Tổng hợp ý tưởng marketing cho quán trà sữa hiệu quả nhất

Kinh doanh quán trà sữa đã có từ rất lâu rồi, những người làm về lĩnh vực này thường không chú trọng đến các chiến lược marketing cho quán trà sữa, họ chỉ chọn một địa điểm và mở ra bán, chỉ thu hút được những khách hàng đi ngang qua, hoặc nhìn thấy cửa hàng, điều này làm cho lượng khách hàng bạn trở nên ít ỏi, khó phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra phương án thu hút khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất trong phát triển thương hiệu trà sữa.

các chiến lược marketing cho quán trà sữa hiệu quả

Nội Dung Chính [Ẩn]

MARKETING QUÁN TRÀ SỮA LÀ GÌ?

CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO QUÁN TRÀ SỮA HÚT KHÁCH

1. Chiến lược 4P cho quán trà sữa

2. Quảng cáo trà sữa qua Facebook

3. Marketing Instagram

4. Marketing tiktok

5. KOL-KOC- Food review

6. Liên kết app giao hàng

7. Đưa quán lên Google Map

NHỮNG LƯU Ý KHI MARKETING QUÁN TRÀ SỮA

KẾT LUẬN

MARKETING QUÁN TRÀ SỮA LÀ GÌ?
Marketing quán trà sữa là hành động nhằm tìm ra khách hàng, thu hút mua hàng. Việc này còn giúp cho quán trà sữa ngày càng được nhiều người biết đến, ngày càng nổi tiếng, phát triển thương hiệu.

marketing trà sữa

CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO QUÁN TRÀ SỮA HÚT KHÁCH
Marketing quán trà sữa cần biết lựa chọn sử dụng đúng kênh tiếp thị mới có thể nhắm trúng mục tiêu khách hàng tiềm năng. Dưới đây là những chiến lược hiệu quả.

1. Chiến lược 4P cho quán trà sữa
Trước khi quyết định áp dụng marketing 4P và mô hình kinh doanh của mình, bạn nên tham khảo chia sẻ kinh nghiệm mở quán trà sữa và hiểu rõ hơn về hình thức này qua các thông tin sau:

1.1 Sản phẩm (Product)

Điểm quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh trà sữa chính là yếu tố sản phẩm: Chất lượng, hương vị, thiết kế,…Đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Để làm được sản phẩm tốt, bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, từ đó đáp ứng nhu cầu, xu hướng và sở thích khách hàng.

Định hướng được phương hướng đầu tư sản phẩm, sáng tạo công thức pha chế trà sữa mới lạ, thu hút. Tạo ra những sản phẩm “signature” mang đặc trưng, làm nên tuổi tuổi quán trà sữa. Các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường áp dụng mô hình này đều có thành công cực lớn, ví dụ điển hình là khi nhắc đến sữa tươi trân châu đường đen bạn sẽ nghĩ ngay đến The Alley, Gong Cha có dòng Trà với lớp milkfoam, Phúc Long có trà đào đậm vị, KOI Thé có Trà Macchiato độc lạ,…

2.2 Giá cả (Price)

Việc định giá thức uống trong menu sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Giá cả phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn lựa chọn:

• Nếu đầu tư vào loại hình nhỏ và vừa, tập trung nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, cần có mức giá bình dân phù hợp với kinh tế khách hàng.

• Ngược lại, trà sữa sang trọng, không gian lớn, phục vụ nhóm khách hàng thu nhập cao, bạn có thể nâng giá, thu hồi vốn nhanh.

Cần cân nhắc để đưa ra mức giá hợp lý, có nhiều tình trạng áp giá quá thấp sẽ khiến khách hàng nghi ngờ chất lượng, trong khi đẩy giá cao thì thua thiệt về sức cạnh tranh với hãng trà sữa khác cùng phân khúc.

Hãy khôn khéo trong cách áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá, kích cỡ, tâm lý khách hàng nhận được món hời với chi phí phù hợp

1.3 Địa điểm (Place)

Với ngành F&B, địa điểm là một trong những yếu tố quyết định thành công. Một vị trí “đắc địa” sẽ giúp bạn thu hút lượng khách hàng tự nhiên mỗi ngày mà không tốn nhiều chi phí.

Địa điểm đẹp thường nằm trong khu trung tâm, thuận tiện di chuyển, dân cư đông, gần trường học, khu vui chơi, mua sắm, ăn uống,… Ngoài ra, cần ưu tiên mặt bằng rộng rãi, có chỗ đậu xe, an ninh tốt,…

địa điểm trong marketing 4P

1.4 Truyền thông (Promotion)

Bạn cần đặt ra mục tiêu truyền thông như sau:

• Thu hút bao nhiêu phần trăm khách hàng mới?

• Tăng độ nhận dạng thương hiệu ở mức nào?

• Thúc đẩy doanh số tăng bao nhiêu phần trăm so với hiện tại?

• Tăng doanh thu khách hàng thân thiết bằng chương trình nào?

• Kênh truyền thông áp dụng?

• Sau khi đưa ra mục tiêu cụ thể, bạn cần lên kế hoạch truyền thông phù hợp.Có thể phát triển trên:

• Tiếp thị trực tiếp: Phát tờ rơi, voucher khuyến mãi, thẻ tích điểm và poster,…

• Mạng xã hội: Cập nhật hình ảnh, thông tin, chương trình khuyến mãi.

• Bạn có thể linh hoạt tiếp cận khách hàng bằng cách chạy ads, tổ chức cuộc thi online, các chương trình sự kiện thực tế, thử trà sữa miễn phí,…

Tìm hiểu thêm: Marketing quán cafe

2. Quảng cáo trà sữa qua Facebook
Facebook hiện đang là mạng xã hội có lượng dùng cao nhất Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, nơi tụ họp lượng lớn khách hàng tiềm năng cho quán trà sữa.

Lên concept tốt cho trang Fanpage quán trà sữa, từ tông màu chủ đạo, logo, ảnh đại diện, ảnh bìa, định hướng thể loại, nội dung, khung giờ lên bài, định hướng hình ảnh trên fanpage thành một thể thống nhất, đặc biệt gây ấn tượng cho khách hàng.

Chú ý cập nhập thông tin quán trà sữa đều đặn, thường xuyên trên fanpage và tương tác với thực khách. Đừng để xảy ra tình trạng khách hàng tìm đến thì thấy cảnh vườn không nhà trống, hoặc chỉ có các bài đăng đơn giản, không có content nào, không đầu tư sẽ là điểm trừ với khách hàng mới tìm đến quán bạn.

Các rất nhiều dạng quảng cáo trên Facebook phù hợp cho quán trà sữa sau đây, bạn có thể tham khảo: Collection Ads, Facebook Lead Ads, Dynamic ads và Carousel Ads,…

quảng cáo trà sữa qua facebook

3. Marketing Instagram
Instagram có lượng người dùng tăng nhanh nhất vào thời điểm từ năm 2017 trở lại đây, vì phần đông là các bạn trẻ trong độ tuổi 16-25 tuổi. IG là nền tảng tốt để đăng tải hình ảnh, nên sẽ là kênh phù hợp để quảng bá các món ngon quán trà sữa bạn làm ra bằng hình ảnh.

Hãy tận dụng #Hashtag hợp lý để đưa bài viết bạn tiếp thị đến được nhiều người dùng hơn.

Instagram Marketing cần nhấn mạnh vào việc quảng bá hình ảnh, hình ảnh là vũ khí cho nhà hàng trên nền tảng này. Cần đầu tư hình ảnh có chất lượng cao, thu hút, bạn sẽ hấp dẫn nhiều thực khách trong và ngoài nước.

4. Marketing tiktok
Tiktok nổi lên từ 2018, phát triển ngày càng mạnh mẽ, hiện giờ nền tảng video này không chỉ là một nền tảng giải trí, mà còn là một công cụ marketing hữu ích, đặc biệt trong ngành công nghệ, thời trang, làm đẹp và lĩnh vực ẩm thực, ăn uống cũng không ngoại lệ.

Marketing tiktok đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư về công sức ý tưởng, thay vì đổ tiền vô thật nhiều. Tiktok ưu tiên hiển thị những đoạn phim hữu ích, chất lượng cao, thân thiện với người dùng, tỷ lệ người dùng ở lại xem video lâu.

Một vài ý tưởng cho video marketing quán trà sữa trên nền tảng tiktok:

• Toàn cảnh quán trà sữa bạn.

• Quá trình chế biến thạch, trà sữa ngon.

• Hướng dẫn cách đặt món, đặt bàn dễ dàng khi đến đây.

• Các đoạn phim về thưởng thức, cảm nhận trà sữa.

• Các dịch vụ đặt tiệc, ưu đãi mà chỉ có quán bạn có,…

marketing tiktok

5. KOL-KOC- Food review
KOL-KOC và Food review là những người có sức ảnh hưởng, có thể gây ảnh hưởng đến đông đảo công chúng trên mạng xã hội về lĩnh vực ăn uống. Bạn trả tiền cho những người này để họ nói về thương hiệu bạn, sản phẩm bạn trên trang cá nhân của họ ở các mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok, youtube,…

Tuy nhiên, có một số người sẽ nhận làm theo kịch bản, một số người sẽ chỉ nói theo suy nghĩ, nhận xét cá nhân họ, nên khi thuê họ, bạn nên chuẩn bị cẩn thận không gian quán, cách phục vụ và đồ ăn một cách hoàn hảo nhất, để tránh những đánh giá xấu đến quán.

6. Liên kết app giao hàng
Người dùng điện thoại thông ở Việt Nam ngày càng tăng, trong thời buổi dịch bệnh, giá xăng tăng nhanh khách hàng càng có xu hướng đặt mua thức ăn qua các App trên điện thoại.

Như vậy, một trong những ý tưởng marketing nhà hàng nhằm tăng sức ảnh hướng của nhà hàng với thực khách, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng thì nhà hàng không nên bỏ qua việc kết hợp với các app giao hàng ăn uống. Nhờ nền tảng công nghệ này bạn sẽ tiếp thị đến được nhiều thực khách hơn.

Sau đây là các ứng dụng đặt đồ ăn hiện đang phát triển và được ưa chuộng ở Việt Nam, bạn có thể cân nhắn hợp tác:

2.1 Foody: Foody – Now
Là ứng dụng đặt đồ ăn được sử dụng nhiều bật nhất tại Việt Nam, với hơn 2,5 triệu người dùng mới đăng ký/tháng. Khách dùng Foody có thể tìm kiếm quán trà sữa ở gần, bằng những thao tác đơn giản như nhập tên món nước, quán trà sữa, vị trí,… Khách hàng có thể nhanh chóng chọn quán trà sữa, món yêu thích trong vô vàn thương hiệu F&B.

Foody và Now tích hợp cả tính năng review, chia sẻ hình ảnh để khách mua hàng, có cái nhìn khách quan hơn.

2.2 Grab & Gojet
Xuất phát điểm là ứng dụng đặt xe công nghệ hiện đại, là tập đoàn lớn biết bắt kịp xu hướng thị trường. Tận dụng cơ sở nền tảng công nghệ trên app sẵn có, cả 2 app đã phát triển thêm tính năng đặt đồ ăn online, đây là đối tác uy tín bạn có thể liên kết.

2.3 Shopee food
Khởi đầu là một trang thương mại điện tử, sau đó triển khai thêm tính năng giao đồ ăn. Nền tảng này có nhiều ưu đãi cho khách hàng, nên nếu bạn liên kết hợp tác với Shopee food cũng là ý tưởng khá hay ho để có thể lôi kéo khách hàng.

2.4 Beamin
Là công ty giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, được ví như kỳ lân công nghệ trong lĩnh vực. Tháng 6 năm 2019, Beamin đã đến Việt Nam, ngày càng phát triển mạnh mẽ, Beamin là 1 trong những ứng dụng đặt thức ăn được người Việt ưa thích sử dụng. Đặc biệt với chính sách nhắm vào đơn hàng lớn, nhóm khách hàng, Baemin liên tục tung ra các voucher cực hấp dẫn cho đơn đặt mua số lượng lớn, Beamin là sự lựa chọn thích hợp cho quán trà sữa bạn nếu muốn phát triển nhanh chóng và xây dựng thương hiệu.

liên kết giao trà sữa

7. Đưa quán lên Google Map
Google My Business hỗ trợ làm marketing cho quán trà sữa hiệu quả và miễn phí do Google cung cấp. Các quán có thể sử dụng công cụ này để làm nổi bật sự xuất hiện quán với người dùng Google, bao gồm xuất hiện qua việc tìm kiếm và cả trên Google Maps.

Khi các thực hiện xác minh cá nhân, doanh nghiệp cần chỉnh sửa thông tin chính xác, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy quán bạn trên Google.

Nếu như bạn tối ưu được tài khoản GMB thì quán bạn còn được hiển thị ở tất cả trải nghiệm khách hàng trên Google, nhất là những đối tượng đang tìm kiếm quán trà sữa ở gần họ.

Thông tin bạn cung cấp cần chính xác, thống nhất, bởi thông tin từ trang GMB bạn cung cấp sẽ được đồng bộ hóa trên app Google Maps. Trên bản đồ sẽ hiện ra danh sách khách sạn tương ứng theo vị trí đã được đăng ký. Cửa hàng nào gần khách hàng thì Google sẽ sắp xếp để hiển thị lên vị trí đầu tiên.

Các thông tin bạn cung cấp phải đầy đủ, chuẩn xác bao gồm:

• Tên quán, địa chỉ, giờ mở cửa, đóng cửa.

• Danh mục kinh doanh, mô tả, thông tin liên hệ, liên kết trang web nếu có.

• Khu vực hoạt động.

• Hình ảnh thực tế, quy trình sản xuất, cửa hàng, đội ngũ nhân viên phục vụ,…

Để công cụ này có thể hoạt động tốt bạn cần làm những việc sau đây: Đăng tải nội dung mỗi ngày như: Ưu đãi mới, hay thông tin chi tiết quán. Nhận và đăng tải đánh giá nhận xét mà khách hàng đưa ra về quán.

NHỮNG LƯU Ý KHI MARKETING QUÁN TRÀ SỮA
• Không gian quán là một trong những thứ quan trọng nhất, nó là bộ mặt, là hình ảnh đại diện, là những thứ mà khách hàng nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, những bức ảnh đẹp của khách hàng cũng phải nhờ vào không gian quán.

• Chất lượng trà sữa, marketing có tốt đến đâu mà chất lượng sản phẩm thấp bạn cũng sẽ mất khách hàng, chưa kể mọi người hiện nay đều muốn chia sẻ mọi thứ lên mạng, nếu trà sữa bạn không tốt, bị phát tán trên mạng thì đảm bảo bạn sẽ không còn một khách hàng nào nữa cả.

• Cách phục vụ: Khách hàng sẽ không hài lòng và không bao giờ quay trở lại khi mà phục vụ không tốt, hãy đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ tận tâm, chu đáo với khách hàng.

lưu ý khi marketing quán trà sữa

KẾT LUẬN

Dưới những chia sẻ về các chiến lược marketing cho quán trà sữa trên hy vọng Chuyên gia marketing đã giúp cho bạn tìm ra được giải pháp tiếp thị cho mình, liên hệ chúng tôi nếu cần sự giúp đỡ về marketing hoặc tư vấn chiến lược.

Đánh giá post