Tự lập bảng chi phí marketing cho doanh nghiệp

Thiết lập bảng chi phí marketing là giải pháp tối ưu nhất cho các doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt nguồn ngân sách kinh doanh bao gồm: Cách phân bổ, phân chia như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu. Cùng Chuyengiamarketing tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

bảng mẫu chi phí marketing chi tiết

Nội Dung Chính [Ẩn]

CHI PHÍ MARKETING BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

CHI PHÍ MARKETING GỒM NHỮNG GÌ?

CÁCH TÍNH CHI PHÍ MARKETING

Kết luận

Dịch vụ tham khảo:

1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả

2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải

3. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất

4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse

CHI PHÍ MARKETING BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

Dựa trên quy tắc ngón tay cái – Quy tắc đánh giá dựa trên kinh nghiệm, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng nên dành ra khoảng từ 6 – 12% doanh thu cho việc marketing. Riêng đối với B2B, chi từ 2 – 6% trên tổng doanh thu để thực hiện các hoạt động marketing là hợp lý nhất.

Tùy theo mục đích làm marketing mà sẽ có đôi lúc chi phí marketing trên tổng doanh thu chiếm tỷ lệ tới 20% thậm chí bỏ ra nhiều hơn cả thế. Điển hình trong trường hợp như: Khi cần tăng độ nhận diện cho các sản phẩm mới, tái định vị thương hiệu hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến khách hàng mới, thị trường mới.

Ngoài ra, việc thăm dò kinh phí đối thủ cạnh tranh cũng là một ý kiến hay, bạn có thể xác định mức độ cạnh tranh và vị trí doanh nghiệp trong ngành để có thể hoạch định cho chi phí marketing cách tốt hơn.

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất

2. Dịch vụ Business Coaching

3. Dịch vụ marketing tổng thể

4. Chiến lược marketing tổng thể

chi phí marketing bao nhiêu là hợp lý

BẢNG CHI PHÍ MARKETING GỒM NHỮNG GÌ?
Tìm hiểu các chi phí Marketing mà doanh nghiệp cần tính toán kỹ bao gồm những chi phí sau đây:

1. Chi phí bán hàng cá nhân
Cần phải tính đến những chi phí như:

• Chi phí tuyển dụng nhân viên bán hàng.

• Chi phí đào tạo.

• Chi phí lương, thưởng và chính sách đãi ngộ cho nhân viên sale.

• Chi phí dành cho danh thiếp nhân viên, danh thiếp và các tài liệu quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ bán hàng.

• Chi phí phát triển các kịch bản bán hàng để nhân viên bán hàng có nền tảng học hỏi.

Bán hàng cá nhân là một kế hoạch cốt lõi của mọi doanh nghiệp, bởi vì nó “thúc đẩy” sản phẩm tới tay khách hàng.

2. Website and Digital
Thiết kế một website marketing là chi phí kinh doanh phải trả trước đầu tiên trong việc làm tiếp thị.

Tùy thuộc vào tiền mà chi phí có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với khoản phí hợp lý. Khi website đã bắt đầu đi vào hoạt động, chi phí bảo trì website liên tục có xu hướng thấp hơn.

Chi phí lớn nhất trong việc này là chi phí liên quan đến nhân viên hoặc các freelancer đã thuê để lập kế hoạch, viết nội dung, tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm cho doanh nghiệp.

3. Chi phí và hoa hồng cho Công ty Quảng cáo, Agency
Nếu bạn chưa có các phòng ban Marketing hoặc chưa quen với việc thực hiện các chiến dịch marketing, thì có thể thuê một công ty quảng cáo để đưa được thông điệp ra với khách hàng. Các công ty Agency thường tính phí dựa trên thời gian dành doanh nghiệp cần cho chiến dịch, hoa hồng dựa trên chi phí quảng cáo hàng năm của bạn, hoặc các dịch vụ quảng cáo trọn gói, làm đủ yêu cầu của doanh nghiệp.

Dù là bạn tự làm Marketing hoặc thuê đội ngũ công ty quảng cáo bên ngoài thì doanh nghiệp bạn cũng cần tính chi phí sẽ chi cho các khoản sau: In ấn, thiết kế các loại biển quảng cáo, quảng cáo vận chuyển, website, các bài báo, social, tạp chí thương mại, Tivi, đài phát thanh, và rạp chiếu phim,…

Còn các chi phí designer và copywriter để thực hiện phát triển các nội dung có yếu tố sáng tạo hoặc đòi hỏi kỹ năng mà bạn không có khả năng thực hiện.

4. Các chiến dịch trực tiếp, in ấn và gửi thư
Chi phí cho thư trực tiếp bao gồm bất cứ thứ gì đến tay người dùng như:

• Tờ rơi.

• Bưu thiếp.

• Thư bán hàng.

• Phiếu giảm giá.

• Ưu đãi đặc biệt.

• Danh mục và tài liệu quảng cáo.

Bạn nên lưu ý khi lập ngân sách cho chi phí thuộc thành phần này, có thể phải chi nhiều chi phí phát sinh khi thực hiện chiến dịch như các chi phí:

• Mua thông tin danh sách gửi thư trừ khi bạn đã có dữ liệu về khách hàng mục tiêu.

• Phí thuê Designer và writer để sáng tạo nội dung.

• Và các chi phí in ấn, tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, chất lượng vật phẩm.

5. Lương và chi phí Marketing
Chi phí dành cho các nhân viên marketing làm việc trong nội bộ.

Các doanh nghiệp lớn có thể cần đến một đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp bao gồm:

• Marketing manager.

• Content manager.

• Graphic designer.

• Cộng tác viên email marketing.

• Nhân viên báo chí.

• Social media manager.

Vì vậy, phần chi phí này có thể cần mở rộng thêm trong kế hoạch thu chi.

Nếu doanh nghiệp nhỏ các chuyên gia làm việc tự do để quản lý các công việc này để có thể tiết kiệm nguồn vốn.

Xem thêm: Chi phí chạy quảng cáo tiktok hiện nay

chi phí lương marketing

6. Nghiên cứu và khảo sát khách hàng
Mặc dù nghiên cứu thị trường nghe có vẻ rất tốn kép, đắt đỏ. Nhưng nếu bạn có thể tận dụng được rất nhiều dữ liệu với giá rẻ từ internet và ở các tạp chí công nghiệp thì chi phí việc này sẽ giảm đáng kể.

Các cuộc khảo sát trực tuyến như khảo sát từ Survey Monkey cũng rất nhanh chóng, không tốn kém nhưng có thể đưa ra thông tin có giá trị về nhu cầu và sở thích khách hàng.

Danh sách về các chi phí khác.

Bởi vì mục tiêu mỗi doanh nghiệp và quy mô khác nhau nên danh sách về các chi phí marketing mà họ bỏ ra chịu cũng sẽ khác nhau.

Dưới đây là một số các chi phí marketing khác mà các doanh nghiệp có thể gặp phải:

• Chi phí phát triển thương hiệu.

• Danh thiếp.

• Chi phí dịch vụ tư vấn Marketing.

• Chi phí phát triển các chương trình giảm giá.

• Chi phí quà tặng và mẫu thử cho khách hàng.

• Chi phí tài trợ.

• Chi phí quan hệ công chúng.

• Chi phí tham dự sự kiện.

• Chi phí các công cụ Marketing Automation.

• Chi phí nghiên cứu, phân tích.

Việc đo lường hiệu quả hoạt động Marketing cũng là một phần rất cần thiết để doanh nghiệp có thể kiểm soát ngân sách dành cho Marketing và kết quả mang lại trên chi phí bỏ ra.

Tìm hiểu thêm: Cách chọn agency marketing

CÁCH TÍNH CHI PHÍ MARKETING
Cách tính chi phí marketing có thể dựa trên bốn cách sau:

Dựa trên doanh số bán hàng:

Đây là cách tính đơn giản nhất được nhiều doanh nghiệp áp dụng, kinh phí sử dụng được xác định dựa vào tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng. Công thức tính như sau:

Chi phí Marketing = Doanh số bán hàng X % Quảng cáo.

Ví dụ cụ thể: Một doanh nghiệp có doanh số bán hàng 1 năm là 100 tỷ đồng, tỷ lệ % chi hoạt động quảng cáo là 5% thì ngân sách quảng cáo nên bỏ ra là 100 x 5% = 5 tỷ đồng.

Như công thức trên có thể suy ra được chi phí marketing tỷ lệ thuận với doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động Marketing rất quan trọng.

Một số cách áp dụng để chi tiền được gợi ý dưới đây:

• Nếu doanh số bán hàng dưới 5 triệu đô trên một năm thì ngân sách chi cho quảng cáo từ 7% đến 8%.

• Nếu doanh nghiệp có doanh số bán hàng từ 5 đến 10 triệu đô một năm thì chi phí hoạt động quảng cáo từ 6% đến 7%.

• Nếu doanh số bán hàng từ 10 đến 100 triệu đô thì chi phí marketing từ 5% đến 6%.

• Nếu doanh số bán hàng từ 100 đến 300 triệu đô thì chi phí hoạt động marketing từ 4% đến 5%.

• Nếu doanh số bán hàng trên 300 triệu đô thì chi phí cho hoạt động marketing từ 3% đến 4%..

cách tính chi phí marketing

1. Dựa trên một tỷ lệ nhất định:
Phòng Marketing sẽ làm việc với ban lãnh đạo công ty để tìm ra con số phù hợp dựa vào vốn và tình hình phát triển doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, có thể so sánh số liệu từ các năm trước hoặc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Với cách tính này doanh nghiệp có thể sử dụng 2 hình thức quảng cáo chính là từ Google Adwords và Facebook, bởi 2 công cụ này cho phép người dùng lập chi phí Marketing cụ thể theo ngày, tuần, tháng. Điều này giúp xác định chính xác ngân sách phù hợp và kết quả đạt được.

2. Tính chi phí Marketing dựa trên kỳ vọng doanh nghiệp:
Hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng phương thức này.

• Bước 1: Xác định kỳ vọng doanh nghiệp ( Xây dựng thương hiệu, gia tăng khách hàng tiềm năng, hay giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng,…).

• Bước 2: Đưa ra mục tiêu cụ thể cần đạt được.

• Bước 3: Ước tính chi phí dựa trên mục tiêu để có thể đạt được mục tiêu đó.

Điều này có nghĩa doanh nghiệp càng kỳ vọng nhiều thì chi phí bỏ ra càng cao.

Kết luận

Tùy thuộc vào thực trạng doanh nghiệp tại từng thời điểm mà ban lãnh đạo sẽ lựa chọn và áp dụng chi phí tiếp thị khác nhau, bài viết trên đây là gợi ý giúp cho bạn dễ dàng tính toán kinh phí sử dụng.

Đánh giá post