Brand Marketing là một trong những khía cạnh quan trọng mà các doanh nghiệp lớn nhỏ cần triển khai để đẩy mạnh doanh thu và mở rộng quy mô hoạt động. Vậy, Brand Marketing là gì? Vai trò là gì? Làm thế nào để Brand Marketing hiệu quả? Hãy cùng Chuyengiamarketing tham khảo trong bài viết dưới đây.
brand marketing là gì
Nội Dung Chính [Ẩn]
BRAND MARKETING LÀ GÌ?
VAI TRÒ BRAND MARKETING VỚI DOANH NGHIỆP?
5 BƯỚC MARKETING THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BRAND MARKETING VÀ TRADE MARKETING
MARKETING THƯƠNG HIỆU LÀM GÌ?
KẾT LUẬN
Dịch vụ tham khảo:
1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
BRAND MARKETING LÀ GÌ?
Được đánh giá là khuynh hướng hoạt động marketing hiện đại. Brand Marketing là quá trình xây dựng, tiếp thị giá trị vô hình như tên tuổi, uy tín thương hiệu, giá thành sản phẩm thương hiệu,…
Hiểu theo một cách khác, Brand Marketing chính là giúp thương hiệu được in sâu trong tâm trí khách hàng, tạo dựng cầu nối cảm xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Brand chính là những gì người khác nói về thương hiệu bạn khi bạn không hiện diện ở đó.
VAI TRÒ BRAND MARKETING VỚI DOANH NGHIỆP?
Danh tiếng thương hiệu có lợi cho việc xây dựng danh tiếng, sự tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp bạn. Do đó, sản phẩm, dịch vụ bạn sẽ có giá trị cao hơn.
Có tài sản vô hình là thương hiệu mạnh mẽ, cho phép các doanh nghiệp tính phí nhiều hơn cho sản phẩm. Có thể mở rộng tiện ích thương hiệu như phát hành sản phẩm mới.
Ví dụ: Apple là một công ty có giá trị thương hiệu mạnh mẽ, lâu dài. Họ đã xây dựng thương hiệu đích thực bằng cách định vị bản thân là một tập đoàn tiên phong, sáng tạo trong ngành công nghệ.
Appletập trung vào chất lượng sản phẩm nhưng cũng áp dụng các phương tiện truyền thông khác biệt, sáng tạo để củng cố việc bán hàng.
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất
2. Dịch vụ Business Coaching
3. Dịch vụ marketing tổng thể
4. Chiến lược marketing tổng thể
vai trò brand marketing
5 BƯỚC MARKETING THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ
Để đứng vững trên thương trường và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải có chiến lược marketing brand hiệu quả. Muốn có một chiến lược marketing thương hiệu đỉnh cao, không được bỏ sót những bước xây dựng dưới đây:
1. Thấu hiểu tâm lý, nhu cầu khách hàng mục tiêu
Yếu tố đầu tiên, mà doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện đó chính là thấu hiểu và thỏa mãn như cầu khách hàng. Bạn cần phải nhận diện đúng, thấu hiểu chân dung người tiêu dùng mục tiêu.
Thấu hiểu toàn diện
Không chỉ phải thấu hiểu về nhân khẩu học, hành vi, thái độ, mà còn phải hiểu cả về lối sống, thói quen tiếp cận truyền thông internet, sử dụng ngành hàng, động cơ, tác động, rào cản sự lựa chọn khách hàng mục tiêu.
Khám phá insight khách hàng
Insight được hiểu là điều thầm kín, sâu sắc, ẩn giấu trong tâm trí người tiêu dùng, khi chạm vào đó, doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng thay đổi suy nghĩ và hành động theo cách mà doanh nghiệp mong muốn. Hiểu đúng insight là yếu tố cực kỳ quan trọng cho những bước tiếp theo bạn xây dựng thương hiệu đấy.
Xác định phân khúc thị trường
Xác định sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn đang hướng đến đoạn thị trường nào. Cần đào sâu nghiên cứu nhu cầu, lựa nhóm người mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu. Như vậy quá trình xây dựng branding marketing sẽ đi đến thành công cách dễ dàng hơn. Kết quả khi xác định được phân khúc thị trường mục tiêu cần đảm bảo 5 tiêu chí như: Nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách. Dựa vào những yếu này mà phân tích.
2. Hoạch định chiến lược thương hiệu
Đây là bước tiếp theo, sau bước thấu hiểu khách hàng. Doanh nghiệp cần hoạch định, thực thi chiến thuật với sự phân tích kỹ lưỡng về các thử thách, cơ hội, và đối thủ cạnh tranh. Xác định trọng tâm vấn đề cần giải quyết và đặt mục tiêu cách hiệu quả. Hai chiến lược phổ biến được chuyên gia đánh giá cao, triển khai hiệu quả hiện nay:
Chiến lược định vị thương hiệu
Các brands Việt Nam luôn luôn mong muốn định vị thương hiệu mình một cách sắc nét nhất trong tâm trí khách hàng. Một chiến lược định vị tốt sẽ đánh dấu sự khác biệt, dấu ấn có một không hai, tách biệt thương hiệu bạn ra khỏi đám đông, không đại trà, tạo dấu ấn tốt và dễ dàng thúc đẩy hành vi mua khách hàng hơn.
Chiến lược danh mục thương hiệu
Các thương hiệu cùng một doanh nghiệp sẽ được định vị khác nhau, giữ vai trò chiến lược khác nhau trong danh mục các thương hiệu. Sản phẩm nào là danh mục con, sản phẩm phòng thủ, sản phẩm mở rộng đều được phân ra rõ ràng.
3. Thực thi marketing thương hiệu
Tiếp theo, thực thi marketing thương hiệu được triển khai thông qua việc: Phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông, kích hoạt branding marketing.
Phát triển sản phẩm mới
Muốn tăng trưởng và phát triển vững mạnh doanh nghiệp cần liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Những sản phẩm mới được đầu tư nghiên cứu, cho ra đời sẽ kích thích tính tò mò và nhu cầu người dùng. Đồng thời, phải luôn cải tiến sản phẩm bao gồm bao bì, công thức, thông số kỹ thuật hay đột phá lớn cũng có tầm quan trọng để phát triển dài hạn và cần được đầu tư mỗi thay đổi thường xuyên.
Quảng cáo truyền thông ( social media)
Nhiệm vụ quảng cáo truyền thông là đưa thông điệp, thông tin sản phẩm, thương hiệu đến gần với người tiêu dùng hơn. Doanh nghiệp ứng dụng chiến dịch social media để quảng bá, xây dựng thương hiệu cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm được chi phí nhất. Kết quả truyền thông chính là tạo độ nhận biết thương hiệu, thấu hiểu thông điệp, kích thích nhu cầu mua hàng, gia tăng sự yêu thích, thúc đẩy hành vi mua,…
Tiếp thị số (Digital marketing)
Phương tiện kỹ thuật số còn gọi là digital marketing có khả năng tiếp cận tương tự truyền thông. Bên cạnh đó, tiếp thị số có khả năng tạo tương tác, kích hoạt những trải nghiệm thực tế ảo, tiếp thị di động, khuyến mãi,…Bạn dễ dàng đo lường hiệu chỉnh, điều chỉnh trong một khoảng thời gian thật. Digital là một vũ khí lợi hại sắc bén, thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, chỉ cần doanh nghiệp hiểu và biết cách thực hiện chắc chắn sẽ rút ngắn được khoảng cách thành công.
Kích hoạt thương hiệu
Kích hoạt branding marketing được hiểu là ở đây tạo ra trải nghiệm, cho người dùng được trực tiếp cảm nhận ngũ quan” nghe-thấy-chạm-ngửi-nếm” để thật sự cảm thông điệp. Doanh nghiệp cần có sự nhuần nhuyễn giữa truyền thông, để tạo ra một chiến dịch thương hiệu toàn diện, tối ưu hóa trải nghiệm, khả năng tiếp cận và ngân sách.
4. Hoạt động hỗ trợ marketing
Muốn brand marketing thành công, không thể thiếu đi các hoạt động hỗ trợ từ các kênh phân phối. Sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu bạn cần bao phủ trên nhiều kênh bán hàng và khu vực địa lý. Làm cách nào đó để sản phẩm thương hiệu bạn có được sự ủng hộ từ nhiều nhà bán lẻ và được trưng bày nổi bật để khách hàng lựa chọn. Muốn brand mkt được nhiều người biết tới thì cần đẩy mạnh những hoạt động sau:
Phân phối-bán hàng
Bất kỳ sản phẩm thương hiệu nào dù có tốt đến mấy nhưng nếu không đến được tay người tiêu dùng thì càng trở nên vô nghĩa. Không phải hệ thống phân phối đến khách hàng càng lớn sẽ càng tốt, mà phải có chiến lược phân phối thông minh theo khu vực có đối tượng mục tiêu. Thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh, doanh nghiệp cần tối ưu hóa hệ thống vừa đúng hướng thương hiệu vừa phù hợp với thị trường, tối ưu chi phí vận hành.
Tiếp thị thương mại
Sử dụng chiến thuật trade marketing mang lại lợi ích cho các nhà bán lẽ. Đồng thời, giúp doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Tăng trưởng các chỉ số KPI marketing.
5. Đo lường và tối ưu hiệu quả
Đo lường là bước cực kỳ quan trong nhưng rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Việc đo lường hiệu quả cuối cùng nằm ở doanh số bán hàng, nhưng bạn cần thêm các chỉ số đo lường khác, để biết được nguồn gốc vấn đề xảy ra ở đâu, như thế nào và cần phải làm gì để khắc phục. Mỗi khi đo lường và tối ưu hiệu quả giúp cho bạn nhìn nhận ra rất nhiều vấn đề để từ đó cải thiện những chiến dịch về sau hiệu quả hơn. Một vài thông số thực hiện đo lường như: Đo lường mức độ phủ sóng trên thị trường, đo lường hành vi người tiêu dùng.
thấu hiểu khách hàng
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BRAND MARKETING VÀ TRADE MARKETING
Nếu Brand Marketing giúp nhãn hàng ghi lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng thì Trade Marketing lại giúp nhãn hàng để lại ấn tượng tại điểm bán. Trade marketing tập trung vào việc truyền những tải giá trị thực sự từ thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hoạt động truyền thông. Từ đó, làm khách hàng ghi nhớ và gắn bó với thương hiệu bạn. Đồng thời, thúc đẩy phân phối được sản phẩm và dịch vụ, đưa sản phẩm bạn đến với khách hàng, làm tăng doanh số bán.
Nhiệm vụ của Trade Marketing là quyết định điểm bán, đẩy mạnh phân phối sản phẩm đến các đại lý bán buôn bán lẻ, thuyết phục họ nhập bán sản phẩm doanh nghiệp, quản lý các mạng lưới phân phối, hoạch định chiến lược Marketing liên quan tới việc bán hàng; dự báo sản phẩm mới, đưa ra các kế hoạch khuyến mãi nhằm tiêu thụ sản phẩm,….
Như vậy, sản phẩm xuất hiện ở những nơi mà đối tượng khách hàng mục tiêu lui tới, có khả năng đưa ra quyết định mua hàng thì doanh nghiệp cần có Trade Marketing team để thực hiện.
Dù vậy, Brand Marketing và Trade Marketing vẫn có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau, gắn bó trong chiến lược marketing tổng thể chung cả Doanh nghiệp. Để có thể phát triển, Doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả không thể thiếu một trong hai công cụ này.
MARKETING THƯƠNG HIỆU LÀM GÌ?
Brand Marketing là làm gì? Thông thường, tiếp thị thương hiệu sẽ bao gồm những công việc dưới đây:
Công việc cần làm của cấp bậc chuyên viên Brand Marketing:
• Phân tích dữ liệu, đề xuất và đưa ra dự đoán về sự phát triển thương hiệu đến ban lãnh đạo.
• Luôn luôn theo dõi, báo cáo ngân sách sử dụng hoạt động thương hiệu đến ban lãnh đạo.
• Xây dựng mục tiêu, chiến lược cũng như kế hoạch Marketing phục vụ cho việc phát triển thương hiệu.
• Xây dựng nội dung truyền thông như: Content, photo, video.
• Quản lý, phụ trách kênh truyền thông doanh nghiệp như: Fanpage, Website doanh nghiệp, kênh báo chí,…
• Kiểm tra, trả lời các phản hồi từ khách hàng qua email hoặc các kênh liên lạc, trao đổi khác hàng ngày.
• Trực tiếp liên hệ với đối tác hoặc khách hàng.
Công việc cần làm cấp bậc Brand Manager:
• Chuẩn bị, và thực hiện các cuộc họp liên quan đến brand với ban giám đốc, khách hàng, đối tác…
• Tương tác, thảo luận, làm việc với các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác marketing về dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp.
• Đề xuất mục tiêu tổng thể về thương hiệu, đưa ra giải pháp, ý tưởng cho hoạt động tiếp thị thương hiệu.
• Nghiên cứu thị trường, lên các kế hoạch cụ thể và chi tiết, báo cáo đến ban giám đốc và thực hiện triển khai việc thực thi kế hoạch.
• Phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo kế hoạch Brand Marketing triển khai theo đúng tiến trình.
• Quản trị nhãn hàng và thương hiệu.
làm nội dung truyền thông
KẾT LUẬN
Qua bài viết vừa rồi, Chuyengiamarketing hy vọng có thể giúp bạn có thể đưa ra cho mình một chiến dịch Brand Marketing hiệu quả, chi tiết nhất. Đảm bảo trong quá trình áp dụng đem đến những lợi nhuận cụ thể, tạo sự chú ý với khách hàng. Chúc bạn thành công!