Hiện nay, không thể phủ nhận lợi ích mà mạng xã hội đem lại cho mọi người, vừa là nền tảng giải trí, phương tiện liên lạc, là kênh để mọi người trau dồi học hỏi, kết nối, mở rộng mối quan hệ. Nhiều bạn trẻ còn tận dụng những nền tảng mạng xã hội như: Instagram, twitter, linkedin, Facebook, Tiktok,… để xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân trở thành người có ảnh hưởng, chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội giúp ích rất nhiều, giống như một sơ yếu lý lịch, thể hiện sự tự tin, tài năng của bạn với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Cùng tham khảo bài viết sau đây để có thể xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả.
xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội hiệu quả
Nội Dung Chính [Ẩn]
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI LÀ LÀM GÌ?
TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN SOCIAL MEDIA?
TOP 14 CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
CÁCH XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG TRÊN SOCIAL MEDIA
1. Tìm kiếm người hỗ trợ xử lý khủng hoảng
2. Dự đoán câu hỏi thường gặp
3. Xây dựng kịch bản xử lý khủng hoảng
4. Chọn người đại diện phát ngôn
5. Thiết lập hệ thống cảnh báo và giám sát
6. Điều chỉnh chiến lược truyền thông
KẾT LUẬN
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI LÀ LÀM GÌ?
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội là hành động thể hiện cho người khác biết bạn là ai? Bao gồm ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống và bạn đem đến giá trị gì cho xã hội trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok,…
Cũng như các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho công ty, sản phẩm họ trên mạng xã hội, thì bạn tự định vị thương hiệu bản thân mình, với mục đích thu về tiếng nói và có sức ảnh hưởng nhất định.
Việc bạn cần làm là thể hiện ra những điểm mạnh, ưu thế khiến bản thân nổi bật, tạo sức ảnh hưởng.
xây dựng thương hiệu cá nhân là làm gì
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ tư vấn marketing chuyên nghiệp
2. Chuyên gia marketing online
3. Dịch vụ Business coaching là gì
4. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN SOCIAL MEDIA?
Có rất nhiều lý do để bạn tiến hành xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội ngay bây giờ:
• Được mọi người biết đến và nhớ đến nhiều hơn.
• Giúp bạn trở nên tự tin hơn.
• Lời nói bạn có giá trị hơn, đáng tin cậy và có trọng lượng hơn.
• Có thể thể hiện quan điểm, đưa ra lời khuyên có giá trị.
• Những người có hình ảnh thương hiệu cá nhân tốt còn giúp bạn có nhiều cơ hội kiếm ra tiền, có những mối quan hệ tốt.
lợi ích xây dựng thương hiệu cá nhân
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ marketing online hiệu quả
2. Dịch vụ marketing tổng thể
3. Chiến lược marketing tổng thể
TOP 14 CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Dưới đây là 14 cách để các bạn có định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân có thể tham khảo và tiến hành.
1. Tham gia khóa học xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội
Xây dựng thương hiệu cá nhân không phải việc làm dễ, nếu như bạn vẫn loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu thì lựa chọn tốt nhất là bắt đầu “nạp” kiến thức, tham gia các khóa học, học về xây dựng thương hiệu hoặc một kỹ năng nào đó bất kỳ phù hợp với năng lực bản thân.
Các khóa học từ các chuyên gia sẽ cho bạn định hướng rõ ràng, cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn, chỉ ra cách để xây dựng hình ảnh, tiếp cận khán giá cách tối ưu.
Xem thêm: Dịch vụ Marketing inhouse
2. Học hỏi từ chuyên gia, KOLs/Influencers trong lĩnh vực bạn hướng tới
Những người đã là và đang thành công trong cùng lĩnh vực chính là những người thầy để bạn học hỏi. Học hỏi điều hay, rút ra kinh nghiệm từ điều chưa tốt giúp bạn tránh khỏi sai lầm một cách hoàn toàn miễn phí.
3.Tham gia tranh luận văn minh trên diễn đàn
Năng nổi đóng góp, tranh luận cách văn minh trên các diễn đàn để tăng cường xây dựng thương hiệu. Ngoài ra cũng nên thường xuyên tương tác với các CEO, các nhà diễn giả nổi tiếng còn giúp bạn tăng cơ hội được họ chú ý và hợp tác làm việc.
4. Xác định mục đích việc xây dựng thương hiệu cá nhân
Xác định rõ mục đích trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên social media để làm gì sẽ là bước đệm để bạn nhanh chóng hoàn thiện định hướng phát triển, xây dựng bước đệm cho sự nghiệp bạn.
Biết được mình là ai? Mình cần làm gì? Bạn sẽ xác định được nền tảng mạng xã hội hợp lý, nội dung thích hợp, cách tiếp cận khán giả.
5. Định hình lĩnh vực sở trường bạn muốn theo đuổi
Không nên vì quá mơ hồ và tham lam mà không xác định rõ lĩnh vực mình theo đuổi khi xây dựng brand cá nhân. Ôm đồm quá nhiều khiến thương hiệu không định vị rõ ràng, khó tiếp cận mục tiêu người xem mà bạn hướng tới.
Nội dung mà bạn truyền tải cũng không đủ nhất quán, không có chiều sâu mà ít giá trị đem đến người xem.
Hãy lựa chọn từ 1 đến 2 lĩnh vực là thế mạnh bạn, nội dung xây dựng sẽ xoay quanh những lĩnh vực này để tăng độ chuyên môn là nhận diện.
xác định lĩnh vực bạn muốn theo đuổi
6. Thường xuyên đăng bài, chia sẻ với giá trị nội dung tích cực
Người dùng mạng xã hội ngày nay khó tính hơn với những nội dung xuất hiện. Họ chỉ sẵn sàng theo dõi khi ai đó mang đến cho họ nội dung hữu ích mà họ cần, tích cực đối với họ. Bên cạnh đó, việc cập nhật nội dung thường xuyên sẽ tạo cho khán giả của bạn một thói quen truy cập vào trang cá nhân để theo dõi thông tin.
7. Đồng nhất nội dung trên tất cả social media
Nếu bạn có nhiều tài khoản trên nhiều mạng xã hội khác nhau thì bạn nên đồng nhất nội dung cho mọi mạng xã hội. Khi thiết lập một hồ sơ cá nhân nhất quán, bạn sẽ dễ củng cố thương hiệu, nhận diện thương hiệu tốt hơn để mọi người dễ dàng tìm kiếm.
8. Sử dụng LinkedIn
LinkedIn là một nền tảng vừa là mạng xã hội, vừa là nơi để tìm việc làm tốt, tạo cho mình một tài khoản trên nền tảng này sẽ giúp cho nhiều người biết đến bạn hơn, đặc biệt là những nhà tuyển dụng lớn. Tăng cơ hội phát triển sự nghiệp.
9. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp
Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, nếu bạn làm tốt, bạn có thể phát triển chỉ sau vài giây và ngược lại, sự nghiệp bạn sẽ tan tành, đặc biệt khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên đây, từng nội dung, hành động, cử chỉ đều phải thể hiện những điều tốt đẹp và tích cực.
• Tôn trọng mọi người: Không nên công kích ai trên mạng xã hội, hãy thể hiện những điều tích cực.
• Đừng nói xấu người khác trên mạng xã hội: Điều này chỉ làm bạn trở nên xấu xí trong mắt mọi người, thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của mình. Không ai thích nổi một người ngồi lê đôi mách, nói xấu sau lưng.
• Hạn chế đề cập đến những vấn đề như chính trị, tôn giáo, trừ khi bạn là một chuyên gia về chính trị, tôn giáo, còn không hãy tránh tuyệt đối những vấn đề này, vì đây là vấn đề nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ do sự bất đồng ý kiến, bất đồng quan điểm.
lựa chọn nội dung và ngôn ngữ phù hợp
10. Tạo sự nhất quán trong nội dung, lời nói, hành động trên mạng xã hội
Nói mà không làm là điều tối kỵ, những gì bạn phát ngôn trên mạng xã hội phải cân nhắc có thực hiện được hay không. Đảm bảo tính đồng nhất trong đời sống hằng ngày, tăng uy tín và sự tin cậy.
11. Cập nhật thông tin trên mạng xã hội cách chính xác, trung thực
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra, hãy trung thành với những người yêu quý bạn, ngoài đời mình là ai thì trên mạng hãy là người đó. Nếu cứ cố chấp mang chiếc mặt nạ trên mạng thì bạn cũng sẽ luôn sống trong cảm giác lo sợ, không thoải mái, những gì bạn làm cũng kém sự tự nhiên. Chưa kể đến hậu quả để lại nếu bị phát hiện thì những gì bạn xây dựng sẽ mất hết, tương lai cũng khó làm lại.
12. Chọn ảnh đại diện phù hợp
Ảnh đại diện phù hợp cũng là cách để tăng sự thu hút, nhận diện lôi kéo khán giả bấm vô trang cá nhân bạn.
Dựa vào định hướng bản thân mà chọn hình ảnh thật chuyên nghiệp, với hình ảnh năng động, quyến rũ, hay thanh lịch, quyền lực,…
13. Bảo vệ bản thân bằng cách thiết lập quyền riêng tư
Thiết lập quyền riêng tư bằng cách giới hạn đối tượng với những bài đăng mang tính cá nhân. Hoặc để bảo vệ bản thân, gia đình bạn có thể sử dụng tài khoản khác dành cho những việc riêng tư.
14. Kết nối trong nhóm cộng đồng thuộc lĩnh vực bạn theo đuổi
Hội nhóm luôn là một nơi tốt để xây dựng thương hiệu, tìm kiếm người hâm mộ,… Hãy đóng góp và chia sẻ kiến thức bổ ích, với nội dung hay, chất lượng thì bạn có thể thu hút được lượng khán giả đông đảo, họ sẽ theo dõi bạn để tiện cho việc cập nhật nội dung mới.
kết nối trong các nhóm
Xem thêm: Social media marketing là gì?
CÁCH XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG TRÊN SOCIAL MEDIA
1. Tìm kiếm người hỗ trợ xử lý khủng hoảng
Khi gặp khủng hoảng truyền thông bạn cần có những thành viên hỗ trợ xử lý khủng hoảng, mỗi người sẽ có nhiệm vụ, đảm nhận những vai trò cụ thể.
2. Dự đoán câu hỏi thường gặp
Trong cuộc khủng hoảng bạn cần giải quyết được những câu hỏi giới truyền thông đặt ra, vì vậy đội ngũ xử lý khủng hoảng truyền thông cần dự đoán được những câu hỏi này trước để có thể xử lý. Cách tốt nhất hãy có những nền tảng tương tác trực tiếp với người dùng để có những câu hỏi khách quan, thực tế hơn.
3. Xây dựng kịch bản xử lý khủng hoảng
Hãy dựa trên những tình huống đã xảy ra, những bài học thực tế để xây dựng kịch bản truyền thông cho mình, những rủi ro có thể gặp phải, hướng giải quyết như thế nào. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này thì việc xây dựng kịch bản sẽ giúp bạn có thời gian để nghiên cứu và đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
4. Chọn người đại diện phát ngôn
Người đại diện phát ngôn là người nắm giữ vai trò rất quan trọng, có thể là bạn hoặc một người nào đó khác. Những lời nói ra trong giai đoạn khủng hoảng cần chuẩn chỉnh đến từng chi tiết, có khả năng kiểm soát và điều phối nguồn thông tin mọi lúc.
chọn người đại diện xử lý khủng hoảng
5. Thiết lập hệ thống cảnh báo và giám sát
Đây là việc làm cần thiết để phòng ngừa khủng hoảng, đây là những thiết bị giám sát truyền thông, với thiết kế đặc biệt, thường xuyên cập nhật những phản hồi của người khác, thông báo để bạn phát hiện, xử lý kịp thời.
6. Điều chỉnh chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông sẽ được điều chỉnh tùy theo những khủng hoảng khác nhau, cần xác định một số vấn đề dưới đây để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp:
• Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng là gì?
• Từ nội bộ hay yếu tố bên ngoài?
• Ai là người cận nhận được thông tin đính chính? (Mọi người trên mạng xã hội hay giới truyền thông báo chí)
KẾT LUẬN
Dù bạn có là ai đi chăng nữa thì khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội cũng cần có đủ kiến thức, biết cách xử lý khủng hoảng truyền thông mới có thể phát triển bền vững. Liên hệ Chuyên gia marketing nếu cần sự giúp đỡ.