Lời khuyên của chuyên gia khi thiết kế website

Bạn cần tư vấn thiết kế website để chuẩn bị xây dựng trang mạng cho công ty hoặc cá nhân mình? Có thể bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, và phải làm những công việc gì. Chưa kể có nhiều thuật ngữ liên quan mà bạn chưa quen…

Nếu vậy thì bạn cần được hướng dẫn một cách tỉ mỉ.

Bài viết này chắc chắn sẽ đem lại những thông tin vô cùng hữu ích cho bạn. Hãy cùng đọc nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Bạn có thực sự cần 1 website không?

Những trường hợp cần website
Bạn không thực sự cần website
Bạn có muốn thuê dịch vụ hay muốn tự thiết kế web?

Tìm dịch vụ thiết kế website thế nào?
Lựa chọn công ty thiết kế website
Những bước bạn phải làm khi thuê thiết kế website

Hiểu nội dung báo giá để thương lượng
Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng
Thương lượng ký kết hợp đồng thiết kế website
Kiểm tra giao diện
Chạy thử bản demo website
Nhận bàn giao

Trước hết tôi sẽ cố gắng tự đặt ra những câu hỏi mà theo kinh nghiệm của tôi, bạn sẽ hỏi và tìm câu trả lời. Bắt đầu từ những vấn đề nhỏ nhất.

Bạn có thực sự cần 1 website không?

Ô, thực ra thì bạn mới biết chứ sao tôi trả lời được.

Nhưng kinh nghiệm làm việc với nhiều khách hàng tiềm năng giúp tôi nhận biết được rõ hơn nhu cầu thực sự của họ. Vấn đề đầu tiên là liệu họ có cần 1 sản phẩm website không. Nó có giải quyết được vấn đề gì, hay đem lại lợi ích gì thiết thực hay không.

Đó chính là mấu chốt.

Quay trở lại câu hỏi trên của bạn. Hãy xem xét bối cảnh thực tế mà bạn đặt ra câu hỏi nhé. Tôi lại dựa vào kinh nghiệm và việc ước đoán. Để cho dễ thì tôi chia thành 2 khả năng chính: cần và không cần thiết kế web.

Trước khi vào chi tiết, bạn có thể muốn tìm hiểu trước những khái niệm, nội dung cơ bản hơn, nếu muốn:

Website là gì?
Thiết kế website là gì?
Những trường hợp cần website
Công ty bạn chưa có website, và đang tìm thêm kênh marketing và hỗ trợ bán hàng => Trường hợp này bạn cần website, và những kênh vệ tinh như mạng xã hội, email… để tăng cường marketing online.
Website công ty bạn xây dựng đã lâu và giờ đã lạc hậu về giao diện, công nghệ thiết kế… nên không đáp ứng được nhu cầu quảng bá, marketing, bán hàng. Trong trường hợp này, bạn có thể chưa cần ngay web mới, nếu chưa có phương án và ngân sách làm marketing trên website. Vì vậy có thể tạm dùng web cũ cũng được. Nhưng nếu bạn cần đẩy mạnh bán hàng qua web, thì rõ ràng bạn cần thuê thiết kế website mới. Rồi tiếp sau đó, cần áp dụng (hoặc thuê làm) các nghiệp vụ tối ưu hóa website (gọi là SEO). Khi đó, trang web mới có cơ hội lên trang đầu kết quả tìm kiếm, và giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng, và xa hơn là tăng doanh thu và lợi nhuận.
Cá nhân bạn muốn làm 1 website cho riêng mình (web cá nhân) hoặc cho việc kinh doanh riêng của cá nhân hay gia đình. Khi đó, nhu cầu cũng gần giống như trường hợp đầu tiên. Website sẽ là một kênh giúp bạn đạt mục tiêu trên môi trường trực tuyến, dù đó là mục tiêu quảng bá thương hiệu cá nhân, hay thu hút khách hàng cho cửa hàng của gia đình.

Điểm mấu chốt của trường hợp này là bạn nhận biết được nhu cầu của mình, và những gì website có thể giúp bạn đạt mục tiêu.

Nhưng cũng có thể, bạn không vào những ý tôi nêu ở trên. Và như vậy sẽ nằm trong nhóm thứ 2 tiếp theo đây.

Bạn không thực sự cần website

Mặc dù tôi làm dịch vụ cung cấp website cho đối tác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng trong thực tế nhiều cá nhân hay doanh nghiệp không (hoặc chưa) thực sự cần website lắm. Đúng ra thì có cũng được, nhưng chưa có cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều.

Nếu bạn nằm trong những trường hợp dưới đây thì rất tiếc cho tôi, vì chúng ta chưa thể có cơ hội hợp tác.

Bạn không có mục đích cụ thể mà chỉ muốn làm website cho vui. Nếu chỉ để giải trí hay học hỏi, thì câu chuyện hoàn toàn khác với làm kinh doanh. Thiết kế website đòi hỏi chi phí và thời gian, dù bạn tự làm hay thuê ngoài. Do đó, nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn nên tạm hoãn kế hoạch làm web lại.
Công ty bạn mới thành lập, là doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, rất cần tiết giảm chi phí trong giai đoạn đầu, mà công việc lại không liên quan nhiều đến internet. Như vậy, bạn có thể tạm hoãn thiết kế web trong giai đoạn đầu.
Bạn đã có website giao diện và chức năng khá ổn, nhưng nó không đem lại hiệu quả gì đáng kể. Nó chỉ đóng vai trò như 1 tấm danh thiếp, khi cần có thể giới thiệu đến bạn bè hay đối tác về công việc kinh doanh của mình qua website. Nhưng nó chẳng đem lại khách hàng, hay doanh thu lợi nhuận, dù bạn rất muốn điều đó. Khi đó, bạn cần tối ưu hóa và làm nhiều nội dung hữu ích hơn để đẩy mạnh marketing, chứ không phải là thiết kế website mới.

Mặc dù liệt kê như trên, nhưng thực lòng mà nói: khi bạn đọc bài viết này, tôi đoán rằng bạn nằm trong nhóm trên: bạn cần 1 website, cần thực sự. Nếu vậy, chúng ta sang phần tiếp nhé.

Bạn có muốn thuê dịch vụ hay muốn tự thiết kế web?

Nếu có thể tự thiết kế, thì chắc bạn không cần tôi tư vấn làm gì. Khả năng là bạn muốn tự học để rồi tự thiết kế web.

Wow, khi đó thì lại khác.

Vấn đề lớn nhất là tự học làm website như thế nào. Đó là chủ đề rất lớn, nên tôi xin không nêu tại đây, hy vọng sẽ có dịp chia sẻ trong những bài viết khác.

Còn nếu bạn không tự làm được, thì rõ ràng cần phải thuê người biết làm. Tôi nói tới những công ty thiết kế website chuyên nghiệp, như Carly chẳng hạn.

Có lẽ vấn đề lúc này là làm thế nào để tìm, lựa chọn nhà cung cấp, cách thức phối hợp sao cho hiệu quả mà thôi. Tôi sẽ thảo luận từng vấn đề một nhé.

Tìm dịch vụ thiết kế website thế nào?

Hiện nay, việc tìm một đơn vị hay cá nhân có thể thiết kế website là hoàn toàn không khó. Thậm chí, với trang web đơn giản, bạn có thể người thân hay bạn bè biết lập trình web làm giúp. Họ có thể làm ra một website, mà không tính tiền công (coi như giúp đỡ) hoặc tính rất thấp. Tất nhiên, khi đó bạn cũng không thể đòi hỏi quá nhiều vào chất lượng, vì tiền nào của nấy.

Còn muốn website được thiết kế và lập trình một cách bài bản hơn, bạn cần tìm công ty thiết kế website chuyên nghiệp. Họ có kinh nghiệm để làm ra những sản phẩm mang tính thương mại, nghĩa là bán sản phẩm lấy tiền, nên chất lượng chắc chắn sẽ đảm bảo hơn.

Cách tìm thì cũng khá đơn giản. Tôi xin đưa ra một số gợi ý như sau:

Nhờ người quen giới thiệu. Trường hợp họ đã làm web của đơn vị uy tín nào đó và thấy hài lòng rồi, thì bạn khá yên tâm về sự giới thiệu đó. Hãy liên hệ với đơn vị thiết kế kia để cung cấp thông tin cần thiết và đưa ra yêu cầu báo giá. Căn cứ vào đó, bạn có thể thương lượng tiếp để chọn mức giá và gói website phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Tìm qua website của công ty cùng lĩnh vực mà bạn thấy ưng. Tìm hiểu xem công ty nào thiết kế web đó, rồi liên hệ. Thông thường, một số công ty hay để ở phần chân trang (Footer) tên thương hiệu và đường link đến website của đơn vị thiết kế, kiểu như “website thiết kế bởi Công ty TNHH Abc”. Theo đường link đến Công ty Abc đó, bạn sẽ có thông tin mình cần.
Tìm trên các danh bạ, ví dụ như Trang vàng. Dù hiện nay các trang này ít thông dụng, nhưng vẫn có thể tra cứu trực tuyến.
Tìm trên Google, bằng các cụm từ như “công ty thiết kế website uy tín”, hoặc theo địa danh như “thiết kế website tại Hà Nội”, “thiết kế website tại Hải Phòng”… Nhìn vào website của chính những đơn vị thiết kế đó để có đánh giá bán đầu về sản phẩm website của họ. Sau đó, loại bớt và lựa chọn vài công ty để liên hệ.

Rõ ràng, với công nghệ như hiện nay, việc tìm kiếm nhà cung cấp trong lĩnh vực dịch vụ hoàn toàn không khó. Nhưng để đánh giá và lựa chọn được nhà cung cấp ưng ý mới thực sự là một việc khá gian nan. Bởi thường thì các bên đều tự quảng cáo dịch vụ của mình hay cả. Vậy một việc tiếp phải làm là…

Lựa chọn công ty thiết kế website

Bạn dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá và lựa chọn nhé.

Kinh nghiệm: công ty đó hoặc cá nhân đó đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm website rồi? Có những web nào tiêu biểu, và liên quan đến lĩnh vực của bạn? Đội ngũ của họ lâu năm hay toàn nhân lực trẻ…?
Hồ sơ năng lực: đánh giá qua những dự án mà họ đã thực hiện. Với lĩnh vực thiết kế website, thì chỉ cần vào xem những web họ đã làm, bạn có thể đánh giá được năng lực.
Sản phẩm mẫu: đây chính là sản phẩm web liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của bạn. Thực ra có thể chính là web của đối thủ của bạn. Nhưng không sao, thế nghĩa là họ phù hợp đấy.
Giá thiết kế web: Chi phí rõ ràng là quan trọng, hãy nói nhà cung cấp đưa ra giá thiết kế website trọn gói, để bạn biết tổng chi phí là bao nhiêu thì web chạy được. Cũng nên lưu ý, từ năm tiếp theo bạn vẫn cần mất 1 khoản phí (không lớn) để duy trì tên miền và lưu trữ web trên máy chủ.
Mức độ thiện chí: cái này đánh giá qua thái độ và cách tư vấn của công ty. Nếu họ nhiệt tình và đúng mực (không thái quá) trong việc chào giá dịch vụ, giải đáp thắc mắc, cũng như hướng dẫn những việc cần thiết, thì nghĩa là phù hợp với bạn. Có trường hợp, trang web đơn giản không được công ty thiết kế mặn mà, và nhân viên không nhiệt tình phục vụ. Đó là tín hiệu cho thấy bạn nên chọn công ty khác.

Và còn những tiêu chí khác nữa. Tựu chung cũng giống như việc đánh giá lựa chọn 1 nhà cung cấp dịch vụ như trong các lĩnh vực khác. Bạn cần tương tác nhiều và dùng trực quan của mình để đánh giá.

Trong quá trình “chấm điểm” và lựa chọn nhà cung cấp, bạn cần biết những gì mình phải làm để phối hợp…

Những bước bạn phải làm khi thuê thiết kế website

Sau khi tìm được một vài nhà cung cấp như phần trên, bạn cần làm một số bước cụ thể.

Hiểu nội dung báo giá để thương lượng

Khách hàng thường quan tâm đến tổng chi phí mình phải bỏ ra để có 1 website hoạt động được bình thường. Nhưng trong báo giá, nhà cung cấp thường chi tiết các hạng mục, để làm rõ hơn, và cũng để phân biệt một số chi phí tính theo năm (gia hạn theo năm).

Cụ thể, bạn sẽ thấy báo giá gồm những hạng mục chính kiểu như thế này (số liệu tượng trưng):

Phí thiết kế: 10 triệu đồng. Đây là những phí liên quan đến thiết kế giao diện, lập trình chức năng, cấu hình tên miền và máy chủ, cài đặt website…
Mua tên miền quốc tế: 300.000 đồng. Phí này thực chất là trả cho công ty quản lý tên miền.
Phí lưu trữ website: 1 triệu đồng/năm. Phí này để “thuê chỗ” đặt website trên máy chủ.
Phí mua chứng chỉ SSL: 250.000 đồng/năm. Chứng chỉ này để web có thể dùng giao thức an toàn hơn https thay vì http (xem thêm khái niệm SSL là gì)
Lập trình thêm ngôn ngữ: +2 triệu đồng/ngôn ngữ. Tùy nhu cầu, bạn có thể muốn website có thêm ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung…

Với chi phí như vậy, báo giá thường liệt kê chi tiết những chức năng quan trọng và đặc điểm nổi bật, để bạn có thể đánh giá mức độ phù hợp, cũng như so sánh giá của các nhà cung cấp với nhau.

Lưu ý những tính năng quan trọng trong lĩnh vực của bạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá thiết kế, bởi sẽ phải lập trình nhiều. Chẳng hạn: web du lịch cần module đặt tour, web khách sạn cần tích hợp phần mềm đặt phòng, web bán hàng cần có khu vực đặt hàng và thanh toán… Hãy nêu điều đó với công ty dịch vụ và đề nghị họ báo giá chi tiết, để không bị sót việc hay hiểu nhầm trong báo giá.

Và khi bạn đã hiểu rõ và đầy đủ báo giá, thì việc đưa nội dung đó vào hợp đồng thiết kế website cũng đã được phần lớn những điều khoản quan trọng rồi. Tất nhiên, bạn vẫn phải thương thảo thêm các chi tiết khác nữa, giống như bất kỳ hợp đồng nào khác.

Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng

Bạn cần cho đối tác biết nhu cầu của mình như thế nào, càng rõ ràng chính xác càng tốt. Việc này cần làm từ lúc báo giá, để đối tác tính được chi phí phù hợp với phạm vi công việc. Như vậy cũng tránh được những phát sinh không đáng có.

Khi triển khai công việc cụ thể, bạn cần làm việc chặt chẽ với người phụ trách để trao đổi qua lại. Họ cần lấy đủ những thông tin cần thiết để đảm bảo việc thiết kế sát với yêu cầu của khách hàng. Các công ty thiết kế web thường có sẵn bảng câu hỏi để khách hàng trả lời. Từ đó sẽ xác định rõ nhu cầu phải đáp ứng.

Dưới đây là một số câu hỏi mà Carly chúng tôi nêu trong bản câu hỏi khảo sát nhu cầu khách hàng của mình. Bạn có thể tham khảo và trả lời nhé:

Bạn đã có website chưa? Nếu có, thì còn hoạt động không, tên miền là gì, tại sao lại cần làm website mới?
Vui lòng giới thiệu đôi nét về công ty bạn, và khác biệt với đối thủ (nếu có)
Sản phẩm dịch vụ cụ thể của bạn là gì?
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Bạn có logo để đưa lên web chưa? Bạn muốn tông màu chủ đạo là màu gì?
v.v…
Thương lượng ký kết hợp đồng thiết kế website

Sau khi đã thống nhất báo giá, bạn chính thức lựa chọn 1 nhà cung cấp. Bên đó sẽ soạn thảo và gửi cho bạn 1 bản dự thảo hợp đồng dịch vụ, dựa trên báo giá và những gì 2 bên đã thỏa thuận.

Việc bạn cần làm là đọc kỹ hợp đồng, nhất là những điều khoản quan trọng như:

Giá cả, chức năng và đặc điểm chính (dựa trên báo giá)
Cách thức và thời hạn thanh toán
Thời hạn hoàn thành website
Bảo hành, bảo trì…

Nói chung, bạn có thể áp dụng nguyên tắc như khi ký kết những hợp đồng khác.

Trường hợp, bạn phải báo cáo cấp trên duyệt trước khi ký kết thì cũng phải làm tuần tự qua các bước. Tới chừng nào Sếp bạn đồng ý là được.

>> Tham khảo thêm về Mẫu hợp đồng thiết kế website của Carly

Kiểm tra giao diện

Khi triển khai hợp đồng, thì bước quan trọng đầu tiên là thiết kế giao diện website, từng trang, dưới dạng ảnh. Bạn cần mô tả kỹ hơn ý mình muốn: về màu sắc, kích thước các thành phần (vd: nút lệnh, ảnh).

Quá trình này cần tương tác và cũng mất khá nhiều thời gian. Nhưng quan trọng, bởi nó quyết định diện mạo của website sau này.

Khi đối tác thiết kế xong giao diện, bạn cần xem cẩn thận tỉ mỉ, và ghi chút những chi tiết chưa vừa ý, cần bổ sung chỉnh sửa. Tất nhiên những yêu cầu của bạn cần nằm trong khuôn khổ của hợp đồng đã ký.

Sau khi tương tác qua lại, và giao diện đã được chỉnh sửa hoàn tất, bạn cần xác nhận để chuyển sang bước lập trình trên máy tính.

Cũng có trường hợp 2 bên thống nhất lựa chọn 1 giao diện có sẵn (template). Thường là mất ít phí hơn thiết kế toàn bộ theo yêu cầu. Khi đó chỉ chỉnh sửa 1 ít là phù hợp.

Chạy thử bản demo website

Khi đối tác xong bản demo và chạy thử trên internet, bạn cần dành thời gian để kiểm tra. Việc này nên làm sớm và càng chi tiết càng tốt. Luôn có khoảng cách giữa ý tưởng, mô tả, và sản phẩm thực tế.

Hãy liệt kê tất cả những gì bạn chưa hài lòng (trong phạm vi công việc đã thống nhất). Liệt kê càng chi tiết càng tốt, và báo cho bên thiết kế để họ bổ sung chỉnh sửa.

Về cơ bản thì đối tác sẽ làm theo ý bạn, vì đó là trách nhiệm của họ.

Nhưng sẽ có những chi tiết mà việc bổ sung sửa chữa không khả thi, hoặc tiêu tốn quá nhiều nhân lực và thời gian (kéo theo chi phí). Khi đó, hãy nghe đối tác giải thích cụ thể. Nếu tính năng hoặc đặc điểm đó không thực sự quan trọng, bạn có thể hỗ trợ đối tác và bỏ qua. Nhưng nếu đặc điểm đó quan trọng, bạn cần đề nghị đối tác thực hiện đúng như đã cam kết. Một vài trường hợp (không mong muốn) có thể phát sinh thêm chi phí, và có thể thương lượng bổ sung trong phụ lục.

Nhận bàn giao

Đến bước này là coi như đã xong. Đối tác đã hoàn tất việc xây dựng web cho bạn (hoặc công ty bạn). Giờ phải ký biên bản bàn giao, và tất toán nốt những chi phí còn lại.

Lưu ý kiểm tra việc bảo hành, bảo trì, và nâng cấp website (nếu có) theo hợp đồng đã ký. Nếu phải làm thủ tục gì nữa, thì bạn nên làm nốt, trước khi quyết toán.

Đó là những việc bạn cần làm để có 1 website.

Và đó cũng là những gì mà tôi muốn nói về chủ đề tư vấn thiết kế web.

Nếu bạn thấy hay thì nhớ Like động viên. Và nếu bạn có nhu cầu được tư vấn nhiều hơn, được chính Công ty chúng tôi thiết kế web trọn gói, thì hãy liên hệ ngay số Hotline nhé: 094 456 1874

Hoặc có thể liên hệ với Carly để cung cấp thêm thông tin, và chúng tôi sẽ phản hồi lại ngay.

Cám ơn và mong thông tin từ bạn!

Đánh giá post