SEO Onpage là các công việc tối ưu trên website, bao gồm: Tối ưu mã HTML, sáng tạo nội dung, tái cấu trúc trang web,… Kết quả của việc này lại vô cùng “ngọt” giúp website của bạn tăng trưởng “thần tốc”, traffic cao hơn, Organic Search tốt hơn.
Vậy để giải mã SEO Onpage là gì? Vì sao nên áp dụng SEO Onpage? Thời điểm triển khai và đối tượng cần thực hiện cụ thể. Ngay sau đây chuyên trang sẽ giúp bạn khám phá chi tiết. Nắm rõ những nội dung này bạn sẽ xây dựng được chiến lược SEO hiệu quả nhất.
Key Points
Thuật toán tìm kiếm không phải trả tiền của Google kết hợp nhiều yếu tố trên trang khác nhau.
Các tiêu chuẩn On-page SEO GYB đưa ra cùng với nội dung có chất lượng cao là một công thức giúp website tăng trưởng mạnh mẽ.
On-page SEO cần đảm bảo các yếu tố từ headers đến title tags, dữ liệu có cấu trúc, tối ưu hóa hình ảnh, v.v.
Tổng quan chung về SEO Onpage
Như bạn đã biết, Google là một mạng lưới giúp chúng ta tiếp cận được với hàng triệu khách hàng. Tuy nhiên, mảnh đất này có một sự cạnh tranh ngầm khốc liệt. Bởi thế Google liên tục thay đổi thuật toán để lọc những nội dung hữu ích cho người dùng nhất.
Vì vậy, tối ưu SEO Onpage phù hợp với tiêu chí của Google là điều cần thiết. Dưới đây là những thông tin về Onpage SEO bạn không thể bỏ lỡ.
SEO Onpage là gì?
On-page SEO (hay on-site SEO) là thực hành tối ưu hóa các trang web cho các từ khóa cụ thể để cải thiện khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập tìm kiếm. Nó liên quan đến việc tối ưu các yếu tố cụ thể của website như thẻ tiêu đề, heading, nội dung và liên kết nội bộ với từ khóa.
SEO onpage là gì
SEO Onpage đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao thứ hạng website
Kỹ thuật này tập trung chủ yếu vào 2 yếu tố: Content SEO và kỹ thuật SEO. Để đạt được hiệu quả bạn nên thực hiện đồng thời và bám sát vào thực tế nhu cầu. Thông tin đưa ra hữu ích phải song hành với việc tối ưu để tăng trải nghiệm của người dùng.
Vì sao cần áp dụng SEO Onpage?
Từ trước tới nay quan niệm “Content Is King” vẫn luôn tồn tại trong giới SEOer. Tuy nhiên, chỉ có nội dung hay thôi là chưa đủ, bạn cần phải đảm bảo bài viết tối ưu Onpage. Kết hợp cùng kỹ thuật SEO Offpage. Lúc đó, website của bạn mới được “nâng tầm” và Google đánh giá cao hơn.
Chính vì thế trang web sẽ được xếp hạng cao trên list kết quả công cụ tìm kiếm trả về. Nhờ đó, website sẽ có lưu lượng truy cập nhiều hơn, tiếp cận khách hàng từ nguồn tìm kiếm tự nhiên tốt hơn.
Áp dụng viết bài nội dung chuẩn SEO On page ngay từ đầu sẽ rất có lợi. Không chỉ giúp bạn kiểm soát chất lượng, nội dung bài, mà còn hỗ trợ cho kỹ thuật Onpage về sau.
Thời điểm nào thì nên triển khai Onpage SEO
Cũng như Offpage, triển khai On page SEO từ thời điểm đang xây dựng website là tốt nhất. Đầu tiên, bạn có thể thiết lập: Cấu trúc website, Https, Sitemap,….
tối ưu onpage
Nên triển khai SEO Onpage ngay khi xây dựng web
Cùng với đó, bạn cần phải thực hiện thường xuyên các công việc: Viết mới Content SEO, tối ưu tốc độ tải trang, Audit Content,…. Ngay cả khi nội dung web của bạn đang đứng hạng nhất trên Google vẫn phải thực hiện kỹ thuật này.
Như vậy mới có thể duy trì thứ hạng dài lâu. Nếu không chú trọng tối ưu SEO Onpage, dù content có xuất sắc đến đâu thì website cũng nhanh chóng bị “đá” ra khỏi vị trí. Đây chính là việc làm liên tục, xuyên suốt với sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
Những ai nên làm SEO Onpage?
Onpage SEO không phải là thủ thuật dành riêng cho các SEOer. Dù bạn là ai: Chủ doanh nghiệp, Blogger, Marketer hoặc chuyên gia SEO,… Nếu muốn khai thác tài nguyên, cải thiện thứ hạng website đều có thể thực hiện công việc này.
Vậy nên, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ SEO On Page là gì ngay từ bây giờ. Đây chính là chìa khóa giúp bạn đi nhanh và bền hơn những đối thủ khác.
Sự khác biệt giữa SEO Onpage và SEO Offpage
SEO Onpage và SEO Offpage đóng vai trò chủ đạo trong việc cải thiện xếp hạng của website. 2 công việc này cộng sinh với nhau, hỗ trợ nhau đạt hiệu suất tốt hơn. Một trang web dù làm tốt SEO Offpage đến đâu nhưng Onpage SEO không tối ưu hóa, rất khó để đạt được thứ hạng cao.
SEO Onpage và SEO Offpage
SEO Onpage và SEO Offpage có sự liên kết chặt chẽ
Hiểu rõ Onpage là gì, Offpage là gì sẽ giúp bạn dung hòa, khai thác tối ưu để xây dựng chiến lược SEO web tổng thể hiệu quả. Cụ thể, nhiệm vụ của 2 kỹ thuật SEO này như sau:
SEO Onpage: Chịu trách nhiệm về nội dung, mã nguồn HTML của website mục tiêu.
SEO Offpage: Xây dựng, tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến trang web. Chẳng hạn: Backlinks, tương tác, chia sẻ trên mạng xã hội.
Các yếu tố tối ưu SEO bao gồm những gì?
Tối ưu hóa Onpage là một việc không hề dễ dàng. Nhất là khi các quy tắc Onpage trong SEO có nhiều thay đổi để phù hợp với những thuật toán tìm kiếm bổ sung ngày càng tinh vi của Google. Cách Google index và xếp hạng không chỉ dựa vào nội dung mà còn rất nhiều thứ.
Vậy làm thế nào để thăng hạng website nhanh chóng, chiếm lĩnh vị trí chủ chốt trong bảng kết quả tìm kiếm? Đừng bỏ lỡ những thông tin về cách SEO Onpage chuyên trang bật mí ngay sau đây.
Xây dựng cấu trúc hoàn hảo
Đầu tiên khi bắt tay vào tối ưu hóa Onpage, bạn cần xây dựng cấu trúc website hoàn hảo. Một cấu trúc tốt, thân thiện sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Từ đó mang lại thời gian lưu trang lâu hơn, tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
cấu trúc website
Website có cấu trúc hoàn hảo sẽ ghi điểm khi Google đánh giá
Nếu bạn sở hữu website lớn với nhiều trang con, hãy sử dụng Sitemap (sơ đồ trang web) để tối ưu. Đây là một tệp chứa URL của tất cả các trang của bạn. Nhờ có dữ liệu này, trình thu thập thông tin sẽ tìm thấy tất cả các trang bạn yêu cầu và lập thành chỉ mục riêng.
Bạn nên nhớ rằng cấu trúc trang web không nên quá sâu. Như vậy các công cụ tìm kiếm của Google có thể dễ dàng thu thập dữ liệu. Và quan trọng hơn cả, người dùng có thể tìm thấy nội dung phù hợp nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Khi xây dựng điều hướng website, bạn nên áp dụng quy tắc “3 lần nhấp”. Có nghĩa người dùng khi truy cập vào trang web của bạn có thể tìm thấy bất cứ thông tin nào với không quá 3 lần nhấp chuột từ trang chủ.
Để đạt được điều đó, bạn có thể khai thác hai loại liên kết sau:
Liên kết cấu trúc: Xây dựng theo chiều dọc căn cứ vào phân cấp của các trang con. Chẳng hạn: Điều hướng từ menu, chân trang, Breadcrumbs, các nội dung kêu gọi hành động.
Liên kết ngữ cảnh: Có thể kể đến là các liên kết trong văn bản, đọc thêm trong bài viết.
Tối ưu URL
URL trang web là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tối ưu hóa Onpage.Bởi mục tiêu cuối cùng của việc Onpage chính là làm sao URL của bạn càng ngắn, khả năng đạt top càng cao. Vì vậy, để SEO Page hiệu quả, URL cần đảm bảo 3 yếu tố:
URL cần chứa từ khóa chính
URL cần chứa từ khóa trọng điểm và ngắn gọn
URL chứa từ khóa trọng điểm (có lượng tìm kiếm nhiều nhất). Tốt nhất từ khóa xuất hiện đầu tiên từ trái sang. Bạn cũng có thể gộp nhiều từ khóa Search Intent vào cùng một URL để SEO cùng lúc.
URL ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý.
Liên quan đến nội dung bài viết khai thác.
Tối ưu Title
Bạn nghĩ điều gì thu hút người dùng click vào bài viết của bạn thay vì đối thủ? Đúng như bạn nghĩ, đó chính là Title. Nếu tiêu đề hấp dẫn, đúng trọng tâm tìm kiếm, “gãi” đúng chỗ ngứa, họ sẽ chẳng ngần ngại click ngay.
tối ưu title
Title phải bao hàm nội dung, rõ ngữ nghĩa, có sức hút
Đó là về phía người dùng, còn đối với Google, Title tối ưu sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu nhanh và chính xác hơn. Từ đó các thuật toán mà Google xây dựng sẽ nhanh chóng phân tích, hiểu được nội dung bài viết.
Title bài viết nội dung
Bạn cần nắm rõ một số lưu ý sau đây khi muốn tối ưu Title:
Title ngăn cách nhau bằng “|” hoặc “-“.
Title nên chứa từ khóa cần SEO có lượng search cao thứ 2.
Không được chứa từ khóa chính xác 100% đã dùng trong URL. Có thể sử dụng các loại từ khóa biến thể, mở rộng.
Ví dụ: URL sử dụng dich-vu-seo-onpage thì Title không nên đặt là “dịch vụ SEO Onpage”. Thay vào đó bạn có thể dùng “dịch vụ SEO Onpage chuyên nghiệp”.
Từ khóa SEO nên đặt ngay đầu bên trái Title. Nó không chỉ giúp tăng tỷ lệ CTR mà còn là cơ sở để Google đánh giá giúp tăng thứ hạng website.
Title chứa nhiều từ khóa càng tốt, nhưng phải rải đều và thật tự nhiên.
Hãy phân tích đối thủ, chọn 5 kết quả tìm kiếm đầu tiên trên Google sau đó tối ưu và bao hàm.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số thủ thuật để tối ưu hóa Title nâng cao. Nó giúp bạn đạt hiệu quả Onpage hữu ích hơn. Theo đó, tiêu chuẩn Title nên áp dụng như sau:
Đối với ký tự chữ thường: Title SEO tốt nhất ở khoảng 30 – 63 ký tự.
Đối với pixel ký tự chữ in hoa: Title SEO chuẩn ở khoảng 200 pixel – 550 pixel.
Title trang chủ
Ngoài chuẩn chỉ trong đặt Title bài nội dung, bạn cũng không nên bỏ qua Title trang chủ nếu thực hiện SEO Onpage Homepage. Cụ thể:
Luôn có tên thương hiệu ở Title.
Title bao hàm nội dung của toàn bộ domain, đồng thời hỗ trợ làm nổi bật các thư mục cha.
Tối ưu Heading 1
Để làm thỏa mãn được Google, bạn phải thật hiểu bản chất. Chủ thể này cực thích các sự liên quan. Gần như nó lấy đó để làm căn cứ và là một trong những yếu tố nâng hạng web hiệu quả nhất.
tối ưu onpage heading 1
Mỗi bài viết có duy nhất 1 Heading 1
Vậy nên, khi tối ưu SEO On page hãy cố gắng đa dạng thẻ Heading 1. Đồng thời phải tạo sự liên kết với các Heading 2, 3 và nội dung để hướng tới người dùng tối đa. Trong đó, Heading 1 cần đảm bảo:
Chứa từ khóa SEO liên quan(thường chọn từ khóa có lượng search nhiều thứ 3).
Bao hàm được nội dung của bài viết.
Mỗi bài viết chỉ có 1 thẻ Heading 1 duy nhất. Tuyệt đối không nên có nhiều Heading 1. Như vậy giống như việc nhà có nhiều cửa chính, Google sẽ không biết phải vào từ đâu, dẫn đến ảnh hưởng đến thứ hạng.
Heading 1 phải khác với Title và URL.
Tối ưu Heading 2 3
Bên cạnh việc tối ưu Heading 1, bạn không nên bỏ qua việc tối ưu Heading 2 – 3. Nó có vai trò bổ trợ thông tin giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website. Khi check SEO Onpage, nhờ có các Heading phụ này khả năng thăng hạng trang sẽ tốt hơn.
tối ưu heading 2 3 khi seo onpage
Heading 2 – 3 cần ngắn gọn, chứa ít nhất 1 từ khóa liên quan
Ngắn gọn, hàm chứa được nội dung của đoạn văn sắp đề cập.
Triển khai đa dạng Sub-Heading.
Heading chứa ít nhất 1 từ khóa liên quan hoặc từ khóa về mặt ngữ nghĩa(Semantic Keywords). Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên ngắn gọn, thể hiện nội dung, không nhồi nhét quá nhiều từ khóa.
Heading 2 – 3 ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả SEO Page.
Tối ưu mục lục Table of Content
Để tiến hành On Site SEO đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần thiết kế mục lục của trang một cách khoa học và khác biệt. Nó cũng giống như một cuốn sách, trước khi đọc nội dung, người đọc sẽ xem mục lục trước tiên để tìm nhanh những thông tin họ mong muốn.
tối ưu TOC
Tối ưu TOC giúp tăng trải nghiệm người dùng
Vì vậy, xây dựng Table Of Content(TOC) càng tối ưu sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng. Trong website, TOC giữ vai trò như một người điều hướng. Nó giúp khách truy cập web đi đến phần mình cần tìm kiếm nhanh hơn.
Đặc biệt, thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google cực thích TOC. Nếu tối ưu hóa được vấn đề này, việc SEO On Site không còn là vấn đề. Nếu web của bạn xây dựng trên nền tảng WordPress, bạn có thể tham khảo Plugin TOC Plus.
Tô đậm Keyword chính
Thực tế có không ít người khi sản xuất nội dung thường nhồi nhét rất nhiều từ khóa trong bài viết. Điều này khiến người dùng bị “bội thực”, cảm thấy khó chịu khi đọc bài. Và ngay cả Google cũng không đánh giá cao.
in đậm từ khoá
Luôn luôn tô đậm, làm nổi bật Key Word chính
Vậy nên, sử dụng bất cứ từ khóa nào trong tối ưu SEO bạn cần hết sức cân nhắc. Dù áp dụng hướng dẫn SEO Onpage bằng thủ thuật nào đều phải ưu tiên sự tự nhiên. Từ đó làm cho người dùng đọc nội dung mà không cảm thấy khó chịu. Bạn cần lưu ý rằng:
Luôn in đậm từ khóa SEO chính trong bài viết.
Mật độ từ khóa chính chuẩn nhất là 1 – 3% nội dung bài. Keyword phải phân bố đều ở cả mở bài, thân bài, kết bài, H1 và các H2. Ngoài ra, có thể sử dụng từ khóa phụ, từ khóa liên quan, hay từ đồng nghĩa để tạo liên kết thống nhất cho toàn bài.
Độ dài phù hợp
Một trong những yếu tố Google dựa vào để đánh giá sơ bộ nội dung có hướng tới người dùng hay không chính là độ dài bài viết. Theo một minh chứng của Jonah Berger cho thấy, một bài viết chuẩn SEO tốt nhất sẽ có 1890 text.
độ dài text phù hợp
Bài viết tối ưu nhất có độ dài khoảng 1890 text
Bài viết này có xu hướng được chia sẻ nhiều hơn hẳn những bài viết dưới 700 text. Bởi nội dung của nó chuyên sâu hơn, thời gian On-Site và đọc bài viết cũng lâu hơn. Đương nhiên, những bài viết ngắn 500, 700 chữ vẫn có khả năng lên top.
Bên cạnh đó, bạn cần nhớ một điều độ dài của từng Heading không quá 300 text. Đồng thời mỗi câu tốt nhất nên dưới 20 từ. Trong bài chỉ tối đa 20% nội dung có câu trên 20 text.
Bổ sung Semantic Keyword
Semantic Keyword được hiểu là từ khóa về mặt ngữ nghĩa, nó có vai trò tạo độ chuyên sâu cho content. Thông qua dạng từ khóa này, cả người dùng và Google đều sẽ hiểu rõ ngữ cảnh, chủ đề của bài viết.
Trong mỗi bài viết, bạn có thể nghiên cứu từ 10 – 20 Semantic Keywords. Sau đó chèn chúng vào trong bài viết cần tối ưu SEO Onpage một cách tự nhiên.
Tối ưu hình ảnh
Không nên chỉ tập trung tối ưu Keyword, nội dung bài viết mà bỏ qua phần hình ảnh. Nó có vai trò hỗ trợ thúc đẩy SEO, phát huy yếu tố thương hiệu và Local thương hiệu. Không những vậy hình ảnh có thể lên Top Google Image.
tối ưu hình ảnh seo onpage
Hình ảnh cần khai báo đầy đủ meta, gắn SEO tags
Việc tối ưu hình ảnh trên trang web sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng hạng website. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để tối ưu hình ảnh:
Tên ảnh: Không dấu, sử dụng dấu “-“ phân cách các từ với nhau.
Gắn SEO Tags cho hình ảnh.
Khai báo đầy đủ Meta trong hình: Title, Subtitle, Author, Meta Description,….
Ngoài ra, để Google nhận biết nhanh chóng, bạn có thể tối ưu chuyên sâu bằng cách áp dụng SEO hình ảnh. Đặc điểm của Googlebot là không nhận diện được hình ảnh, mà chỉ đọc được chữ cái, ký tự. Vậy nên bạn cần lưu ý:
Sử dụng thẻ ALT text đầy đủ nội dung mô tả cho ảnh. Trong đó có chứa Semantic Keywords hoặc các Keywords SEO giúp hình ảnh lên top nhanh hơn.
Hình ảnh đầu tiên nên chứa Keywords SEO chính xác.
Nên đổi tên ảnh và resize về kích thước chuẩn(thường là 600 hoặc 900 pixel).
Sử dụng công cụ Geosetter để tối ưu hình ảnh.
Gắn thông tin NAP vào phần comment và Keywords SEO trong thẻ Tags.
Tối ưu nội dung Meta Description
Chắc hẳn Meta Description không còn xa lạ với bạn. Với bất kỳ ai khi bước chân vào SEO đều phải nắm được. Đây là đoạn mô tả ngắn tóm tắt nội dung trang web hoặc bài viết của bạn. Theo nghiên cứu, đoạn này có độ dài khoảng 156 ký tự là tốt nhất.
tối ưu thẻ meta
Thẻ Meta nên ngắn gọn, tối ưu ở mức 156 ký tự
Trước kia, nhiều SEOer thường chèn từ khóa vào thẻ Meta. Tuy nhiên, với sự thay đổi thuật toán của Google, chèn Keywords vào thẻ mô tả không còn hiệu quả nữa. Vậy nên, thay vì cố gắng nhồi nhét từ khóa, hãy tối ưu tốt nhất CTR(Click-Through Rate) giúp traffic vào web được cao hơn.
Tối ưu Readability
Hẳn bạn đang băn khoăn Readability là gì? Thực tế đây là khả năng độc giả thu thập thông tin từ bài viết của bạn. Việc tối ưu hóa Readability SEO Onpage là điều cần thiết. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến:
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate).
Thời gian đọc bài viết(Dwell on time).
Tỷ lệ chuyển đổi(Conversion Rate).
Tăng cơ hội để trang web, bài viết lên vị trí top 0 Featured Snippets(trích đoạn nổi bật)
Khi bài viết được tối ưu Readability, người dùng sẽ dễ dàng thu thập thông tin. Họ tìm thấy được điều đang tìm kiếm, vì vậy họ sẽ ở lại và đọc bài viết lâu hơn. Kết hợp cùng backlink, Readability sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát trang, tăng tỷ lệ chuyển đổi lên bất ngờ.
Content Unique, đảm bảo Intent
Content Unique bạn nghĩ là gì? Là nội dung không trùng lặp? Đương nhiên rồi, nhưng chưa đủ. Nó còn phải mang lại những điều mới mẻ, độc đáo chứ không đơn thuần là “xào xáo” lại những gì đã có sẵn.
content unique
Cần khai thác những nội dung content chưa ai khai thác
Với một từ khóa, nội dung có thể hàng trăm đối thủ đã viết. Nhưng thay vì chăm chăm “hớt váng”, bạn hãy đi sâu phân tích, đọc thêm nhiều tài liệu. Cùng với đó là phát triển các đề tài ngách – những thứ chưa ai đụng tới.
Điều này không chỉ tạo độ unique cho bài viết, mà quan trọng nó đánh trúng tâm lý người dùng. Và họ biết, đây chính là nội dung họ đang cần và sẽ đánh giá bạn cao hơn. Đương nhiên hiệu quả SEO On Site cũng từ đó tăng lên.
Nhưng dù viết nội dung thế nào, đề tài ra sao bạn cũng đừng quên đáp ứng Search Intent của khách hàng. Nó là ý định, mục đích mà người dùng tìm kiếm. Khi xác định đúng động cơ, website của bạn sẽ được tìm đến nhiều hơn, cải thiện lượng traffic.
Tối ưu Featured Snippets
Featured Snippet là đoạn văn bản ngắn xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Google. Đó là những thông tin bao quát về nội dung bên trong bài viết được Google tự động lấy từ web của bạn.
Featured Snippets
Featured Snippets cần bao quát được nội dung của bài viết
Độc giả có click vào web của bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần này. Vậy điều gì ảnh hưởng trực tiếp đến Featured Snippet? Đó là:
Mức độ uy tín của website dựa vào bộ từ khóa: Vị trí thứ hạng của trạng tỷ lệ thuận với độ tin tưởng Google dành cho website. Vì vậy, Feature Snippets xuất hiện nhiều hơn ở những website đứng top.
Thông tin chính xác: Google sẽ so sánh đoạn văn bản trên web của bạn với các dữ liệu thu thập được từ các trang lớn trên thế giới. Thông tin này giống/tương đồng với dữ liệu từ các trang tin tức lớn, Google sẽ hiểu thông tin ấy đúng và chính xác.
Tối ưu Readability: Như đã chia sẻ ở phần trên Readability cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Để tối ưu nó, bạn chỉ cần cài đặt Yoast SEO và làm theo hướng dẫn. Đảm bảo nội dung lên màu cam là ổn. Nhưng tốt hơn hết vẫn là Good – màu xanh lá.
Đi Internal Link và Outbound Link
Dù bạn đang SEO On Page Or In Page, việc tối ưu hoàn chỉnh cần phải được kết hợp giữa Internal Link và Outbound Link. Hiểu đơn giản là những liên kết bên trong và ngoài website.
Internal Link
Internal Link tạo liên kết đến các nội dung tương đồng, tăng lượt chuyển đổi
Trong đó, Internal Link giúp bạn điều hướng người dùng, tạo sự liên kết đến các nội dung tương đồng, phù hợp có giá trị. Thông qua đó, Google cũng thu thập dữ liệu thuận tiện hơn. Nhờ vậy thứ hạng SEO của website được cải thiện và tăng độ trust lên nhiều lần.
Outbound Link là những liên kết từ web của bạn đến những trang uy tín khác. Những liên kết ngoài này không chỉ giúp Google hiểu được chủ đề website. Mà còn giúp bạn xây dựng quan hệ với các trang web khác.
Bổ sung Blockquote
Có lẽ với nhiều người Blockquote là gì vẫn khá xa lạ. Thực tế trong kỹ thuật SEO Onpage, khái niệm này không mới. Nó được biết đến là một thẻ gắn trích dẫn cho phép bạn lấy một phần nội dung từ nguồn khác trong HTML để bổ sung bài viết cho mình.
Nếu trong một bài nội dung, bạn thấy có những câu nói, dẫn chứng tự động thụt lề, hoặc phân tách với các nội dung khác trong bài viết. Đó chính là Blockquote. Sử dụng Blockquote trong SEO Onpage giúp bạn đạt được nhiều lợi ích. Cụ thể:
Thể hiện sự tôn trọng bản quyền của bạn đối với nội dung trích dẫn từ website khác.
Hỗ trợ ranking top Google tốt hơn.
Sử dụng Content Gap
Content Gap là quy trình đánh giá Content, xác định những lỗ hổng trong nội dung của mình so với đối thủ trong cùng một chủ đề. Thông qua đây, bạn có thể rút ra những kinh nghiệm để cải thiện Content thân thiện với người dùng và tăng lợi thế cạnh tranh.
Content Gap
Sử dụng Content Gap giúp phát hiện những chủ đề tiềm năng người dùng quan tâm
Khi triển khai Content Gap trong chiến lược tối ưu SEO Onpage, sẽ giúp:
Giúp khắc phục lỗi content, cải thiện chất lượng hiệu quả.
Phát hiện những chủ đề tiềm năng hấp dẫn người dùng.
Phân bổ, sử dụng từ khóa hiệu quả và chính xác hơn.
Tối ưu CTR từ Schema Markup
CTR viết tắt của Click-Through Rate chính là tỷ lệ nhấp chuột. Chỉ số CTR thể hiện tỷ lệ số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị. Thông qua đó, bạn sẽ biết tổng có bao nhiêu người nhìn thấy liên kết của bạn và số người thực click chuột vào web.
schema markup
Tỷ lệ nhấp chuột cao chứng tỏ độ uy tín website của bạn
Tỷ lệ CTR càng cao chứng tỏ website của bạn có uy tín, nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Bạn có thể tối ưu hóa CTR bằng việc thực hiện các tiêu chuẩn về Title, Meta Description, dữ liệu có cấu trúc(Schema Markup).
Schema Markup chính là việc tạo nên các nội dung tương tác đa dạng, phong phú. Từ đó, giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế, trực quan nhất. Chẳng hạn bạn có thể khai báo Schema FAQ(hỏi và trả lời) những chủ đề liên quan.
Anchor Text trong bài
Là một yếu tố nhỏ nhưng Anchor Text trong bài lại hỗ trợ bạn SEO Onpage hiệu quả hơn. Đây là cụm văn bản có chứa đường dẫn liên kết tương ứng. Vì vậy, Anchor Text phải thể hiện đầy đủ và chính xác nội dung của link liên kết. Bạn có thể lưu một số tips nhỏ này khi tối ưu Anchor Text:
tối ưu Anchor Text
Anchor Text cần mô tả thật cụ thể, chi tiết
Không dùng Anchor Text chung chung như: Click vào đây, tại đây,…. Hãy mô tả liên kết thật cụ thể, chẳng hạn: Kỹ thuật Check Onpage SEO hoặc khóa học SEO Onpage,….
Nên đa dạng các Anchor Text, hạn chế lặp đi lặp lại cùng một Anchor Text.
Có thêm video minh họa
Thực tế, nội dung video có sức hút hơn hẳn Content text. tác động tới người dùng hiệu quả hơn hẳn nội dung bằng text. Dưới đây là một vài số liệu thống kê cho thấy sức ảnh hưởng của video:
tối ưu video mình hoạ
Tỷ lệ người dùng xem video ngày càng tăng cao
1/3 hoạt động trực tuyến của người dùng hiện nay là xem video.
25% số người trên toàn cầu xem video trực tuyến mỗi ngày.
Ước tính trong năm 2021, người dùng trung bình dành 100 mỗi ngày để xem video.
Theo khảo sát State of Video Marketing Survey 2021 của Wyzowl, 86% doanh nghiệp dùng video làm công cụ tiếp thị.
Rõ ràng, việc kết hợp sử dụng video trong On Page SEO Checker có lợi rất nhiều. Nó giúp tối ưu website và tăng thứ hạng tìm kiếm. Bạn có thể tận dụng các video từ kênh youtube của mình, hoặc bất kỳ video có giá trị cho người dùng nào.
Comment tương tác
Comment trên website có vai trò khá quan trọng trong việc tăng độ trust cho web. Đồng thời nó cũng góp phần để SEO Onpage hiệu quả hơn. Những bình luận này có lợi ích rất thiết thực, cụ thể:
Tăng tương tác của khách hàng và doanh nghiệp thông qua những băn khoăn, thắc mắc.
Tạo sự uy tín cho doanh nghiệp, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Giữ chân khách hàng.
Favicon uy tín
Favicon chính là một icon nhỏ ở góc bên trái trên tab của website. Nó có thể là logo thương hiệu hoặc biểu tượng trang web. Thông qua đó người dùng có thể dễ dàng nhận diện và gọi tên website của bạn giữa nhiều trang của đối thủ khác.
Favicon
Favicon chính là hình ảnh nhận diện thương hiệu của web
Mặc dù là một yếu tố nhỏ, nhưng nó cũng có tác động trực tiếp đến kết quả khi check Onpage SEO .Vậy nên hãy thiết kế Favicon cho trang web thật chỉn chu và lôi cuốn.
Tận dụng Social
Để đánh giá một bài viết có chất lượng hay không, Google thường dựa vào tín hiệu chia sẻ trên mạng xã hội(Social Share). Theo một nghiên cứu năm 2016 của Cognitive SEO, nội dung chia sẻ trên Google+ ảnh hưởng tới thứ hạng lớn nhất, tiếp đến là Facebook, Instagram, Twitter,….
Song người dùng khi share thường rất chú trọng tới chất lượng nội dung. Chỉ bài viết thực sự hữu ích họ mới click nút chia sẻ. Vậy nên, khi tạo dựng Content, hãy sáng tạo những nội dung chất lượng, chi tiết. Không chỉ “chạm” đúng vấn đề mà còn phải khuyến khích người dùng chia sẻ.
Cải thiện tốc độ load trang
Tốc độ load trang cũng là một yếu tố Google đánh giá để xếp hạng trang web. Những website có tốc độ tải nhanh đương nhiên lợi thế hơn những trang load chậm. Nó không chỉ khiến người dùng khó chịu vì không ai ngồi để chờ đợi một trang web tải quá lâu.
cải thiện tốc độ load trang khi SEO onpage
Tốc độ load trang càng nhanh, càng thu hút người dùng
Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang bằng PageSpeed Insights từ Google. Thông qua đó bạn sẽ biết thêm một vài mẹo và gợi ý để cải thiện tốc độ load của website. Chẳng hạn:
Giảm kích thước CSS, HTML,… tối ưu nhất là trên 150 byte.
Tối ưu code, bỏ các ký tự thừa, code thừa ra khỏi trang.
Hạn chế điều hướng trên website.
Giảm dung lượng ảnh, tốt nhất dưới 100kb.
Thân thiện với Mobile
Một điều quan trọng các SEOer cần lưu ý khi SEO Onpage chính là trải nghiệm của người dùng trên di động. Bởi tỷ lệ truy cập website qua mobile hiện nay rất lớn. Vậy nên hãy thiết kế mobile web khoa học để tăng khả năng xếp hạng website.
tối ưu mobile friendly
Xây dựng phiên bản mobile web tối ưu, friendly
Bên cạnh đó, bạn nên tối ưu hóa tốc độ tải trang bằng cách triển khai AMP(Accelerated Mobile Page). Đồng thời loại bỏ hoặc giản lược tối đa các dạng hiển thị form đăng ký.
SEO Onpage đóng vai trò quan trọng thế nào với trải nghiệm người dùng?
Trải nghiệm người dùng là tiêu chí hàng đầu ảnh hưởng đến việc xếp thứ hạng web. Bằng thuật toán của mình, Google sẽ đánh giá trang web qua hành vi người dùng. Từ đó kết hợp với các yếu tố về nội dung làm căn cứ xếp hạng.
vai trò onpage seo
SEO Onpage cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng thứ hạng website
Đương nhiên, nội dung hay mới có thể giữ chân được khách hàng. Nhờ vậy mà thời gian Time On Site tăng lên, tỷ lệ chuyển đổi, chia sẻ tốt hơn. Những trang web như vậy hẳn sẽ xếp vị trí cao và duy trì được lâu dài.
Chính vì thế, SEO Onpage giúp người dùng được trải nghiệm nội dung website tốt hơn. Đồng thời mang lại những thông tin hữu ích, xúc tích, đúng với mong muốn tìm kiếm.
Video tham khảo: On-page SEO checklist mới nhất 2021 (Nguồn: Youtube)
Trên đây là toàn bộ những kỹ thuật tối ưu Onpage SEO hiệu quả. Hy vọng, bạn đã hiểu SEO Onpage là gì và phải làm thế nào SEO web tốt nhất. Nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn, đừng ngại kết nối với dịch vụ seo tphcm GYB ngay hôm nay.