Tối ưu SEO nhờ nghiên cứu “Semantic Search” sẽ SEO top nhanh chóng

“Cái gì không biết thì tra Google” đã trở thành câu cửa miệng của hầu hết giới trẻ. Điều này minh chứng cho việc Google đã thực hiện rất tốt vai trò cung cấp thông tin chính xác cho người cần. Theo thống kê, mỗi tháng Google nhận được đến 52 tỷ lượt tìm kiếm. Chúng ta biết rằng có rất nhiều công cụ được xây dựng để tìm kiếm thông tin nhưng Google vẫn đứng hạng nhất trong số đó. 

Tại sao lại vậy? Đó chính là bí mật cần được giải đáp hôm nay, Semantic Search!

Semantic Search có nghĩa gì?

Semantic Search tiếng Anh có nghĩ là ngữ nghĩa học, còn trong thuật ngữ của Google, cụm từ này chỉ việc tìm kiếm có nghĩa. Tức là thay vì bạn nhập một cụm từ nào đó và Google trả lại kết quả dựa hoàn toàn vào từ khoá thì giờ đây, bạn sẽ nhận được nhiều kết quả hơn đúng với mong muốn người dùng.

Semantic Search cho phép Google phân biệt các sự vật, hiện tượng, con người với nhau và mở rộng diễn giải dựa trên các yếu tố cơ bản như:

Lịch sử tìm kiếm của bạn
Vị trí của bạn
Lịch sử tìm kiếm của tất cả người dùng trên toàn cầu
Biến thể chính tả, kể cả không dấu đối với tiếng Việt

Chẳng hạn khi bạn nhập truy vấn “Cách kho thịt”, Semantic search sẽ tự động tìm kiếm các công thức kho thịt và trả về cho bạn. Kể cả bạn có ghi “Cach kho thit” hoặc “ccah kho thịt” Google cũng có thể đưa ra kết quả gần đúng và trả về theo đúng nhu cầu của bạn.

Cách hoạt động của Semantic search giúp bạn tìm được đúng điều mình cần, ít gặp phải spam và tăng trải nghiệm người dùng.

Cách hoạt động của Semantic Search

Theo tính toán, dữ liệu truy cập vào Google tăng gần gấp đôi sau mỗi 2 năm. Vậy nên để lọc ra được thông tin bạn cần Google phải liên tục nâng cấp thay đổi công cụ Semantic Search, khiến cho việc tổ chức kết nối dữ liệu ngày càng được cải tiến hơn.

Cụ thể: Năm 2013, Google tung bản cập nhật đầu tiên của Semantic Search Hummingbirds. Và chưa đầy 3 năm sau, tức vào tháng 10/2015 Google lại ra mắt RankBrain để giúp trải nghiệm tìm kiếm ngày càng chất lượng hơn. Bản cập nhật năm 2015 này sở hữu hệ thống lọc từ cực chuẩn gồm có phân tích truy vấn và xếp hạng tìm kiếm. Phân tích truy vấn giúp kết hợp truy vấn của bạn với các truy vấn liên quan phổ biến hơn. Từ đó kích hoạt thuật toán khi gặp truy vấn dài, không rõ ràng. Xếp hạng tìm kiếm giúp tạo thứ hạng cho các trang web, tạo sự dễ dàng hơn cho người dùng để chọn lựa các trang web trong Top thứ hạng.

Tối ưu nội dung hiệu quả theo Semantic search

Trước đây, để lên top trong bảng xếp hạng các trang web rất nhiều người sử dụng thủ thuật chèn càng nhiều từ khoá vào bài viết càng tốt. Tuy nhiên, việc này đã không còn hiệu quả kể từ sau khi Google thay đổi thuật toán.

Ưu tiên ý định tìm kiếm 

Giờ đây để SEO lên top Google, bạn phải tìm cách biết được “Search Intent”, tức là ý định Tìm kiếm của người dùng. Chỉ có cách nghiên cứu các câu hỏi người dùng nhập trên Google mới đưa ra ý tưởng chính xác cho đề bài content trong web của bạn.

Chú trọng tạo dàn bài để tối ưu Semantic Search

Một bài viết content chia làm nhiều loại, tuy nhiên thường sẽ phải có mở bài – thân bài – kết bài. Nếu bạn không muốn bản thân đi lạc hướng khi viết các dạng bài dài thì tốt hơn hết là hãy tạo ra dàn ý cho mình.

Dàn bài càng kỹ càng trau chuốt, bài viết của bạn càng sâu sắc đi đúng hướng và đúng trọng tâm ban đầu đề ra hơn. Đặc biệt, những bài viết mang tính chuyên môn rất chú trọng dàn bài để nội dung bài viết chuyên sâu đúng mức bạn cần.

Sản xuất bài viết dài 

Có một sự thật là những bài viết ngắn thường không được Google đề cao. Công cụ tìm kiếm dựa vào truy vấn này thường rất chuộng những bài viết dài, bao quát được nhiều vấn đề liên quan. Do đó, bạn nên lựa chọn một số bài viết dài có cả chiều rộng lẫn chiều sâu về nội dung để cả Google và người dùng đều tin tưởng.

Ví dụ: khi bạn search từ khoá động thực vật trong danh sách đỏ → Những bài chứa nội dung đa dạng như tên các loại động thực vật trong danh sách đỏ, loài nào tuyệt chủng, loài nào đang có nguy cơ, nơi sống của chúng, thức ăn,…

Nếu trang web của bạn truyền tải những thông tin kiểu này, hãy mở rộng chủ đề của chúng ra. Xây dựng danh sách các bài viết dựa trên các chủ đề đáp ứng được mong muốn của người dùng.

Ví dụ: Cơ quan bảo vệ động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, Club kêu gọi bảo vệ động vật trong danh sách đỏ, các bài viết tại sao không nên dùng sừng tê giác, mật gấu, cao ngựa,…

Bạn nên tuyển chọn những content dài từ 1500 chữ trở lên, hoặc tối thiểu là 1000 chữ. Số chữ này sẽ thâu tóm được đủ nội dung cần thiết cho người xem. Content quá ngắn không thể cung cấp đủ thông tin cho người dùng, do đó Google không thích những content quá ngắn như vậy.

Tập trung chủ đề để xây dựng nội dung

Trước đây các bài viết được tối ưu bằng cách tối ưu keyword, tuy nhiên giờ đây các SEO-er muốn có đất sống phải tập trung vào xây dựng nội dung SEO. Điều bạn cần làm là tạo nội dung giá trị chất lượng để cung cấp cho người đọc. 

Bạn cần tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các chủ đề phụ với chủ đề chính để Google hiểu được trang web của bạn đem đến điều gì cho người đọc.

Ví dụ với topic Món ăn 3 miền, bạn có thể sử dụng các chủ đề phụ liên quan như: món ăn miền bắc, món ăn nhậu, món ăn giảm cân, món ăn chay,…

Tổng Kết

Trên đây là những chia sẻ về Semantic search, hy vọng bạn đã hiểu lý do tại sao Google lại trở nên cuốn hút người dùng đến vậy. Tất cả những tip trên sẽ giúp bạn tối ưu SEO, hãy lưu lại và thực hành ngay nhé!

Đánh giá post