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên trang web, các trang con và được lặp lại nhiều lần khi đăng các bài viết mới. Mục đích là cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Ngược lại với SEO Offpage, SEO Onpage là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.

Như cái tên đã thể hiện, onsite SEO là cách để tối ưu hóa trang web từ ngay trên trang đó.

Việc tối ưu hóa liên quan đến điều chỉnh những yếu tố trên trang web. Bằng cách đó, công cụ tìm kiếm sẽ thu thập thông tin dễ dàng. Ví dụ:

  • URL được định dạng tốt
  • Không nhồi từ khóa
  • Alt text để đặt tên hình ảnh
  • Tiêu đề thích hợp (H1, H2, v.v.)

Hiện tại, yếu tố nào bạn nên xem xét khi tối ưu hóa onsite SEO?

Thu thập từ khóa (Nghiên cứu từ khóa)

Bạn nên chọn từ khóa phù hợp để đạt lưu lượng truy cập tự nhiên cao bất kể bạn đăng nội dung nào.

Từ khóa là gì? Nói đơn giản, từ khóa là những chủ đề hoặc ý tưởng cụ thể mà người dùng internet gõ trên các công cụ tìm kiếm.

Vậy nên nghiên cứu từ khóa là việc quan trọng, cho phép bạn hiểu đâu là từ khóa mà mọi người có thể sử dụng để tìm thấy bạn. Bạn nên đảm bảo title, heading và thân bài chứa các từ khóa được nhắm đến.

Xem các vấn đề kỹ thuật

Đừng để web crawler làm công việc khó khăn này! Để làm được như vậy, đây là những gì bạn nên làm:

  • Quản lý một sitemap
  • Không bao giờ để lại link bị hỏng trên trang web
  • Ngăn chặn chuyển hướng sai
  • Khắc phục mọi lỗi URL
  • Tối ưu hóa

Có những thứ bạn cần làm trên trang web của mình Bạn nên đảm bảo rằng trang web của bạn có:

  • Cấu trúc tốt
  • Điều hướng dễ dàng
  • Nội dung có liên quan

Những điều này rất quan trọng. Một cấu trúc tốt se4 thông báo cho công cụ tìm kiếm những trang nào trên trang web của bạn là quan trọng nhất. Điều hướng dễ dàng sẽ làm cho khách truy cập ở lại lâu hơn. Nội dung có liên quan sẽ thu hút lưu lượng truy cập chất lượng hơn.

Trải nghiệm người dùng

Khi khách truy cập đến trang web của bạn, bạn nên phục vụ họ tốt nhất.

Nếu mọi người đến với sản phẩm của bạn, hãy cung cấp những sản phẩm tốt nhất và phù hợp với họ.

Bạn có thể chia danh mục để giúp họ dễ tìm thấy những gì họ đang tìm.

Thêm vào đó, bạn nên cung cấp thông tin chi tiết về mọi sản phẩm bao gồm một số hình ảnh liên quan.

Nếu bạn là blogger, danh mục nội dung sẽ giúp khách truy cập điều hướng tốt hơn.

Ngoài ra, hãy chú ý đến bố cục. Các trang web trực quan hài hòa có thể lôi kéo khách truy cập mới và khiến họ ở lại lâu hơn.

Trên hết là trang web của bạn phải nhanh.

Bất kể nội dung gì, hãy đảm bảo rằng người dùng sẽ không gặp khó khăn khi khám phá trang web của bạn.

Offsite SEO

Offsite SEO hay có cái tên khác là SEO offpage. SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết (link building), marketing trên các kênh social media, social media bookmarking, … giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic.

Trong cả 3 yếu tố (link building, social media marketing, social media bookmarking) và các yếu tố ảnh hưởng khác, SEO backlinks là yếu tố quan trọng nhất.

Yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất tới thứ hạng từ khóa và website của bạn trong bộ máy tìm kiếm. Và đây cũng là phần tôi sẽ đề cập nhiều nhất trong bài viết này.

Các backlinks này hoạt động như là một phiếu bầu cho nội dung blog/website của bạn. Càng nhiều phiếu bầu chất lượng, website bạn càng có khả năng xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.

Offsite SEO có thể cần nhiều kỹ thuật hơn onsite SEO. Tuy nhiên, nó cũng quan trọng như vậy.

Bạn có thể coi đây là cách để quảng bá trang web của mình. Bằng cách đó mọi người sẽ biết trang web của bạn rất đáng để họ truy cập.

Một số cách để làm offsite SEO là:

Content Marketing

Vấn đề chính vẫn luôn là nội dung. Đó là lý do tại sao content marketing đang trở nên phổ biến hơn mỗi ngày.

Ngoài ra, content marketing là một trong những cách hiệu quả nhất để đẩy thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Nếu bạn có chiến lược content marketing tốt, bạn có thể:

  • Mang đến khách truy cập mới
  • Ảnh hưởng đến nhiều người hơn để họ mua sản phẩm của bạn
  • Nâng cao uy tín công ty
  • Tiết kiệm tiền, vì nó có tính hiệu quả lâ dài
  • Chương trình khuyến mãi

Nếu bạn đã có một lượng lớn người đăng ký/ người theo dõi thì bạn cần tập trung vào việc tạo ra nhiều content hay, “chất” hơn. Nhưng nếu chưa được như vậy thì bạn cần khuyến mãi.

Chương trình khuyến mãi sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều người một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh với những chương trình khuyến mãi tốt. Các chương trình khuyến mãi càng sáng tạo và hấp dẫn thì mọi người sẽ càng nhớ đến thương hiệu của bạn. Đối với một thị trường khá cạnh tranh thì động thái chiến lược này có thể tạo ra sự khác biệt.

Quan hệ công chúng (PR)

Quan hệ công chúng giúp doanh nghiệp được tiếp xúc nhiều hơn.

Mặc dù có thể đầu tư một khoản tiền nhỏ nhưng bạn sẽ cần đến Quan hệ công chúng để:

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Cung cấp thông tin chính thức
  • Thiết lập authority
  • Cải thiện mối quan hệ cộng đồng

Backlinks

Quá trình xây dựng và tìm kiếm các backlinks được gọi là link building (xây dựng liên kết). Việc bạn SEO Web thành công hay không chính là nhờ vào các chiến lược link building “chất”.

SEO Offpage được đánh giá là kỹ thuật tốn nhiều thời gian. Bởi vì, trong quá trình xây dựng và tìm kiếm backlink tạo ra phiếu bầu chất lượng cho website, nếu không làm đúng với quy định của Google, website của bạn có thể bị phạt vì mưu đồ liên kết và vi phạm nguyên tắc quản trị trang web.

Ngoài Onpage và Offpage thì Technical SEOSEO Entity cũng là những yếu tố thúc đẩy thứ hạng tổng thể cho website không thể không nhắc đến.

Cách học SEO

Đối với những người chưa quen với SEO thì việc học có thể hơi đáng sợ. May mắn là có rất nhiều tài nguyên có sẵn sẽ giúp bạn học được ngay:

Học qua Ahrefs

Blog của họ có bộ sưu tập khổng lồ những bài viết về SEO, phù hợp với cả người mới bắt đầu và chuyên gia. Ngoài ra, nội dung luôn được cập nhật với trường hợp SEO thực tế mới nhất.

Học qua MOZ

Được thành lập vào năm 2004, MOZ là nhà sản xuất phần mềm SEO. Họ sở hữu blog rất hay, chia sẻ chuyên môn của họ về marketing online và triển khai SEO.

Học qua Search Engine Journal

Trang web này cung cấp cho bạn vô số nguồn để học SEO, không chỉ là danh sách bài viết hướng dẫn SEO mà còn có những bài về cách viết nội dung sao cho thật hay. Ngoài ra, để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì, trang này có một phần để cung cấp những cập nhật có liên quan nhất đến SEO.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về SEO thì nên xem thử vài cái.

Mặc dù hầu hết mẹo và thủ thuật trên đều hữu ích nhưng có một số có thể sẽ khác trong thực tế. Lý do là thuật toán mà các công cụ tìm kiếm sử dụng luôn thay đổi.

Ngoài ra, có những thứ trong bài viết có thể không hoạt động tương tự trên trang web của bạn và đem đến lại kết quả không mong muốn.

Đừng nản vì có quá nhiều thứ để “tiêu hóa”. Thay vì vậy hãy học đều đặn và khám phá thêm tài liệu. Và đừng bao giờ, hãy làm nội dung thật tốt trước.

Tổng kết về SEO

Bạn đã học được nhiều điều cơ bản về SEO trong bài viết này.

SEO là công cụ quan trọng giúp bạn tăng khả năng hiển thị trang web. Nếu là doanh nghiệp, SEO sẽ mang lại nhiều traffic hơn và nhiều khách mua hàng hơn!

Để đạt được điều này, bạn cần triển khai cả onsite SEO và offsite SEO.

Trước khi thực hiện SEO, bạn cần hiểu thứ quan trọng nhất trên trang web của bạn – traffic. Dưới đây là những điểm chính mà chúng tôi vừa đề cập:

  • Số lượng truy cập. Số lượt người truy cập vào website của bạn
  • Chất lượng truy cập. Những khách truy cập có liên quan đến trang web.
  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (không trả phí). Lưu lượng truy cập bạn nhận được từ các công cụ tìm kiếm.
  • Giờ bạn đã biết SEO là gì và vì sao nó lại quan trọng với trang web đến vậy. Tuy nhiên, SEO là tiến trình liên tục không có hồi kết. Bạn có thể tìm hiểu về nó từ nhiều tài nguyên trực tuyến mà chúng tôi đã chọn cho bạn. Chúc bạn tối ưu hóa SEO thành công!
5/5 - (8 bình chọn)