Bật mí 3 bước lên ý tưởng Storytelling hấp dẫn khách hàng
Trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu, storytelling là công cụ kết nối hữu hiệu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiến đến “điểm chạm” khách hàng, củng cố hình tượng trong góc nhìn của công chúng mục tiêu. Hãy cùng Thai Thu Marketing tìm hiểu về storytelling trong bài viết sau đây nhé.
Storytelling là gì?
Storytelling là phương thức vận dụng những từ ngữ để xây dựng những câu chuyện mang tính nhân văn hoặc sáng tạo ra các hình tượng nào với mục đích hướng đến những thông điệp lớn lao.
Trong marketing, storytelling là cách thức dùng để quảng bá và lan tỏa thương hiệu một cách nhanh chóng nhất. Tình cách và hình tượng của thương hiệu sẽ được thể hiện thông qua những câu chuyện do bạn tạo ra hoặc những gì mà người khác nói về bạn.
Một ví dụ minh hoạ cho sự thành công của thương hiệu thông qua storytelling là câu chuyện về tình yêu của 2 nhân vật hư cấu Lily và Andy của nhãn hàng nước xả vải Comfort. Năm 2008, Comfort đã tung ra seri TVC quảng cáo xoay quanh câu chuyện của cặp đôi.
Lily và Andy là 2 nhân vật được làm bằng chất liệu vải, tình yêu của họ được thử thách từ lúc mới yêu cho đến khi sờn vai rách chỉ, vẫn nồng nàn như hương thơm được lưu giữ cùng Comfort.
Storytelling của Comfort xuất hiện đúng thời điểm thị trường đang cần một TVC mang tính đột phá. Vì thế, storytelling này không chỉ đem lại giá trị về mặt nhận diện thương hiệu mà còn về mang về doanh số bán hàng.
Câu chuyện của 2 nhân vật đã tạo nên tiếng vang lớn cho Comfort, yếu tố dẫn dắt để thương hiệu này chiếm lĩnh thị phần nước xả vải tại Việt Nam vào những năm 2008 – 2010.
Có thể thấy, storytelling là phương pháp hiệu quả giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, storytelling chỉ phát huy công dụng cao nhất khi có hướng triển khai thu hút, kết hợp cùng kế hoạch truyền thông phù hợp với thị hiếu khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của thị trường.
>>> Xem thêm: 5 bước phát triển fanpage Facebook chuyên nghiệp & hiệu quả nhất
Câu chuyện thương hiệu Nhà đẹp Huế do Team Content của Thai Thu Marketing thực hiện
4 thể loại storytelling thường gặp nhất hiện nay
1. Brand storytelling
Brand storytelling là những câu chuyện thương hiệu với mục đích đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.
Để thể hiện brand storytelling, doanh nghiệp có thể bắt đầu theo trình tự sau đây: Lý do xuất hiện, quá trình nỗ lực, sứ mệnh và giá trị mong muốn mang đến cho khách hàng….
Cần lồng ghép vào storytelling các giá trị mang tính nhân văn cao để thể hiện các thông điệp tốt đẹp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
2. Digital storytelling
Digital storytelling là hình thức kể chuyện được thực hiện dựa trên các công nghệ kỹ thuật số kết hợp cùng nhiều phương tiện khác nhau. Đó có thể là phim tài liệu kỹ thuật số hoặc kể chuyện tương tác….
3. Data storytelling
Data storytelling là hình thức kể chuyện mang tính xác thực cao hơn thông qua việc đưa vào những con số, các báo cáo cụ thể. Mục đích của việc này là giới thiệu các thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được, tạo niềm tin với khách hàng.
Khi viết data storytelling, bạn nên lồng ghép với các nội dung thú vị, cuốn hút để câu chuyện bớt khô khan hơn.
4. Visual storytelling
Visual storytelling là hình thức kể chuyện tận dụng các yếu tố thị giác, hình ảnh chuyên nghiệp hoặc video để ghi điểm, khiến khách hàng có cảm giác quen thuộc, ấn tượng và dễ ghi nhớ lâu hơn.
So với các hình thức khác, visual storytelling có tác động đến hầu hết các giác quan của người xem, vì thế, đây là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong các chiến dịch marketing của mình.
>>> Xem thêm: 15 lời khuyên xây dựng website thương mại điện tử thành công
Những câu chuyện thương hiệu được viết nên bằng ngôn từ đơn giản nhưng lại có sức lan toả rất lớn
Các bước lên ý tưởng storytelling hấp dẫn
1. Xác định góc nhìn thương hiệu
Trước hêt, bạn cần xác định góc nhìn để người nghe có thể hiểu được toàn bộ câu chuyện và thông điệp mà bạn muốn gửi gắm vào storytelling.
Bạn cần xác định rõ ràng nội dung, nhân vật và bối cảnh để dựng nên câu chuyện. Đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến ai, tiếp cận theo hướng nào, thị hiếu của họ như thế nào để tìm hướng đi cho storytelling.
2. Phác thảo cốt truyện để xây dựng storytelling hoàn hảo
Khi phác thảo cốt truyện của storytelling, đòi hỏi bạn phải chỉnh chu hơn về mặt nội dung, kịch bản. Cốt truyện đó cần phải hấp dẫn để tạo dấu sâu sắc, thúc đẩy khách hàng tương tác.
Đồng thời, cần nhớ lồng ghép khéo léo những quan điểm mang tính chủ quan để truyền đạt, khiến khách hàng đồng cảm với storytelling của bạn. Muốn vậy, bạn cần phân tích và khai phá hành trình cảm xúc của khách hàng để xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
3. Lựa chọn phương thức truyền tải phù hợp đến người xem
Đó có thể là hình thức ảnh, video, văn bản…. để lan tỏa storytelling trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Instagram, Youtube…
Cuối cùng, cần đánh giá phản ứng của khách hàng, đo lường hiệu quả storytelling thường xuyên.
>>> Xem thêm: 20 cách tăng follower Instagram đơn giản, hiệu quả và miễn phí
Tóm lại, storytelling là cách lan tỏa thương hiệu đơn giản và hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể tận dụng storytelling để ghi điểm trong mắt khách hàng, xây dựng các giá trị tích cực cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang cần xây dựng một storytelling hiệu quả, phù hợp với định hướng của công ty, và thương hiệu của bạn, hãy liên hệ ngay với Thai Thu Marketing.