SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa bên trong website từ hình thức đến nội dung và cấu trúc các trang trong website sao cho chi tiết và cụ thể hơn nhằm tạo cho trang của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Các SEOer có thể thực hiện bước này khi mới bắt đầu với dự án được giao để đánh giá tình trạng website hiện có.
Công việc SEO Onpage phải luôn được thực hiện và theo dõi xuyên suốt trong quá trình SEO website, nếu từ bỏ nó thì trang web của bạn sẽ mất đi 50% hiệu quả và mất cơ hội lên top trong công cụ tìm kiếm.
Tầm quan trọng của SEO Onpage và tại sao phải SEO Onpage ?
SEO Onpage được thiết lập nên một phần là để gắn kết với Googlebot.
Googlebot được hiểu là một cỗ máy online được con người lập trình với chức năng đi quét tất cả các website và thu thập dữ liệu dưới dạng text (văn bản), nó không thể hiểu được tấ cả nội dung có trên website và cần người thiết kế web phải thực hiện một số thao tác khai báo nhất định.
Google thông qua các tiêu chí sau để đánh giá chủ đề bài viết: Mật độ từ khóa, Tiêu đề, mô tả Meta, từ khóa Meta, các đoạn văn bản thay thế và URL.
Vì vậy, nếu như bạn không làm rõ chủ đề cần hướng tới ở các mục trên, Google Bot có thế hiểu sai về mục đích, chủ đề cần hướng đến của website và cũng đồng nghĩa với việc SEO Onpage bị mất hiệu quả. Hoặc hiểu rằng các bài viết trên trang không thực sự tập trung vào chủ đề mà từ khóa mục tiêu đang nhắm đến. Dẫn đến từ khóa và nôi dung của bài viết bị đánh giá thấp và không lên được top cao.
Những công việc bạn cần biết trong SEO Onpage
Để hoàn thành tốt công việc trong SEO Onpage chúng ta cần thực hiện đủ các bước như sau:
Tối ưu các thẻ Meta
Meta title: cần viết ngắn gọn nhưng phải thể hiện đúng giá trị của nội dung bài viết (khoảng 60-70 ký tự) và phải có chứa Keyword chính.
Meta Description: dẫn ý cùng với một đoạn mô tả ngắn gọn và có đầy đủ nội dung chính của bài viết, phần này nên có chứa từ khoá ( khoảng 150 ký tự là vừa phải )
Meta keywords: đưa ra từ khóa chính có liên quan đến bài viết, trang web cho Googlebot và điều chỉnh các từ khóa chính, từ khóa thay thế sao cho phù hợp để bài viết không bị nhàm chán.
Phân bổ lại lượng keyword trên trang và bài viết
Cân bằng hợp lý mật độ từ khóa Keyword Density phù hợp (khoảng 2% – 5% tùy vào mức độ mà các SEOer đưa ra cho website của mình). Không nên cho quá nhiều từ khóa vào phần bài viết vì như vậy sẽ làm cho người đọc cảm thấy không được tự nhiên gây ra hiệu ứng khó chịu và sẽ bị Google đánh giá thấp.
Lên cấu trúc các thẻ Heading (H1-H6)
một bài viết phải được sắp xếp theo thứ tự từ H1-H6 để dễ hình dung được bố cục nội dung, đây là bước cần lưu ý trong quá trình SEO Onpage.
Tối ưu thẻ Alt
thẻ Alt có thể có dấu hoặc không dấu, nhìn chung nên sử dụng có dấu giúp bạn chuẩn SEO (Google đánh tìm kiếm và xác định hình ảnh qua các thẻ này), hỗ trợ cho trường hợp nếu hình ảnh bị lỗi không hiển thị được thì dòng chữ trong thẻ này sẽ giúp người dùng hiểu được nội dung cơ bản của hình ảnh này.
Xây dựng URL chuẩn SEO
Đây là việc hạn chế sự trùng lặp nội dung trong các URL, gắn các thẻ canonical là điều cần làm để khai báo với Google rằng địa chỉ của trang hiện tại là duy nhất, tránh được tình trạng dính lỗi duplicate content. Ngoài ra, cấu trúc link được thiết kế cũng cần thân thiện, đầy đủ các thành phần và chuẩn SEO, ví dụ sau đây là một liên kết chuẩn:
https://lptech.asia/kien-thuc/seo-onpage-va-cac-ma-html-quan-trong-trong-seo-huong-dan-seo-bai-4
Tối ưu CSS
Giúp giảm độ nặng của trang cho trang web chạy mượt mà và tải nhanh hơn khi có người dùng truy vấn, lúc này, các kỹ thuật tối ưu các chỉ số thiết yếu về trang cần được thực hiện đúng cách, nếu bạn làm tốt bước này đồng nghĩa với việc SEO Onpage của bạn đang thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng liên kết nội bộ (internal Link)
Liên kết một hoặc nhiều internal link (tùy vào số ký tự có trong bài viết để thêm số liên kết hợp lý) có liên quan hoặc cần thiết trong nội dung bài viết. Tối ưu các Anchor Text trỏ về Landing Page: bạn có thể xây dựng hệ thống link của mình theocấu trúc silo
Sử dụng Sitemap cho website
Sitemap là biểu đồ hiển thị hướng dẫn Google Bot vào xem và kiểm tra toàn bộ dữ liệu có trong trang.
Sử dụng file Robots.txt
Đây là file thể hiện những trang nào Google được phép vào quét dữ liệu và những trang nào mà bạn không cho phép thu thập dữ liệu. Website của bạn cần file robots.txt này để kiểm soát và bảo mật tốt hơn.
Tối ưu cấu trúc dữ liệu
Đây là những thuộc tính bắt buộc phải có trong website để khai báo với Google Bot. Các cấu trúc dữ liệu này có thể là Breadcrum, FAQ, Organization Schema Markup, Rich Results,…
AMP
Đây là một thuộc tính mới được Google phát triển. Những trang web tích hợp AMP sẽ có tốc độ tải trang gần như tức thì khi được xem trên điện thoại di động.
Các mã thẻ HTML5 được dùng trong SEO
Các mã thẻ HTML5 sẽ luôn được thực hiện cùng với SEO Onpage trong quá trình tối ưu hóa website.
Trong SEO website cũng như SEO Onpage sẽ có các thẻ quan trọng và mang ý nghĩa riêng, vì vậy các bạn hãy cẩn trọng trong việc sử dụng nhé.
Một số thẻ thường gặp trong SEO Onpage:
Title tag (tiêu đề trang):là phần nội dung ngắn gọn có nội dung liên quan với nội dung chính trong trang. Tiêu đề trang có nhiệm vụ thu hút người dùng truy cập vào website của bạn, nếu một tiêu đề hay thì mới có khả năng kích thích người dùng truy cập vào trang web bạn để tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó tiêu đề trang phải chứa keyword chính nhằm giúp cho Google hiểu được nội dung bạn muốn tải như vậy Google mới xử lý và đề xuất cao website của bạn nhanh hơn.
Meta Description Tag (thẻ miêu tả): là một thẻ trong HTML, mục đích sử dụng thẻ này nhằm lựa chọn và tóm tắt nội dung hay nhất mà bạn muốn nhấn mạnh khi lựa chọn hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Google. Tối ưu tốt thẻ miêu tả này sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và thành công trong việc thu hút người dùng.
Heading Tag: mục đích cho việc sử dụng Heading Tags trong bài viết nhằm phân chia các mục chính có trong bài để người dùng dễ dàng hình dung cấu trúc và bao quát nội dung.
Thuộc tính Alt text trong hình ảnh: là dòng chữ miêu tả ngắn gọn cho hình ảnh khi không hiển thị được trên các công cụ tìm kiếm
Thẻ meta robots: khai báo với Google về hành vi của trang web như thế nào, trong thẻ này bao gồm: Thuộc tính No-archive Tags điều hướng hoạt động của Google bot; Thuộc tính Noindex Tags: ngăn chặn các Googlebot xâm nhập thu thập dữ liệu trong trang; Thuộc tính No-follow Tags: là hướng dẫn công việc cho Googlebot tránh theo dõi các link có chứa thẻ no-follow; và còn một số thuộc tính cần thiết khác như: no-snippet, no-translate,…
Thẻ canonical: khai báo với Google về sự duy nhất của đường dẫn.
Thẻ Social: khai báo nội dung khi đăng bài lên các trang mạng xã hội
Để hoàn thiện tốt các yếu tố này người làm SEO cần có những kiến thức nhất định về lập trình và marketing để ứng dụng thực tế vào website. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về cách làm SEO Onpage hiệu quả, LPTech mời bạn đón đọc Series “Kiến thức SEO”.