Kiến thức cở bản về Trade Marketing

Trade Marketing là gì? Trade Marketing là chiếc cầu giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng lại gần với nhau hơn. Trade Marketing có một sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, bền bỉ và là vũ khí sắc bén giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ. Để hiểu hơn về Trade MKT hãy đọc ngay bài viết này.

Trade Marketing là gì

Trade Marketing là gì

Nội Dung Chính [Ẩn]

Trade marketing là gì?

Vai trò của trade marketing

Phân biệt trade marketing và brand marketing

Đối tượng của trade marketing Strategies
Những yếu tố cần có của trade Marketers

Marketer cần làm những công việc gì?

1. Customer Development

2. Category Development

3. Shopper Engagement

4. Company Engament

TRADE MARKETING LÀ GÌ?
Trade Marketing là gì? Trade Marketing còn được gọi là Marketing tại điểm bán, được hiểu là trung gian giữa Sale và bộ phận Marketing. Trade MKT bao gồm các chuỗi hoạt động, tổ chức các ngành hàng, kênh phân phối và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Trade Marketing thông qua thấu hiểu của người mua hàng và khách hàng của công ty mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và những khách hàng trọng điểm.

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ tư vấn marketing chuyên nghiệp

2. Chuyên gia marketing online

3. Dịch vụ Business coaching là gì

Trade Marketing là gì

Tổng quan về Trade Marketing

VAI TRÒ CỦA TRADE MARKETING
Trade Marketing ngày càng đóng một vai trò quan trọng hiện nay. Theo như thống kê, 75% khách hàng quyết định mua hàng tại điểm bán. Marketing Trade giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Từ đó thu thập ý kiến về sản phẩm thấu hiểu được tâm lý khách hàng hơn, không ngừng cải tiến sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng.

Trade MKT hướng đến đúng đối tượng mục tiêu đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm hơn. Mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp hơn. Đồng thời, Marketing Trade giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ đào tạo marketing inhouse

Trade Marketing thấu hiểu được khách hàng hơn

Trade MKT giúp thấu hiểu khách hàng

PHÂN BIỆT TRADE MARKETING VÀ BRAND MARKETING
Để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hơn, đơn vị cần phân biệt rõ ràng giữa Trade Marketing và Brand Marketing.

• Giống nhau
Cả Trade Marketing và Brand Marketing đều có mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho công ty. Đồng thời, xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

• Khác nhau
Trade Marketing tập trung thực hiện những hoạt động liên quan đến Shoppers ( người mua hàng) như khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, trưng bày,..thúc đẩy hành vi mua hàng một cách nhanh chóng. Hay nói cách khác, Trade Marketing bao gồm những công việc giúp cho nhãn hàng của bạn chiến thắng tại các điểm bán.

Brand Marketing bao gồm nhiều hoạt động tập trung vào người tiêu dùng như consumers như quảng cáo, tổ chức sự kiện, PR, Digital Marketing,…Hay nói một cách khác, Brand Marketing sẽ thực hiện các chiến lược đánh vào và chiếm lấy tâm trí của người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất

Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing

Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing

ĐỐI TƯỢNG CỦA TRADE MARKETING STRATEGIES
Những đối tượng chính của Trade Marketing là ai? Để hiểu được điều đó, bạn phải nắm được những khái niệm về người tiêu dùng, người mua hàng, khách hàng của công ty. Đối tượng chính của Brand Marketing chính là Customer thì đối tượng chính mà Marketing Trade hướng đến chính là Shoppers và các đối tác lớn nhỏ khách trong hệ thống phân phối.

Tương tác giữa công ty và khách hàng được xem là Customer Marketing ( bao gồm những hoạt động thúc đẩy mua hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá, thi đua bán hàng,…). Bên cạnh đó, các hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng là Shopper Marketing ( nhằm thúc đẩy mua hàng trong cửa hàng trưng bày, hoạt náo,…)

Vì vậy, Trade MKT đảm bảo hai nhiệm vụ chính là Customer Marketing và Shopper Marketing.

Xem thêm:

1. Dịch vụ marketing tổng thể

2. Chiến lược marketing tổng thể

NHỮNG YẾU TỐ CẦN CÓ CỦA TRADE MARKETERS
Trade Marketing là gì? Một người làm Marketing Trade cần có những tố chất gì? Để làm tốt nhiệm vụ của một Marketing Trade bạn cần có những kỹ năng và tố chất như sau:

1.Tư duy về khu vực mua hàng nhạy bén
Phải chọn được điểm bán thông minh để bạn có thể dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng. Có tư duy về khu vực mua hàng, tạo ưu thế cạnh tranh so với đối thủ và nâng cao lợi nhuận, doanh số cho doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quyết định được sự thành công của doanh nghiệp.

2. Nhạy bén với người bán, thấu hiểu người mua
Để thực hiện chiến dịch Trade Marketing thành công, doanh nghiệp không chỉ kích cầu người tiêu dùng mà còn phải tiếp cận với người bán, chủ cửa hàng để giành được chỗ bán có lợi thế cạnh tranh nhất. Đồng thời doanh nghiệp phải hiểu rõ và nắm bắt được nhu cầu của người mua.

3. Đôi mắt quan sát sắc bén
Yêu cầu doanh nghiệp khi triển khai thực hiện Trade Marketing phải có một đôi mắt quan sát sắc bén, quan sát được hành vi và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng. Một đôi mắt tinh tế giúp bạn nhìn nhận và đánh giá nhanh chóng thói quen của người mua sắm cũng như những yếu tố thu hút được người tiêu dùng. Đôi mắt biết quan sát chính là vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp tấn công trên mọi mặt trận bán lẻ.

Tham khảo: Dịch vụ Business Coaching

MARKETER CẦN LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Trade Marketing đã trở nên khá quen tai với rất nhiều người rồi đúng không? Vậy Trade Marketing là làm gì? Dưới đây là bảng mô tả công việc Trade Marketing mà bạn nên tìm hiểu để có thể tìm được một cơ hội nghề nghiệp cho chính mình.

1. Customer Development
Customer Development chủ yếu xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối trong Trade Marketing. Bao gồm các hoạt động mở rộng mạng lưới phân phối của công công ty, thông qua xây dựng hệ thống phân phối qua ở nhiều khu vực như thành thị, nông thôn, hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp không nên bỏ qua các kênh phân phối Online như các sàn thương mại điện tử như tiki, lazada, shopee,…

Trade Marketing là làm gì

Trade Marketing bao gồm phát triển kênh phân phối

• Chiết khấu thương mại
Doanh nghiệp có chính sách khuyến mãi hấp dẫn để tạo động lực thúc đẩy các nhà phân phối để mua hàng và tích cực phân phối sản phẩm của công ty rộng rãi hơn nữa.

• Chương trình cho khách hàng trung thành
Bao gồm những hoạt động tạo động lực cho các nhà phân phối nhập hàng của công ty nhiều hơn như những chương trình khuyến mãi quà tặng, khuyến mãi trả thưởng cuối năm,…

• Xây dựng mối quan hệ giữa các nhà phân phối
Để chiến dịch phân phối trong Trade MKT hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần phải có sự công bằng cho các nhà phân phối. Tạo ra các sự kiện, hội nghị, các buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các nhà phân phối. Đồng thời phải có những lời động viên, khen thưởng tạo nên động lực cho các nhà phân phối.

2. Category Development
Nhiệm vụ khác của một Marketer đó chính là phát triển ngành hàng của doanh nghiệp thêm vững mạnh hơn. Để phát triển được chiến dịch đó, các Marketer nên nắm rõ những chiến lược sau để áp dụng một cách hiệu quả như: chiến lược bao phủ và thâm nhập, chiến lược danh mục sản phẩm, chiến lược bao bì, chiến lược kích cỡ sản phẩm,…

Khi sử dụng thành thạo và linh hoạt được những chiến dịch này giúp doanh nghiệp tạo được độ phủ sóng rộng rãi trên các mặt trận, thâm nhập sản phẩm hàng hóa vào nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại,…đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của khách hàng.

3. Shopper Engagement
Công việc của Trade Marketing là làm gì? Công việc của Marketing Trade bao gồm Shopper Engagement. Shopper Engagement bao gồm những hoạt động kích thích bên trong cửa hàng nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng của các shopper thông qua:

• Khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi kích thích hành vi mua như dùng mẫu thử miễn phí, tặng quà, giảm giá, tặng phiếu mua hàng, các chương trình trúng thưởng,…

• Trưng bày hàng hóa
Là cách trưng bày danh mục sản phẩm với các nhãn hàng một cách hợp lý và logic nhất khách hàng có thể nhìn thấy dễ hơn và thúc đẩy hành vi mua.

Trade Marketing bao gồm trưng bày hàng hóa

Trade Marketing bao gồm trưng bày hàng hóa

• Trưng bày Point of Sale Material (POSM)
POSM chủ yếu gây sự chú ý và xây dựng thương hiệu đến với khách hàng. Ví dụ như billboard, bảng hiệu, kệ trưng bày, hộp trưng bày, hay đồng phục của promotion girl,…

• Kích hoạt tại điểm bán
Bao gồm bán hàng cá nhân, hoạt náo,…nhằm lôi kéo khách mua hàng. Những hoạt động này thường diễn ra ở trung tâm thương mại, trường học, nơi có sự hiện diện của người tiêu dùng và sản phẩm.

4. Company Engagement
Trade Marketing bao gồm các gồm công việc tiếp cận, tương tác với đội ngũ Sale thúc đẩy quá trình bán hàng, gia tăng doanh số,…Bao gồm những công việc cụ thể như sau:

• Dự báo, đặt mục tiêu
Xác định mục tiêu về doanh thu, doanh số cho các sản phẩm, ngành hàng cho các đội ngũ Sale và có KPI cho nhân viên Sale.

• Đào tạo đội ngũ Sale
Sale là người tiếp cận trực tiếp đối với khách hàng nên doanh nghiệp cần đầu tư training cho đội ngũ Sale có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp.

Cuộc thi về trưng bày sản phẩm: Nhằm tạo ra sân chơi, khai thác ý tưởng sáng tạo của nhân viên Sale nhằm mang lại hiệu quả và nhiều chiến lược trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cần phải có khen thưởng và phê bình cho đội ngũ Sale để cho quá trình làm việc của nhân viên ngày càng tốt hơn và đem lại hiệu quả như mong muốn cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trade Marketing là gì? Trade Marketing là “tai mắt” là “vũ khí” là công cụ quan trọng giúp nuôi dưỡng sự phát triển của quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm.Trade Marketing tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai. Hy vọng bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin bổ ích cho bạn.

Đánh giá post