WP Super Cache vs W3 Total Cache

So sánh WP Super Cache vs W3 Total Cache (Bạn nên chọn cái nào?)
So sánh WP Super Cache vs W3 Total Cache (Bạn nên chọn cái nào?)
Khi phát triển một website WordPress hiệu quả, có khả năng chuyển đổi tốt, tốc độ là vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh người dùng sẽ ngay lập tức bỏ qua website nếu nó không tải lên trong 2 giây. Mặc dù có nhiều công cụ để giúp tăng tốc website, cách hiệu quả nhất trong số chúng là sử chung caching tool. Kể cả như vậy, việc lựa chọn caching plugin phù hợp cũng có thể là vấn đề.

Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách xóa cache WordPress, giờ chúng tôi sẽ so sánh 2 plugin cache phổ biến nhất để bạn có thể lựa chọn:

W3 Total Cache: Một giải pháp có rất nhiều tính năng liên quan đến việc quản lý caching của site
WP Super Cache: Một giải pháp đơn giản hơn nhưng không kém phần mạnh mẽ, phù hợp cho các site traffic lớn
Trong bài này, chúng tôi sẽ giải thích lý do vì sao sử dụng WordPress cache plugin là việc cần thiết. Tiếp theo, chúng tôi sẽ so sánh cặn kẽ về toàn bộ các khía cạnh giữa WP Super Cache vs W3 Total Cache. Hãy để cuộc chiến bắt đầu thôi!

Vì sao bạn cần sử dụng cache plugin cho WordPress site
WP Super Cache vs W3 Total Cache So sánh chi tiết
WP Super Cache vs W3 Total Cache Kết luận cuối cùng
Lời kết
Vì sao bạn cần sử dụng cache plugin cho WordPress site
Trước khi chính thức phân tích WP Super Cache vs W3 Total Cache, chúng tôi cần phải làm rõ là caching là gì và nó có thể giúp ích gì được cho website của bạn. Cơ bản, một ‘cache’ là một phân vùng tạm thời có thể truy xuất ở tốc độ cao. Nó giúp lưu trữ những thông tin vừa mới được sử dụng, để có thể dễ dàng truy cập lại ở lần sau. Vì vậy, caching được dùng để hiển thị một phiên bản tĩnh của website tới khách truy cập.

Đây là các lý do caching sẽ mang lại lợi ích cho website của bạn:

Tăng đáng kể tốc độ và hiệu năng website: Vì tính chất của caching là giúp những file thường xuyên có thể được truy cập qua một proxy cache, nó sẽ nhanh hơn nhiều so với việc tải toàn bộ website mỗi trực tiếp từ server.
Giảm thiểu băng thông tiêu thụ của website: Có nghĩa là nó không gây ra tình trạng nghẹn mạng, hoặc vượt mức băng thông cho phép (vì vậy tiết kiệm tiền thuê băng thông hơn).
Đảm bảo nội dung website luôn sẵn sàng: Ví dụ, nếu site bị down vì lý do kết nội mạng bị hỏng, nội dung được cached vẫn sẽ hiển thị cho khách truy cập.
Tăng Search Engine Optimization (SEO) của site: Vì search engines dùng tốc độ làm yếu tố xếp hạng, giảm độ trễ của site có thể tăng hạng cho website của bạn.
Giảm tải cho hosting server của bạn: Ngoài việc tăng tốc độ, việc này cũng sẽ giúp giải phóng bớt bộ nhớ của server.
Xét thấy những ưu điểm vượt trội của việc caching, lập trình viên đã nhanh chóng tạo ra nhiều plugin caching WordPress đến mức bạn không biết đường mà chọn. Tuy nhiên, 2 trong số các plugin bạn có thể an tâm chọn là WP Super Cache và W3 Total Cache vì chúng có nhiều tính năng linh hoạt. Vậy hãy cùng chúng tôi khám pháp WP Super Cache vs W3 Total Cache, để thấy plugin nào tốt hơn nhé các bạn.

WP Super Cache vs W3 Total Cache: So sánh chi tiết
Ở phần dưới, chúng tôi sẽ xét đến các khác biệt giữa WP Super Cache vs W3 Total Cache. Chúng tôi cũng thảo luận các vấn đề như cài đặt, tính năng, giá cả và hỗ trợ.

Giới thiệu
Hãy bắt đầu trước với WP Super Cache:

WP super cache plugin
WP Super Cache được tạo bởi Automattic, công ty đứng sau WordPress. Nó giúp bạn tạo ra những file HTML tĩnh để web server hiển thị nó lên cho khách truy cập. Giải pháp này nhanh hơn là xử lý WordPress PHP scripts, vốn tốn kém và mất thời gian xử lý hơn.

WP Super Cache có 3 phương pháp để phục vụ cho việc cached file. ‘Expert’, cách nhanh nhất, đảm bảo site hoạt động hiệu quả kể cả phại chịu nhiều traffic (rất hữu dụng khi website của bạn cần mở rộng). Phương pháp ‘Simple’ không nhanh bằng, nhưng có thể có files được lưu trong khu vực gọi remain dynamic. Phương pháp cuối cùng, ‘WP-Cache caching’, chủ yếu thướng tới những người đang đăng nhập, giúp họ thực hiện các tác vụ trên site nhanh và an toàn hơn.

WP Super Cache đơn giản, nhẹ, và dễ cấu hình, nó là lựa chọn hàng đầu cho những ai mới dùng WordPress. Nó cũng có thể đồng bộ với Content Delivery Network (CDN), có nghĩa là bạn có thể tăng tốc độ của site của bạn hơn nữa.

Giờ, chúng tôi sẽ giớit thiệu tới W3 Total Cache:

W3 total cache
Cũng như WP Super Cache, W3 Total Cache có thể dễ dàng tích hợp với CDN. Tuy nhiên, nó tiết kiệm băng thông hơn vì nó còn minifying và compressing site file của bạn. Khả năng nén và compress linh hoạt của plugin này còn có tăng tốc WordPress lên 10 lần. Nó cũng có tính năng giúp giảm thời gian tải trang xuống, ngoài ra còn tăng trải nghiệm người dùng trong quá trình đó.

W3 Total Cache khác biệt với WP Super Cache ở chỗ nó không cần biết web host đang dùng là gì, nó vẫn đóng vai trò là một giải pháp caching đáng tin. WP Super Cache hoạt động tốt hơn ở những server yếu hơn.

Vì có nhiều tính năng cho việc minimize JavaScript và Custom Style Sheet (CSS), cũng như khả năng object caching capabilities, W3 Total Cache phù hợp hơn cho những người dùng cần tính năng nâng cao. Đặc biệt cho những bạn muốn phát triển site WordPress mà hướng tới người dùng di động, vì nó còn hỗ trợ caching cho Accelerated Mobile Pages (AMP).

Chúng tôi sẽ xem xét cụ thể các tính năng giữa W3 Total Cache vs WP Super Cache bên dưới. Giờ, hãy xem thử mức độ thân thiện với người dùng của từng plugin cache WordPress là gì.

Dễ sử dụng
Giống với bất kỳ WordPress plugin nào, bạn có thể cài WP Super Cache hoặc W3 Total Cache bằng cách chuyển tới Plugins > Add New trong dashboard. Rồi tìm tên của plugin đó. Nhấn nút Install Now, và đừng quên Activate plugin sau đó:

cài đặt plugin wp super cache và w3 total cache
Sau khi cài xong, hãy xem thử cách cấu hình W3 Total Cache.

Bạn sẽ thấy là sau khi kích hoạt W3 Total Cache, một menu mới gọi là Performance sẽ hiện trong dashboard. Để hoàn tất việc cấu hình W3 total cache, bạn cần vào mục này: Performance > General Settings, rồi chỉnh từng cài đặt trên đó.Nhấn Save all settings cho để áp dụng lựa chọn của bạn:

trang cài đặt w3 total cache
Quá trình này có thể khiến bạn nhức đầu, đặc biệt là nếu bạn là người mới trong việc xử lý caching. May mắn là, W3 Total Cache có riêng trang Hỏi đáp thường gặp (FAQ) wiki có đưa ra các kỹ thuật cấu hình tốt nhất cho site của bạn.

Ngược lại, việc thiết lập cấu hình WP Super Cache đơn giản hơn. Sau khi cài đặt và kích hoạt plugin này, bạn chuyển tới Settings > WP Super Cache. Bạn sẽ thấy 2 lựa chọn đơn giản để tắt hoặc bật caching. Nhấn nút chọn Caching On rồi chọn Update Status là xong:

cấu hình wp super cache setting
Ở phần này của WP Super Cache vs W3 Total Cache, rõ ràng là WP super cache nhỉnh hơn. Tuy nhiên, vì WP super cache không nặng về tính năng, nó phù hợp để thực hiện caching đơn giản cho những site trên server yếu.

Tính năng
Cả 2 plugin đều có tính năng mạnh mẽ để giúp cải thiện hiệu năng server và trải nghiệm người dùng. Điểm khác biệt chính giữa 2 cái là tính linh hoạt của từng tính năng ra sao, và cách để cấu hình cho từng tính năng để phù hợp với yêu cầu caching ra sao.

Một số tính năng chính của plugin W3 Total Cache:

Minification cho nhiều loại file types (HTTP, CSS, JavaScript) và databases.
Khả năng nhập attachments của bài viết tới CDN hoặc WordPress media library.
Browser caching thông qua Cache-Control general-header field.
Hỗ trợ hoàn toàn di động.
Caching cho search results và database objects.
Hỗ trợ CDN.
Có nhiều ưu điểm của W3 Total Cache mà WP Super Cache không có. Đầu tiên là phiên bản trả phí còn hỗ trợ Secure Socket Layer (SSL) certificates, giúp tăng thêm tính bảo mật cho cached data của bạn. SSL certificates cũng đóng vai trò lớn trong việc cải thiện SEO.

Như đã đề cập ở trên, nhiều tính năng cao cấp của W3 Total Cache là nó có thể chèn script vào Accelerated Mobile Pages (AMP). Nó đảm bảo hiệu năng của site tối ưu cho các thiết bị di động.

Cuối cùng, chúng tôi cũng lưu ý là sức mạnh chính của W3 Total Cache nằm ở tính năng pre-caching. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh trước caching sẽ diễn ra ở đâu, trên đĩa hay trên bộ nhớ.

Giờ chúng ta hãy xem qua WP Super Cache. Một số tính năng chính của nó là:

Khả năng viết mod_rewrite cho caching tĩnh (đặc biệt nhanh hơn caching HTML dựa trên PHP)
Tự động nén trang.
Chức năng hẹn giờ basic cache.
Hỗ trợ CDN.
Tính năng export thân thiện người dùng, giúp bạn có thể copy cấu hình caching tới site khác dễ dàng.
Hỗ trợ thiết bị di động.
WP Super Cache có một số ưu điểm vượt qua W3 Total Cache ở một số khu vực quan trọng khác. Như là, bạn có thể cấu hình để thay thế thứ tự tải của plugin WordPress. Có nghĩa là bạn có thể ưu tiên những plugin quan trọng nhất cho người dùng, để tăng trải nghiệm trang, và trải nghiệm người dùng trong toàn bộ quá trình.

Tuy nhiên, với vòng này của W3 Total Cache vs WP Super Cache, chúng ta đã thấy phần thắng nghiêng về W3 Total Cache. Mặc dù các tính năng có vẻ quá nhiều, nhưng nếu cấu hình đúng site của bạn sẽ tăng được hiệu năng đáng kể. Đặc biệt quan trọng nếu bạn đang xây dựng một site WordPress thương mại điện tử hoặc phát triển kinh doanh.

Giá cả
Mặc dù WP Super Cache là một plugin WordPress cache mạnh mẽ, có khả năng xử lý site với traffic lớn, nó hoàn toàn miễn phí. WP Super Cache cũng luôn xếp hạng cao giữa các WordPress cache plugin, nó là lựa chọn tốt nếu bạn không có nhiều kinh phí nhưng vẫn cần một giải pháp dùng được.

Phiên bản miễn phí của W3 Total Cache đã có hàng loạt tính năng tốt, và một framwork có khả năng mở rộng. Nó hoàn toàn tương thích với các phần mềm tăng hiệu năng như Cloudflare và New Relic, cũng như là WPML plugin (cho phép nhanh chóng dịch sang các ngôn ngữ khác)

W3 Total Cache Pro (giá $99) có nhiều tính năng cao cấp khác:

Fragment caching. Nó cache từng phần cho một site động (ví dụ: trang sản phẩm của một site e-commerce)
Extension framework độc quyền: Bên thứ 3 có thể đóng góp và sửa lỗi site, mà không cần truy cập vào mã nguồn gốc. Đổi lại, việc này có thể khiến site trở nên cực nhẹ, tăng hiệu năng tổng thể lên đáng kể.
Genesis Framework compatibility: W3 Total Cache Pro có thể thực hiện caching phân mãnh cho theme WordPress cực kỳ phổ biến này, tăng hiệu năng load đến 60%.
Các đặc quyền khác của sử dụng bản trả phí W3 Total Cache Pro là, người dùng có thể mua các dịch vụ đặc biệt cho plugin này. Bao gồm các tính năng như theo dõi hiệu năng, sửa lỗi dịch vụ, và dịch vụ cấu hình plugin. Giá cả cho các giải pháp này từ $250 đến $350.

Khi so sánh giữa WP Super Cache vs W3 Total Cache về mặt chi phí, lựa chọn tốt nhất phụ thuộc vào việc site WordPress của bạn là gì. Nếu bạn chạy một site đơn giản để quảng bá dịch vụ, cần ít tương tác với khách hàng, WP Super Cache đã đủ cho vai trò caching hiệu quả.

Tuy nhiên nếu site của bạn (hoặc hệ multisite) có nhiều tính năng e-commerce khác nhau, bạn cần đầu tư vào việc phân mảng caching bằng một giải pháp hiệu quả. W3 Total Cache Pro là dành cho bạn. Nó cũng là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tăng hiệu năng tổng thể của site bằng CDN mirroring.

Hỗ trợ
Hỗ trợ là một yếu tố cần bàn đến khi lựa chọn caching plugin WordPress. Thông thường, khá khó để xác định xem tính năng nào sẽ cần nhất cho site của bạn (đặc biệt nếu bạn không có kiến thức kỹ thuật)

Cả WP Super Cache và W3 Total Cache đều được hỗ trợ tốt, nên bạn không phải lo về vấn đề này. Ngoài việc luôn có cộng đồng trợ giúp từ WordPress.org, cả 2 đều có khu vực FAQ khá chi tiết và đầy đủ.

Hãy xem qua giao diện hỗ trợ của WP Super Cache. Ngay khi kích hoạt, bạn sẽ thấy menu Need Help? hiện lên:

WP Super Cache Need Help?
Tại menu này, bạn có thể xem hướng dẫn cho plugin. Ngoài trang FAQ và forum hỗ trợ, bạn còn có riêng Debug Tab. Tính năng này cho bạn gõ IP address của bạn vào để debug plugin, và có thể giúp bạn xóa data cache khi gặp lỗi.

Trang WordPress.org cho WP Super Cache còn chứa nhiều thông tin cấu hình hiệu quả. Nếu không có yêu cầu nào đặc biệt liên quan đến caching cho stie của bạn, thì hãy cứ cấu hình theo hướng dẫn trên.

Vì W3 Super Cache có nhiều tính năng cao cấp hơn WP Super Cache, trang FAQ và forum hỗ trợ cũng mạnh mẽ hơn. Có nhiều hướng dẫn online trên mạng để giúp tối ưu triệt để WordPress site của bạn.

Khi bạn bắt đầu khám phá cách cấu hình W3 Super Cache, bạn có thể gặp khó khăn vì độ phức tạp của nó. Để giúp bạn giải quyết các vấn đề này plugin hỗ trợ Premium Support Response (mặc dù giá thì khá chát, đến $250).

So sánh giữa WP Super Cache vs W3 Total Cache về vấn đề hỗ trợ, W3 Total Cache hỗ trợ tốt hơn. Mặc dù bạn phải thanh toán cho các hỗ trợ premium, W3 total cache giúp bạn giải quyết các vấn đề phức tạp nhanh chóng và an toàn. Nó cũng có phiên bản miễn phí để bạn gửi báo cáo lỗi.

WP Super Cache vs W3 Total Cache: Kết luận cuối cùng
Hãy chọn WordPress cache plugin phù hợp với nhu cầu của site của bạn. Nó liên quan mật thiết đến độ phức tạp và kích thước của site. Cho nên để so sánh cũng kho đưa ra được kết quả plugin nào là ưu việt hơn plugin nào.

Về mặt chức năng, hỗ trợ, tính năng và tương thích với các phần mềm tăng hiệu năng, W3 Total Cache áp đảo hoàn toàn. Tùy nhiên, nếu bạn cần một giải pháp đơn giản, đáng tin cậy và miễn phí (nhưng cũng có thể tích hợp CDN) WP super cache là lựa chọn tốt nhất.

Chúng tôi cũng lưu ý là một ưu điểm khác của W3 Total Cache so với WP Super Cache là khả năng tương thích. W3 Total Cache dường như hoạt động được với tất cả web host và theme, WP có gặp lỗi liên quan đến cả 2 vấn đề trên.

Nhưng nếu buộc phải chọn giữaWP Super Cache vs W3 Total Cache, chúng tôi sẽ chọn W3 Total Cache – nếu bạn có thời gian để làm quen với các tính năng của nó.

Lời kết
Như bạn đã thấy, nếu bạn muốn toàn quyền kiểm soát khả năng caching của site của bạn, bằng cách cấu hình chi tiếtW3 Total Cache là dành cho bạn. Nếu bạn muốn một công cụ đơn giản, miễn phí, và có thể cài và chạy ngay, WP Super Cache là lựa chọn không tồi.

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về WP Super Cache vs W3 Total Cache không? Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới!

Đánh giá post