Xác định Mục tiêu marketing hiệu quả chuẩn SMART

Mục tiêu marketing là gì? Trong chương trình tiếp thị, tất cả những cố gắng mà bạn làm để xây dựng chiến lược marketing đều xuất phát từ việc muốn hoàn thành mục tiêu. Vì thế nếu không đặt ra các mục tiêu về xây dựng hệ thống truyền thông, hình ảnh thương hiệu, các kênh digital marketing, hay đội ngũ nhân viên tiếp thị thì con đường đi đến thành công và hoàn tất chiến dịch rất khó khăn và có thể đi sai hướng. Nhưng để mục tiêu đặt ra đúng đắn, có phản hồi tích cực và khả năng thành công cao thì cần dựa theo tiêu chí SMART. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

mục tiêu marketing là gì

Nội Dung Chính [Ẩn]

MỤC TIÊU MARKETING LÀ GÌ?

MỤC TIÊU MARKETING PHỔ BIẾN?

THIẾT LẬP MỤC TIÊU DOANH NGHIỆP THEO TIÊU CHÍ SMART

VÍ DỤ MỤC TIÊU MARKETING ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

CÁC CÔNG CỤ ĐỂ THEO DÕI MỤC TIÊU TIẾP THỊ

KẾT LUẬN

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ tư vấn marketing

2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải

3. Dịch vụ business coach

4. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp

MỤC TIÊU MARKETING LÀ GÌ?
Mục tiêu marketing là gì? Là mục tiêu tiếp thị mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu marketing được đặt ra khi doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng tiềm năng, cần đạt được kết quả cụ thể nào đó trong một khung thời gian nhất định. Mục tiêu tiếp thị doanh nghiệp cho sản phẩm cụ thể bao gồm: Tăng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, cung cấp thông tin về các tính năng sản phẩm, dịch vụ và kích thích nhu cầu mua hàng.

Tuy nhiên, việc xây dựng mục tiêu tiếp thị không giới hạn trong việc xác định mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được, mà cần phải xác định cách sẽ đạt được mục tiêu, lý do tại sao cần đạt được điều đó.

xác định mục tiêu tiếp thị

MỤC TIÊU MARKETING PHỔ BIẾN?
Mục tiêu marketing được phân loại thành ba nhóm chính sau đây.

1. Tăng doanh thu
Mục tiêu hàng đầu doanh nghiệp chính là đạt được lợi nhuận cao nhất, thúc đẩy kinh doanh, tạo ra doanh số tối đa và duy trì hoạt động công ty. Bao gồm:

• Gia tăng lợi nhuận bằng cách : Tối thiểu hóa chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và kho bãi, chi phí chạy ads. Xác định mức giá tối đa mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng chi tiền để chi trả, trong thời điểm vừa ra mắt sản phẩm.

• Tăng hiệu quả hoạt động marketing-mix bằng cách: Đào tạo đội ngũ bán hàng có khả năng giao tiếp, tư vấn tốt, đội ngũ sản xuất lành nghề đảm bảo chất lượng đầu ra, tìm kiếm công nghệ có khả năng tối đa hóa kết quả sản xuất và cải tiến quy trình giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện.

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse

2. Dịch vụ marketing online giá rẻ hiệu quả

3. Dịch vụ marketing tổng thể

4. Chiến lược marketing tổng thể

2. Nâng cao nhận thức sản phẩm
Mục tiêu marketing tổng thể của doanh nghiệp nên chú trọng việc nâng cao nhận thức về sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Khiến họ nâng cao nhận thức đến một sản phẩm đã có mặt trên thị trường trong khoảng thời gian dài hoặc quảng bá sản phẩm tới rộng rãi đối tượng khách hàng trong phân khúc khách hàng tiềm năng biết càng tốt.

Mục tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khách hàng bao gồm việc:

• Phát triển sản phẩm mới với những cải tiến mới tốt hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

• Cải tiến sản phẩm, dịch vụ nâng cao trải nghiệm người dùng.

• Nắm bắt nhu cầu, đặc điểm và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.

• Tiến hành khảo sát liệu sản phẩm mới có được đón nhận không? Thu thập thông tin về trải nghiệm khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

• Mục tiêu tiếp cận khách hàng có thể thực hiện:

• Tìm kiếm khách hàng mới trong khu vực.

• Lựa chọn-xây dựng kênh phân phối để khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ.

• Mở rộng quy mô phân phối sang các tỉnh, vùng miền lân cận.

• Mở rộng thị phần qua các quốc gia khác.

• Trở thành bạn đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, mua hàng đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

3. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trong mắt khách hàng hiện tại và tương lai, phát triển vững mạnh.

Mục tiêu truyền đạt thông điệp doanh nghiệp:

• Thông báo đến khách hàng mục tiêu về sự xuất hiện sản phẩm hoặc nhãn hiệu mới.

• Thông báo đến người tiêu dùng về một sự kiện ưu đãi hay một chương trình khuyễn mãi.

• Truyền tải thông điệp về giá trị, lợi ích mà thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mang lại.

• Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu có thể làm những việc sau:

• Nâng cao độ nhận diện thương hiệu.

• Định vị, xây dựng giá trị gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp.

• Nâng cao uy tín doanh nghiệp thông qua các chương trình tài trợ, gây quỹ.

• Mục tiêu sản phẩm thuyết phục khách hàng:

• Sử dụng và trải nghiệm sản phẩm mới ra mắt.

• Tham gia sự kiện, cuộc thi hội thảo, hội nghị.

• Cài đặt ứng dụng trên điện thoại.

• Mục tiêu gợi nhớ thương hiệu ( nhắc nhở khách hàng) về:

• Sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện, chương trình.

• Các cuộc hẹn tư vấn sản phẩm/dịch vụ.

• Lịch thanh toán, thời gian gia hạn dịch vụ.

4. Các mục tiêu tiếp thị khác
Một số mục tiêu khác cũng rất quan trọng để đặt ra cho kế hoạch như:

• Hiệu suất SEO: Đo lường trạng thái SEO chiến dịch, mục tiêu xếp hạng, xếp hạng so với đối thủ, tổng lưu lượng truy cập không phải trả tiền, tổng số từ khóa mà trang web xếp hạng, số từ khóa ở 3 vị trí top đầu, số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra từ SEO.

• Tỷ lệ chuyển đổi: Mục tiêu khách hàng mua sản phẩm, khách đăng ký dùng thử miễn phí, người nhấp vào liên kết trong email

• Số liệu trang web: Mục tiêu về số lượng khách truy cập, tỷ lệ thoát, số lần xem trang trên mỗi lượt truy cập, thời gian trên trang web.

Xem thêm: Chiến lược targeting marketing

xây dựng thương hiệu

THIẾT LẬP MỤC TIÊU DOANH NGHIỆP THEO TIÊU CHÍ SMART
Không phải cứ đặt ra một mục tiêu hoàn hảo trong việc marketing là bạn có thể đạt được nó. Mục tiêu SMART là các mục tiêu thực tế, cụ thể, có thể định lượng và tập trung mà doanh nghiệp dễ dàng nhắm tới. SMART là từ viết tắt những cụm từ: Specific, Measurable, Actionable, Relevant, Time. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó.

1. Specific (Cụ thể)
Về hoạt động tiếp thị, doanh nghiệp nên chọn số liệu mình muốn cải thiện như: Khách hàng truy cập, khách hàng tiềm năng. Đội ngũ nhân viên phải xác định rõ danh mục công việc mỗi thành viên trong nhóm, họ sẽ làm việc như thế nào? Tài nguyên và kế hoạch hành động ra sao?

Mọi mục tiêu đặt ra cần cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. Các quyết định mục tiêu đề ra càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề, mức độ khả thi, đo lường các vấn đề. Biết được cơ hội thực tế có khả năng thành công hay không.

2. Measurable (Có thể đo lường được)
Có thể áp dụng các thuộc tính Định lượng-Định tính tạo ra một hệ thống đo lường. Mục tiêu bạn đặt ra phải gắn với những con số cụ thể, như vậy, có thể dễ dàng đo lường được mức độ làm việc nhân viên.

Cách để hoàn thành mục tiêu nhanh nhất là thường xuyên đo lường hiệu quả công việc mỗi ngày mỗi tuần. Khi đặt ra mục tiêu cá nhân cần biết khả năng ở mức nào, có hoàn thành được hay không? Đo lường mức độ công việc như thế nào, đều đánh giá dựa trên các con số mục tiêu.

3. Actionable (Có thể đạt được)
Actionable là tính khả thi mục tiêu đặt ra. Phải cân nhắc đến khả năng bản thân, xác định được tính khả thi mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về năng lực của bản thân trước khi đưa ra một kế hoạch để bạn không bỏ dở mục tiêu.

Bên cạnh đó, xác định tính khả thi mục tiêu sẽ cho bạn động lực, bạn sẽ cố gắng mỗi ngày để đạt được kế hoạch đó với sự thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với mục tiêu đặt ra quá dễ đạt được hoặc khó quá để đạt được đều gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng hoàn thành. Vì thế nên đưa ra những mục tiêu có thể đạt được trong khả năng.

4. Relevant (Liên quan)
Mục tiêu đặt ra phải liên quan đến xu hướng hiện tại trong ngành. Mục tiêu cá nhân phải liên quan đến những định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng, sự phát triển chung doanh nghiệp. Mục tiêu có thể giải quyết được các vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt

5. Time (Giới hạn thời gian)
Cuối cùng là thời gian. Doanh nghiệp phải đưa ra thời gian cụ thể vào mục tiêu thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc này, giúp doanh nghiệp có được tiến độ làm việc nhất quán dài hạn. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật, chuyên nghiệp cho các cá nhân, quản lý thời gian và năng suất làm việc theo tiến độ.

Tìm hiểu thêm: Lập kế hoạch marketing online hiệu quả

mục tiêu theo nguyên tắc smart

VÍ DỤ MỤC TIÊU MARKETING ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu theo từng hoàn cảnh, thời gian, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn hay mục tiêu cho các chiến dịch khác nhau. Dưới đây là cách mà các doanh nghiệp lớn đặt mục tiêu theo từng hoàn cảnh khác nhau.

1. Mục tiêu marketing của coca-cola
Khi triển khai chiến dịch “Share a Coke”, Coca-Cola có 2 mục tiêu chính như sau:

• Coca-Cola phải mang về tương tác trên cả hai kênh marketing online và offline. Chiến dịch khuyến khích những khách hàng mục tiêu trong độ tuổi dưới 24 tuổi phải để tâm và bàn luận về những chai nước ngọt Coca-cola, từ đó thúc đẩy doanh số bán ra đạt ngưỡng tối đa trong mùa hè.

• Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu: Coca-Cola mong muốn khách hàng sẽ chia sẻ về những chai Coca với nhau và đăng những tấm ảnh về chai những chai nước ngọt đó lên mạng xã hội, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu rộng khắp.

2. Mục tiêu marketing của vinamilk
Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo lòng tin với khách hàng Vinamilk trong chiến dịch San sẻ gánh lo mùa dịch với những tiêu chí đề ra như sau:

• Tích cực chống dịch-Đẩy lùi dịch bệnh

• Ổn định sản xuất, cung ứng hàng hóa đầy đủ

• San sẻ khó khăn, hỗ trợ người tiêu dùng, cộng đồng xã hội trong dịch Covid-19

Vinamilk là thương hiệu để lại nhiều dấu ấn với những chương trình vì cộng đồng, xã hội, đồng hành cùng người dân, đóng góp tích cực và dài hạn cho các đối tượng cần giúp đỡ. Các chương trình của Vinamilk được xây dựng trên các cơ sở mang đến sự hỗ trợ thực sự cần thiết, góp phần giải quyết các khó khăn thực tế cho cộng đồng xã hội, tuy nhiên mục tiêu sau đó mà Vinamilk đạt được là lòng tin khách hàng, sự lan tỏa các thông điệp vì xã hội mà họ làm, độ phủ sóng thương hiệu rộng khắp.

CÁC CÔNG CỤ ĐỂ THEO DÕI MỤC TIÊU TIẾP THỊ
Một số công cụ giúp theo dõi việc hoàn thành mục tiêu:

1. Phần mềm marketing
Là công cụ được các marketer sử dụng để thực hiện chiến dịch. Tìm thị trường mục tiêu và thị trường ngách doanh nghiệp để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mục tiêu, tạo doanh số bán hàng giúp công ty đạt được tất cả các mục tiêu.

Nó còn theo dõi sự phát triển công ty trong quá trình. Sắp xếp hợp lý các mục tiêu tiếp thị và bán hàng. Giúp bạn dễ dàng theo dõi các chỉ số và KPI khác nhau, có ý nghĩa quan trọng đối với quỹ đạo tăng trưởng. Nhiều phần mềm còn cung cấp tùy chọn tạo số liệu để theo dõi tiến trình.

2. Các công cụ hỗ trợ người dùng của các kênh
Các kênh tiếp thị như Google, facebook,… Hiện nay đã có các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp ngay trên nền tảng này. Đánh giá nhanh về tiến độ, KPI, hiệu suất, rất dễ hiểu cho mọi người.

3. Bảng tính Excel
Bảng tính excel là một giải pháp thay thế đơn giản cho bất kỳ phần mềm hoặc trình quản lý nào. Mặc dù đơn giản hơn. Nhưng công dụngnó sẽ dựa trên mức độ kiến ​​thức và chuyên môn về Excel, bạn có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất và tiến độ.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã phần nào giúp được bạn hiểu về tầm quan trọng của mục tiêu marketing là gì, cách đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu dễ dàng dựa theo tiêu chuẩn mục tiêu SMART. Chúc bạn thành công!

Đánh giá post