Ý nghĩa của tên miền có đuôi khác nhau là gì?

Tên miền là bộ mặt thương hiệu nên việc lựa chọn tên miền là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ liên quan đến tên miền. Trên thực tế có rất nhiều loại tên miền khác nhau và không phải ai cũng hiểu hết được chúng. Và mỗi loại tên miền phù hợp với từng trang web. Dưới đây, Carly xin đưa ra những thông tin về các loại tên miền cùng ý nghĩa của chúng.

Các loại tên miền khác nhau

Các loại tên miền không nhất thiết phải được đặt theo một quy chuẩn nhất định, mặc dù tên miền .com chiếm hơn 46.5% thị trường website toàn cầu. Nhưng vẫn còn đó nhiều loại tên miền thay thế như .org hay .net. Nhìn chung, các loại tên miền thông dụng có thể kể đến như:

Tên miền cấp cao nhất (TLD)

TLD là viết tắt của từ “top – level domain” – tên miền cấp cao nhất. Nó là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Có đến hàng ngàn TLDs ở ngoài kia có thể đăng ký và các TLDs phổ biến nhất đó là .com, .net, .org, .edu…

Danh sách các domain của TLDs đều được quản lý bởi tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA). Tổ chức này có danh sách TLDs bao gồm cả ccTLDs và gTLDs.

TLDs có thể được chia làm 2 loại khác nhau: tên miền cấp cao nhất mã quốc gia (ccTLDs) và tên miền cấp cao chung (gTLDs). Nếu bạn muốn kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài thì hãy luôn lựa chọn gTLD và ccTLD.

Tên miền cấp cao nhất mã quốc gia (ccTLD)

Tên miền cấp cao nhất mã quốc gia viết tắt là “ccTLD” – country code top – level domain. Nó là một loại của TLDs được sử dụng và xác định một quốc gia cụ thể. Đây là kĩ thuật đặt tên miền gắn liền với từng quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia đều có ccTLD riêng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc muốn sở hữu ccTLD nào thì bạn phải ở quốc gia đó. 

Các đuôi tên miền này có thể hữu ích nếu bạn đang xây dựng thương hiệu tại một quốc gia cụ thể và muốn thông báo đến khách hàng của bạn đã ở quốc gia đó. Ví dụ nếu ở Hoa Kỳ thì đuôi có thể là .us, ở Việt Nam thì đuôi là .vn, ở Nhật Bản thì đuôi là .jp.

Tên miền cấp cao chung (gTLD)

gTLD là viết tắt của từ “generic Top – Level Domain” – tên miền cấp cao chung. Nó là top – level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nhiều gTLDs được sử dụng vào mục đích cụ thể như .edu hướng đến các tổ chức giáo dục. Tuy nhiên, do đặc thù chung của internet, website của bạn không cần thiết phải thỏa mãn tiêu chí đăng ký một tên miền gTLD. Đây cũng là lý do tại sao các tên miền .com không hẳn đã là dành cho mục đích thương mại (Commercial).

Một vài loại domain name khác

Mặc dù các tên miền được kể trên được sử dụng nhiều nhất nhưng tên miền còn có nhiều biến thể khác mà các bạn có thể sử dụng.

Tên miền thứ cấp

Có thể các bạn đã được thấy loại tên miền này từ trước rồi. Chúng tôi đang nói đến loại tên miền ngay bên dưới TLDs. Để dễ hiểu hơn, Carly sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể như sau:

Các công ty Anh thường sẽ sử dụng tên miền .co.uk thay vì .com. Đây là ví dụ điển hình của tên miền thứ cấp.

Một số loại tên miền thứ cấp khác như .gov.uk, nó được sử dụng bởi các tổ chức chính phủ hay .ac.uk được dùng bởi các trường đại học và học viện.

Tương tự như vậy, ở Việt Nam có các tên miền thứ cấp như .com.vn hay .edu.vn.

Subdomains

Subdomains là tên miền mà các webmaster sau khi mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau nhằm tách biệt các dịch vụ của website ra. 

Các webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó được hoạt động độc lập như một top level domain. Đặc biệt, nó thường được dùng trong các hoàn cảnh như chạy một chiến dịch quảng cáo, tạo nội dung khác biệt hoàn toàn với website chính.

Ý nghĩa của các đuôi tên miền được dùng phổ biến hiện nay
Đuôi tên miền .com

.com: là tên viết tắt của từ “commercial” có nghĩa là thương mại. Đây là đuôi tên miền phổ biến nhất trên thế giới dành cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều muốn sở hữu đuôi tên miền này bởi nó đại biểu cho vị trí cao của doanh nghiệp trên mạng internet.

Đuôi tên miền .net

.net: là viết tắt của từ “network”, nó có nghĩa là mạng lưới, thường sẽ được các cơ quan, tổ chức sử dụng để thực hiện chức năng về mạng nói chung. 

Đuôi tên miền .org

.org: đây là viết tắt của từ “organization”, thường sử dụng dành cho các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.

Đuôi tên miền .info

.info: là viết tắt của từ “information”, nghĩa là thông tin. Đuôi này thường sẽ sử dụng dành cho các tổ chức cung cấp dữ liệu về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội cùng các cơ quan, doanh nghiệp làm việc liên quan đến lĩnh vực cung cấp dữ liệu và thông tin cá nhân.

Đuôi tên miền .biz

.biz: dành cho những website nhỏ, các trang thương mại điện tử của một vài cửa hàng nhỏ hoặc các web về giải trí, ca nhạc.

Đuôi tên miền .gov

.gov: đây là đuôi tên miền dành cho website của các cơ quan, chính phủ.

Đuôi tên miền .edu

.edu: là viết tắt của từ “education”, đuôi tên miền này dành cho các tổ chức giáo dục và đào tạo.

Và còn rất nhiều đuôi tên miền khác nữa ví dụ như .top, .co, .de, .ico… Những đuôi tên miền quốc gia (.vn, .com.vn,…) thường được nhiều người trong nước tin tưởng hơn là những tên miền quốc tế (.com, .net, …).

Trên đây là thông tin về các loại tên miền và ý nghĩa của chúng. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tên miền và có được lựa chọn domain name phù hợp nhất. 

Nếu có bất kì câu hỏi liên quan đến tên miền, hãy cứ tự nhiên gửi bình luận của mình ở phía bên dưới!

Đánh giá post