Các kiến thức và thông tin về thiết kế website được quan tâm nhiều và Ajax được xem là một kỹ thuật quan trọng trong việc xây dựng trang web
Vâng, chủ đề và nội dung chi tiết của bài viết lần này được thể hiện qua phần tiêu đề, đó là kiến thức về Ajax, LPTech sẽ chia sẻ sâu hơn về Ajax và sự đóng góp của Ajax trong thiết kế website.
Bài viết thật sự hữu ích đối với những bạn lần đầu mới vừa nghe qua cái tên Ajax hoặc những bạn đã nghe qua và muốn tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ này
Tổng quan kiến thức cơ bản về Ajax
Tại phần tổng quan kiến thức cơ bản về Ajax trong thiết kế website, LPTech sẽ đi sâu hơn về khái niệm của Ajax, vai trò và lợi ích của công nghệ này cùng với một số các ứng dụng có liên quan đến Ajax
Ajax là gì?
Ajax là tên viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML.
Theo kết quả trang thống kê (Google Suggest) thì lập trình AJAX bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 2005. Đây là một kỹ thuật để tạo ra các trang web nhanh. Kỹ thuật này thường được dùng chủ yếu cho thiết kế website
AJAX cho phép các trang web được cập nhật không đồng bộ bằng cách trao đổi một lượng nhỏ dữ liệu với máy chủ phía sau (có nghĩa là có thể cập nhật các phần của trang web mà không cần tải lại toàn bộ trang).
So với các trang web cổ điển trước đây cần phải tải lại toàn bộ trang nếu thay đổi nội dung thì Ajax là một cách thức mới sử dụng những chuẩn đã có với bước phát triển hơn và hoàn toàn thân thiện với người dùng.
Vai trò của Ajax thế nào trong thiết kế website?
AJAX được sử dụng để thực hiện một callback, nhằm thực hiện việc truy xuất dữ liệu hoặc lưu trữ dữ liệu mà không cần phải tải lại toàn bộ trang web, đặc biệt tiết kiệm được băng thông đối với những server nhỏ.
AJAX không phải là một công nghệ đơn lẻ mà bao gồm một nhóm các công nghệ kết hợp với nhau tạo nên.
Nguyên lý cắt nhỏ dữ liệu của Ajax
Nguyên lý cắt nhỏ dữ liệu của Ajax trong thiết kế website sẽ mang điều nhiều giá trị như:
Tiết kiệm thời gian chờ tải (load) các dữ liệu cần thiết trên website thay vì cần phải tải lại tất cả dữ liệu nặng nề của website như các công nghệ truyền thống trước đó
Thiết kế website tạo ra sẽ đa dạng và sinh động hơn
Website hoàn toàn thân thiện với người dùng
Tối ưu tốc độ tải trang và tăng trải nghiệm người dùng trên website của bạn
AJAX chủ yếu dựa trên request JavaScript và HTML. Ngoài ra còn có các chuẩn như XML và CSS cũng có thể tạo nên AJAX trong thiết kế website. Cụ thể như:
Đối tượng XMLHttpRequest được sử dụng cho việc trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ với máy chủ web. (Mặc dù việc trao đổi này có thể được thực hiện với nhiều định dạng như HTML, văn bản thường, JSON hoặc EBML, nhưng ngôn ngữ thường được sử dụng vẫn là XML).
XML thường là định dạng cho dữ liệu truyền, mặc dù bất cứ định dạng nào cũng có thể dùng, bao gồm HTML định dạng trước, văn bản thuần (plain text), JSON và ngay cả EBML.
Các HTLM tags quan trọng tăng SEO Onpage (hoặc XHTML) với CSS trong việc hiển thị thông tin.
Trong đó, CSS (Cascading Style Sheets – tập tin định kiểu theo tầng) sử dụng cho việc miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML, XHTML, XML, SVG, XUL… Các thông số kỹ thuật của CSS do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) quản lý.
Mô hình DOM(Document Object Model- Mô hình đối tượng tài liệu), là giao diện lập trình ứng dụng API. Mô hình DOM hoạt động độc lập với hệ điều hành và dựa theo kỹ thuật lập trình hướng đối tượng để mô tả tài liệu. DOMđược thực hiện thông qua JavaScript, nhằm hiển thị thông tin động và tương tác với những thông tin được hiển thị.
DHTML, hay HTML động, tạo một trang web bằng cách kết hợp các thành phần: ngôn ngữ đánh dấu HTML tĩnh, ngôn ngữ lệnh máy khách (như Javascript) và ngôn ngữ định dạng CSS và DOM. Do có khả năng phong phú, DHTML còn được dùng như một công cụ xây dựng các trò chơi đơn giản trên trình duyệt.
Các trình duyệt hỗ trợ Ajax
Ajax đóng vai trò khá quan trọng trong thiết kế website, biết được tên của một số trình duyệt có thể hỗ trợ Ajax hoạt động sẽ giúp cho việc lựa chọn và kết hợp của bạn thuận thiện hơn
Một số trình duyệt hỗ trợ Ajax gồm:
Browser dựa trên Gecko như Mozilla, Firefox, SeaMonkey, Epiphany, Galeon và Netscape 7.1
Konqueror
Google Chrome tất cả các phiên bản.
Mozilla/Mozilla Firefox từ 1.0 trở lên
Trình duyệt chứa KHTML API 3.2 trở lên như Konqueror, Apple Safari…
Opera từ 8.0 trở lên
Microsoft Internet Explorer từ 4.0 trở lên
GreenBrowser 4.3
Apple Safari từ 1.2 trở lên
Netscape từ 7.1 trở lên
Một số ứng dụng sử dụng Ajax
Một số ứng dụng điển hình có sử dụng Ajax như Google Maps, Google Group, Orkut, Gmail, Youtube hoặc các tab Facebook,…
So sánh giữa Ajax với các ứng dụng web truyền thống
Việc so sánh giữa công nghệ Ajax trong thiết kế website với các ứng dụng website truyền thống sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về Ajax cũng như có kiến thức về điểm mạnh và điểm yếu nó
Ưu điểm
Lợi thế lớn nhất có thể kể đến là việc xác thực biểu mẫu (yếu tố phổ biến trong trang web), chính vì vậy việc xác thực phải ngay lập tức và đúng cách, AJAX hoàn toàn có thể cung cấp cho bạn tất cả những điều đó.
Ngoài ra, Ajax hoạt động rất nhanh với khả năng truyền dữ liệu lượng nhỏ dữ liệu trong toàn bộ trang cùng một thời điểm vì thế Ajax có ưu điểm về sự tương tác. Tốc độ trong Ajax giúp giảm lưu lượng máy chủ và thời gian phản hồi của cả hai bên.
Sử dụng băng thông trong hoạt động thiết kế website với Ajax không bắt buộc phải tải lại hoàn toàn trang.
Giao diện người dùng của ứng dụng hiển thị trên trình duyệt giúp tối ưu trải nghiệm người dùng với sự tương tác cao qua hoạt động dùng các yêu cầu không đồng bộ (asynchronous request)
Cuối cùng, việc sử dụng Ajax có thể làm giảm các kết nối đến server, do các mã kịch bản (script) và các style sheet chỉ phải yêu cầu một lần
Nhược điểm
Bởi vì là công nghệ mã nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể xem mã nguồn được viết cho AJAX.
Hơn nữa, công cụ tìm kiếm bị hạn chế vì các trang tìm kiếm hiện nay vẫn chưa hỗ trợ tìm dẫn đến việc tìm kiếm sẽ rất khó. Yêu cầu ActiveX chỉ được bật trong Internet Explorer và trình duyệt mới nhất.
Đối tượng XMLHttpRequest là một bất lợi với Ajax trong thiết kế website là do tính bảo mật. Với một số trình duyệt thì chức năng thực hiện javascript sẽ bị tắt khiến cho Ajax không thể chạy hoặc một số host không hỗ trợ cấu hình server dẫn đến lỗi “Access denied”
Đối với nút “back” (quay lui) của trình duyệt không có tác dụng quay lại trang thái trước đó của trang sử dụng Ajax mà sẽ quay lại trang web trước đó khi người dùng ghé thăm. Nhược điểm này là do các trang web được tạo động không được ghi vào bộ lưu lịch sử lướt web của trình duyệt
Khó khăn trong việc đánh dấu địa chỉ “bookmark” cũng là một bất lợi trong khuyết điểm của Ajax. Có nghĩa là không thể bookmark nó vào favourite trên trình duyệt hay share link cho mọi người bởi quá trình hoạt động ngầm và không hiển thị address
Cách khắc phục một vài nhược điểm của Ajax trong thiết kế website
Đối với những nhược điểm trên, LPTech chia sẻ với bạn đọc một số cách khắc phục như sau:
Khắc phục vấn đề nút “back” không có tác dụng, bạn có thể sử dụng các IFrame không hiển thị để gây ra sự thay đổi trong lịch sử trình duyệt và thay đổi phần neo của URL (bằng mã a #) khi chạy Ajax và theo dõi những sự thay đổi của nó
Khắc phục vấn đề “Bookmark” có thể sử dụng mã xác định đoạn (fragment identifier) URL (phần URL ở sau dấu ‘#’) để lưu vết, và cho phép người dùng đánh dấu và quay lại một trạng thái nào đó của ứng dụng.
Kết luận
Thiết kế website sử dụng rất nhiều công nghệ mới và Ajax cũng là một trong những kỹ thuật được giới chuyên môn quan tâm.
Thông qua bài viết chia sẻ tổng quan các kiến thức cơ bản về Ajax và việc phân tích những ưu điểm- hạn chế của Ajax một cách khách quan nhất. LPTech hy vọng bài viết có thể mang lại những giá trị cho bạn trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động thiết kế website của riêng mình